Kỹ Thuật Cơ Bản Cần Chú ý Khi Lái Xe ôtô (phần 2)
Có thể bạn quan tâm
Contents
- 1 Kỹ thuật cơ bản cần chú ý khi lái xe ôtô (phần 2)
- 1.1 1. Phương pháp đạp bàn đạp ly hợp (chân côn)
- 1.2 2. Phương pháp nhả bàn đạp ly hợp (chân côn)
- 1.3 3. Điều khiển cần số
- 1.4 Phương pháp điều khiển cần số
– Phần 2 sẽ hướng dẫn các bạn phương pháp đạp nhả bàn đạp ly hợp (chân côn), vị trí cần số và phương pháp điều khiển cần số của hộp số cơ khí.
1. Phương pháp đạp bàn đạp ly hợp (chân côn)
Khi đạp bàn đạp ly hợp thì sự truyền động lực từ động cơ đến hệ thống truyền lực bị ngắt. Đạp bàn đạp ly hợp (cắt ly hợp) được dùng khi xuất phát, khi chuyển số, khi phanh. Khi đạp bàn đạp ly hợp 2 tay nắm vành vô lăng lái, người lái xe ngồi mắt nhìn thẳng phía trước, dùng mũi bàn chân trái đạp mạnh bàn đạp xuống sát sàn xe (gót chân không dính vào sàn xe). Lúc này sự truyền động lực từ động cơ đến hộp số đã bị ngắt. Yêu cầu đạp bàn đạp ly hợp phải dứt khoát. Chú ý: Quá trình đạp bàn đạp ly hợp thường được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn đạp hết hành trình tự do giai đoạn đạp hết 1 nửa hành trình giai đoạn đạp hết hành trình.
2. Phương pháp nhả bàn đạp ly hợp (chân côn)
Nhả bàn đạp ly hợp là để nối chuyển động từ động cơ đến hệ thống truyền lực. Để động cơ không bị tắt đột ngột, xe ôtô chuyển động không bị rung giật, khi nhả bàn đạp ly hợp cần thực hiện theo trình tự sau: Khoảng 2/3 hành trình đầu nhả nhanh cho đĩa ma sát của ly hợp tiếp giáp với bánh đà Khoảng 1/3 hành trình sau nhả từ từ, để tăng dần mô men quay truyền từ động cơ đến hệ thống truyền lực. Chú ý: Trong quá trình học lái xe ôtô, khi nhả hết bàn đạp ly hợp phải đặt chân xuống sàn xe, không nên thường xuyên đặt chân lên bàn đạp để tránh hiện tượng trượt ly hợp.
Xem thêm khóa học lái xe b2 uy tín tại TP.HCM
3. Điều khiển cần số
Vị trí số của một số loại xe ô tô Các loại xe ôtô khác nhau thường có vị trí số khác nhau. Vị trí các số được ghi trên núm cần số. Khi lái loại xe nào cần phải tìm hiểu kỹ vị trí số của loại xe đó. Vị trí số của một số loại xe ôtô được trình bày ở (hình 2-34)
Phương pháp điều khiển cần số
Khi điều khiển cần số khi học lái xe ô tô sẽ làm thay đổi sự ăn khớp giữa các bánh răng trong hộp số, làm thay đổi sức kéo và tốc độ chuyển động của xe ô tô. Để chuyển số người lái xe đặt lòng bàn tay phải vào núm cần số, dùng lực của cánh tay đưa cần số từ số đang hoạt động về số “0”, rồi từ đó đưa cần số vào vị trí số phù hợp. Trước khi vào số lùi (R) phải thực hiện thêm thao tác phụ để mở khóa hãm. Chú ý: Khi đổi số có thể đạp ly hợp 2 lần, đạp lần đầu để đưa cần số về số “0”, đạp lần 2 để đưa cần số từ số “0” vào cửa số cần sử dụng (nhưng chú ý phải đạp liền kề). Yêu cầu: Mắt nhìn thẳng. Thao tác nhanh, dứt khoát, khi xong đưa tay về nắm vào vành vô lăng lái. Dưới đây trình bày các thao tác chuyển số của hộp số có 5 số tiến và 1 số lùi.
Từ số “0” sang số “1”: số “0” – không có bánh răng nào ăn khớp, xe ôtô không chuyển động. Số “1” – lực kéo lớn nhất nhưng tốc độ chậm nhất. Số “1” được dùng khi bắt đầu xuất phát hoặc khi leo dốc cao. Để chuyển từ số “0” sang số “1”, người lái xe kéo nhẹ cần số về phía của số “1” rồi đẩy vào số “1” (hình 2.36-1). Từ số “1” sang số “2”: số “2” – so với số “1” lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn. Để chuyển từ số “1” sang số “2”, người lái xe kéo nhẹ cần về số “0” sau đó đẩy vào số “2” (hình 2.36.2). Từ số “2” chuyển sang số “3”: số “3” so với số “2” lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn. Để chuyển từ số “2” sang số “3” người lái xe đẩy cần số về số “0”, sau đó đẩy vào số “3” (hình 2.36-3) Từ số “3” chuyển sang số “4”: số “4” so với số “3” lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn. Để chuyển từ số “3” sang số “4” người lái xe đẩy cần số về số “0”, sau đó đẩy vào số “4” (hình 2.36-4) Từ số “4” sang số “5”: số “5” – so với số “4” lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn. Để chuyển từ số “4” sang số “5”, người lái xe kéo cần số về số “0”, sau đó đẩy nhẹ sang cửa số “5” (hình 2.36-5). Vào số lùi: số lùi dùng khi lùi xe. Để vào số lùi, từ vị trí số “0” người lái xe kéo cần số về phía cửa số lùi, sau đó đẩy vào số lùi (2.36-6).
Đăng Khôi ( theo hoclaixe)
Mời Bạn đánh giáTừ khóa » Cách Sử Dụng Bàn đạp Ly Hợp
-
Bàn đạp Ly Hợp: Nguyên Lí Hoạt động, Dấu Hiệu Hư Hỏng Và Cách ...
-
Phương Pháp đạp Và Nhả Bàn đạp Ly Hợp (Chân Côn)
-
Bộ Ly Hợp ô Tô - Nguyên Lý Hoạt động Và Những điều Cần Biết
-
Ly Hợp Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Ly Hợp ô Tô
-
Ly Hợp | OTO-HUI - Mạng Xã Hội Chuyên Ngành Ô Tô
-
Ly Hợp ô Tô | OTO-HUI
-
Nguyên Lý Hoạt động Của Bộ Ly Hợp ô Tô - Xe Và Thể Thao
-
Cách Chạy Xe ô Tô Số Sàn đúng Cách êm ái, Không Bị Giật
-
Hướng Dẫn đặt Và đạp Chân Côn Trên Xe Số Sàn Cho Lái Mới
-
HỆ THỐNG LY HỢP (SỐ SÀN) TRÊN Ô TÔ (SERVICE)
-
Hướng Dẫn Cơ Bản Tự Học Lái Xe Số Sàn
-
Ly Hợp ô Tô Là Gì? Cấu Tạo, Phân Loại Và Nguyên Lý Hoạt động Chi Tiết
-
Nguyên Lý Hoạt động Của Bộ Ly Hợp
-
Cách Sử Dụng Chân ( Côn - Ga ) Như Thế Nào Là đúng ? - Thầy Tâm