Kỹ Thuật Cứu Ngải | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương

Cứu là dùng sức nóng tác động lên huyệt để kích thích tạo nên phản ứng của cơ thể để phòng và điều trị bệnh. Cứu thường dùng lá ngải cứu khô chế thành ngải nhung rồi làm mồi ngải hay điếu ngải để cứu. Cứu bao gồm cứu trực tiếp, cứu gián tiếp. Cứu gián tiếp bao gồm cứu cách gừng có tác dụng ôn trung tán hàn, cứu cách tỏi có tác dụng tiêu viêm trừ độc, cứu cách muối có tác dụng hồi dương cố thoát...

Mục đích kỹ thuật

- Giảm đau, giãn cơ

- Điều trị các bệnh lý thể hàn

Chỉ định điều trị

- Đau và co cơ do lạnh (vẹo cổ cấp, đau lưng cấp do lạnh), đau do ảnh hưởng của bệnh lý thoái hoá khớp, thoái hoá cột sống…

- Liệt dây thần kinh VII ngoại vi do lạnh, liệt nửa người thể hàn, liệt các chi thể hàn

- Cảm cúm thể hàn (cảm lạnh, cảm thường, ngoại cảm phong hàn)

- Nam giới di tinh, liệt dương, phụ nữ rối loạn kinh nguyệt thể hàn; đái dầm thể hàn

- Nấc, rối loạn tiêu hoá thể hàn

Chống chỉ định

Đau thần kinh tọa kèm theo nhiễm trùng tại chỗ.

Thủ thuật cứu

- Chế mồi ngải, điếu ngải Dùng 3 đầu ngón tay 1,2,3 lấy một ít ngải nhung để lên một miếng ván nhỏ, nhún và ấn nhẹ xuống để tạo thành hình tháp, nhỏ bằng hạt ngô hoặc cuốn ngải thành điếu như cuộn thuốc lá vỏ ngoài bằng giấy bản.

- Khi đốt đặt mồi ngải lên miếng gừng, châm đầu que diêm lên đỉnh mồi ngải, thổi cho tắt lửa rồi đặt lên vùng huyệt định cứu. Nếu nóng có thể lót thêm miếng gừng khác

- Khi cháy hết mồi ngải gạt tàn vào khay, làm lại mồi ngải trên miếng gừng khác như trên.

- Hoặc đốt điếu ngải, hơ sát da vùng huyệt, khi bệnh nhân nóng thì nhấc ra xa rồi lại đưa lại gần, tiếp tục như trên.

Liệu trình điều trị

- Thời gian mỗi huyệt cứu 3 mồi x 5 phút/một mồi = 15 phút

- Mức độ nóng Bệnh nhân thấy nóng vừa phải vùng huyệt cứu, nếu nóng nhiều có thể lót thêm miếng gừng nữa.

- Cứu một ngày 1 đến 2 lần, một liệu trình điều trị từ 10-15 lần, có thể tiến hành 2- 3 liệu trình liên tục.

Theo dõi và xử trí tai biến

Theo dõi và xử trí tai biến

Theo dõi

Theo dõi tại chỗ và toàn thân.

Xử trí tai biến

+ Bỏng trên những bệnh nhân thể hàn bị giảm hoặc mất cảm giác nông (đau và nóng - lạnh) dễ bị bỏng. Thường bỏng độ I, dùng thuốc mỡ vaseline bôi và băng lại, tránh nhiễm trùng.

+ Cháy người già hoặc trẻ em giẫy giụa hoặc vô tình làm đổ mồi ngải gây cháy, nên không được cứu nhiều huyệt một lúc và không được rời bệnh nhân để làm việc khác khi cứu.

Xem thêm: Châm cứu là gì

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

Từ khóa » điếu Ngải độ Là Gì