Kỹ Thuật đục Và Khâu Da Chuẩn - Da Thật Và Dụng Cụ Làm Da Hà Nội

Đục da và khâu da là 2 kỹ thuật cơ bản rất quan trọng trong làm đồ da thủ công. Ở bài viết này Da tấm sẽ giới thiệu với các bạn về bộ đục da và hướng dẫn những thao tác để đục và khâu da với kỹ thuật chuẩn nhất giúp các bạn nắm được kỹ năng để có thể tự làm cho mình những món đồ da thật handmade.

Tự học làm đồ da thật handmade từ kỹ thuật đục và khâu da.

Video hướng dẫn đục và khâu chỉ xiên chéo 2 mặt đúng kỹ thuật – Seri video và bài viết hướng dẫn làm đồ da thật handmade tại nhà của Da tấm.

Về đục may da:

Có các loại đục da cơ bản và phổ thông nhất như sau.

Đục trám: Đặc trưng hình trám với các mũi đục 1, 2, 4, 6 răng là bộ đục cơ bản và phổ biến nhất với đường đục xiên chéo, các mũi đục hình dạng quả trám giúp dễ xâu kim khâu, hiệu ứng chỉ may xiên chéo.

Đục xiên (Đục xéo): Là bộ đục nâng cao với độ xiên đều thường có các mũi đục 2, 5, 10 răng. Dòng đục này có mũi đục nhỏ xiên đều giấu đường đục tốt, hiệu ứng chỉ xiên chéo đặc trưng.

Đục tròn: Là đục dạng lỗ tròn thưởng sử dụng nhất là đục 1mm mũi đục có khoảng cách 4mm thường có các loại mũi 1, 2, 4, 6 mũi đục. Đường chỉ may hiệu ứng thẳng, dễ may. Có thể sử dụng để đục các đường khâu chữ X trên sản phẩm.

Kỹ thuật đục da: 

Để đục thẳng hàng các bạn phải ke viền sản phẩm trước. Để ke viền có thể sử dụng các dụng cụ ke viền chuyên dụng, compa ke viền hay kẻ đường đục bằng thước để định vị đường đục trước khi thực hiện.

Đục bám sát các đường ke sẽ giúp đường chỉ may được ngay ngắn thẳng hàng. Các mũi đục sau gối lên 1 mũi cuối của lần đục trước để giúp khoảng cách cả đường đục được đều nhau giữa các mũi.

Khâu da:

Kỹ thuật khâu da các bạn quan sát trên clip để hình dung kỹ hơn. Để lấy chỉ đủ cho đường may của mình các bạn ước chừng lấy chiều dài chỉ gấp 5 đường may với đoạn ngắn và gấp 4 đường may với đoạn dài.

Khi may để ý may từ trong lòng may ra, các mũi đục hướng ra ngoài và chếch chéo lên phía trên là đúng kỹ thuật.

Xem thêm: Kỹ thuật sơn cạnh da

Từ khóa » Cách Khâu Da Thủ Công