Kỹ Thuật ép Neo Cọc Bê Tông,cần Hiểu đúng

Ép cọc bê tông là gì? Kỹ thuật ép neo cọc bê tông hiện nay có những điểm nào cần chú ý? Dưới đây là một số điểm cần hiểu đúng về kỹ thuật ép neo cọc bê tông bạn có thể tham khảo!

Ép cọc neo là gì?

Ép cọc neo là phương pháp thi công kỹ thuật ép neo cọc bê tông dùng mũi neo khoan sâu xuống lòng đất để làm đối trọng. Đây là phương pháp ép cọc bằng máy ép thủy lực, về hình thức thì phương pháp ép cọc neo khá giống với ép cọc tải sắt. Theo đó, mỗi mũi khoan neo có chiều dài là 1.5m, đường kính 35cm. Độ dày của cánh neo có thể lên tới 15mm.

Tại các khu vực quận 12, quận 7, Nhà Bè thuộc khu vực TP. HCM là những vùng đất yếu cần sử dụng kỹ thuật ép neo cọc bê tông. Máy ép neo có thể khoan neo xuống 15 - 25 mét neo và độ sâu cọc ép bằng phương pháp ép neo ở nơi đó có thể lên tới 25 - 40 mét. Riêng những khu đất cứng nhiều sỏi đá, bạn có thể khoan từ 1 - 3 đoạn neo là có thể đạt lực ép Pmax = 45 - 50 tấn/cọc. Tuy vậy, những khu đó thì độ sâu của cọc ép cũng chỉ vài mét là đã đạt được lực ép mong muốn. Điều này rất có lợi cho chủ đầu tư vì số m cọc bỏ ra cũng như nguồn nhân công không cần nhiều.

Kỹ thuật ép neo cọc bê tôngKỹ thật ép neo cọc bê tông

Kỹ thuật ép neo cọc bê tông của Anacons

Bơm thủy lực chỉ tạo lưu lượng dầu chứ không tạo áp suất trong quá trình ép neo.

Theo kinh nghiệm của Anacons, trong kỹ thuật ép neo cọc bê tông bản thân bơm không hề tạo ra áp suất mà nó chỉ sinh ra lưu lượng. Có thể hiểu đơn giản, từ sự cản trở của lưu lượng này phải chịu sẽ sinh ra áp suất. Mặt khác, sự cản trở lưu lượng sinh ra nhờ các cụm công tác (xy lanh – motor) là công có ích, các đường ống, cụm valve, ma sát… là công vô ích. Bởi vậy, áp suất của bơm sẽ tùy thuộc hoàn toàn vào tải mà không phụ thuộc vào kích cỡ cũng như chế độ làm việc của bơm.

Dòng chảy của dầu

Trong kỹ thuật ép neo cọc bê tông, dòng chảy của dầu luôn đi tới nơi có ít cản trở nhất. Do đó, trong quá trình thi công, bạn cần chắc chắn về hướng của dòng chảy dầu để tránh những sự cố bất ngờ xảy ra.

Nhiệm vụ chính của hệ thống thủy lực trong ép neo cọc bê tông.

Hệ thống thủy lực trong quá trình sử dụng kỹ thuật ép neo cọc bê tông có nhiệm vụ truyền năng lượng từ cơ cấu dẫn động bao gồm động cơ nổ, động cơ điện… đến cơ cấu chấp hành bao gồm motor, xy-lanh để thực hiện một công có ích cụ thể, sau đó tạo ra công suất. Công suất của nguồn dẫn động có giới hạn nên tốc độ sinh ra công của cơ cấu chấp hành cũng sẽ bị giới hạn.

Năng lượng trong hệ thống thủy lực thuộc kỹ thuật ép neo cọc bê tông bao gồm: động năng, thế năng, nhiệt năng. Từ đó sinh ra công có ích và phát nhiệt, gây rung động hệ thống. Trong đó, nhiệt độ của dầu phản ánh mức độ hoạt động của hệ thống thủy lực. Nếu nhiệt độ tăng một cách bất thường có nghĩa là hệ thống thủy lực đang hoạt động không hiệu quả, công có ích bị giảm và công vô ích tăng.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANACONS

Địa chỉ: Số 108 Dương Đình Hội, Phường Long B, Q9, Tp.HCM

Hotline: 0936.852.738 - 0987.959.318

Email: hotroepcoc@gmail.com

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Anacons hân hạnh phục vụ quý khách!

Từ khóa » ép Neo Cọc Bê Tông