Kỹ Thuật Ghép Cây Mít Tháp Cành đơn Giản Dễ Làm

Trong những năm gần đây mít được coi là sản phẩm có giá trị, nhất là thị trường xuất khẩu. Vì vậy cây mít đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà vườn. Tuy nhiên kỹ thuật ghép cây là yếu tố quan trọng quyết định năng suất của cây mít. Bà con đã biết cách nhân giống nào đạt hiểu quả cao chưa?

Nhà vườn Út Hiện mời bà con xem qua bài viết phương pháp nhân giống cây mít tháp cành chi tiết như bên dưới

KỸ THUẬT GHÉP CÂY MÍT THÁP CÀNHcach-ghep-thap-canh-mit

Tiêu chuẩn cây ghép:

Dáng cây thẳng, bộ lá xanh tốt

Cành cần tháp cành tiếp hợp tốt

Cây giống không có dấu hiệu bị sâu, nấm bệnh, héo lá, vàng lá

Chuẩn bị gốc tháp:

Chọn hạt mít rừng hoặc hạt lấy từ các cây mọc tự nhiên hoang dại là tốt nhất. Chọn những quả to, chín tròn đều, bổ lấy hạt, bóc màng, ngâm trong nước sạch 3 – 4h, lấy ra rửa sạch nhớt gieo vào bầu (chú ý: bổ quả xử lý hạt gieo ngay không để dài ngày tỷ lệ cây mọc giảm).

Chuẩn bị thêm bầu ươm gốc ghép bằng túi nilon, kích thước 20 x 10 x 15cm. Trong đó bà con chuẩn bị nguyên liệu làm bầu bao gồm: đất mùn trộn đều phân chuồng hoai, phân lân và thuốc trừ kiến, mối.

Tiếp đến, bà con đóng nguyên liệu đầy vào túi nilon, xếp bằng lên luống nơi thoáng mát, tốt nhất là mái che mưa nắng. Sau đó, bà con gieo hạt vào bầu, mỗi bầu một hạt, tưới nước đủ ẩm hàng ngày, sau gieo khoảng 1 tháng hạt đã mọc, chăm sóc khi cây có chiều cao 50 – 60 cm và vỏ tân gần gốc chuyển màu nâu, đường kính gốc đạt 1 – 1,5 cm có thể tiến hành ghép

Yêu cầu chọn cành tháp: 

Cành dùng để tháp phải lấy từ một cây mẹ khỏe mạnh, quả sai, to, tròn đều, cây ít sâu bệnh, hàng năm cho năng suất, chất lượng, sản lượng quả cao và ổn định.

Thời vụ ghép:

Bà con có thể ghép từ tháng 2 đến tháng 10, nhưng nên ghép vào mùa khô từ tháng 9 đến tháng 12, vì ghép vào mùa xuân cây nhiều nhựa tỷ lệ sống của cây ghép thấp.

Tiến hành ghép:

Tính từ mặt bầu trở lên khoảng 25 – 30cm, cắt bỏ ngọn gốc ghép. Sau đó dùng lưỡi lam chẻ đôi phần thân từ trên xuống khoảng 2cm.  Cắt 1 đoạn dài khoảng 3cm có chứa 1 mầm ngủ và 1 lá, cắt bỏ khoảng 2/3 lá; phía gốc của đoạn cành (đọt) dùng lưỡi lam vạt 2 bên như vạt nêm dài khoảng 1,5 – 2cm, sau đó nêm vào phần gốc đã chẻ sẳn, cuối cùng quần dây thật chặt lại và trùm lên bằng 1 bao nylon nhỏ rồi đem giữ trong mát. Khoảng 20 – 30 ngày sau nếu cây nào lá còn xanh thì cành (đọt) đã dính với gốc ghép. Chăm sóc cho đến khi cây ra đọt non, cơi đọt đó già thì chuyển sang bầu lớn, chăm sóc thời gian khoảng 6 tháng có thể đem trồng.

Những lưu ý cần biết khi ghép cây mít tháp cành

Mít là cây có nhiều nhựa, bà con trước khi ghép phải dùng khăn vải khô mềm thấm nhẹ cho sạch nhựa ở điểm của cành tháp và gốc ghép. Gốc ghép trước khi ghép 2 tháng nên bón thúc kali để dễ bóc vỏ và nhanh liền sẹo.

TẠI SAO CÂY MÍT THÁP CÀNH LUÔN LÀ SỰ LỰA CHỌN TỐT NHẤT?

Hiệu quả năng suất của cây mít tháp cành

  • Cây cho trái sớm hơn mít gốc ghép từ 1-2 tháng chỉ khoảng sau 16 tháng sau trồng.
  • Rút ngắn thời gian hoàn vốn và nhanh thu nhập
  • Cây có khả năng sinh trưởng khỏe hơn, chống chịu tốt với sâu bệnh, giữ nguyên được đặc tính quý từ cây mẹ…

Về phương pháp ghép

Với cây ghép bo:

  • Gốc thực sinh được bứng từ vườn/ ruộng nên dễ ảnh hưởng bộ rễ khi bứng cây. 
  • Cây dễ bị xì mủ thân ở cây thực sinh.

Với cây tháp cành:

Bà con sẽ tránh được hoàn toàn tình trạng này.
  • Ưu điểm nổi bật nhất mà rất nhiều bà con chưa biết đó là: Cây tháp cành có được 2 bộ rễ: 1 bộ rễ cọc ươm từ hạt sẽ ăn sâu vào đất => tốt cho những khu vực vùng đất cao như An Giang, Tây Nguyên, miền Đông,…là giải pháp tối ưu cho những vùng đất cao trong mùa khô. 1 bộ rễ bàng sẽ hấp thu dinh dưỡng từ phân bón.
  • Cây tháp cành bà con thấy nó ít phổ biến do thực hiện phương pháp này nhà vườn tốn chi phí cao hơn, tuy nhiên, nhà vườn chúng tôi vẫn lựa chọn thực hiện, vì mong muốn mang đến sự lựa chọn đa dạng hơn, tốt hơn cho bà con với mức giá hợp lý nhất.

Cách chọn cây mít tháp cành bà con cần biếtcay-mit-thap-canh-giong-tot

Giống là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định tới năng suất và khả năng phát triển, tuổi thọ của cây. Vậy bà con nên lựa chọn cây mít như thế nào?

Tiêu chuẩn gốc tháp

Yếu tố đầu tiên bà con cần quan tâm là gốc, vậy như thế nào là một gốc đẹp và chất lượng?

  • Đầu tiên nên chọn những gốc mít có dáng thẳng, nhẵn bóng. Không nên chọn những gốc có phần vỏ ngoài xấu, sần sùi
  • Thứ hai, khoảng cách giữa các mắt gốc phải tăng dần từ nhỏ đến to.

=> Không nên chọn những gốc sần sùi, nổi cục. Các mắt rất gần nhau và không được rõ ràng. Cho dù bo có đẹp cũng tuyệt đối không chọn để tránh ảnh hưởng đến chất lượng cây và quả khi trưởng thành. Nếu mắt gốc gần nhau thì chứng tỏ cây mít giống này đã ươm được rất lâu. 

Tiêu chuẩn về bầu đất chọn giống mít

Chọn bầu đất vừa phải, không quá to. Nếu bầu quá to thông thường người chủ cây đã để cây lâu đợi cây phát triển to.

BẠN NÊN CHỌN MUA GIỐNG CÂY MÍT THÁP CÀNH Ở ĐÂU GIÁ TỐT?

Cây mít tháp cành hiện đang được bán rộng rãi, tuy nhiên đơn vị nào cung cấp giống cây mít tháp cành chất lượng cao, giống không bị lai tạo? Bà con đã chọn được đơn vị cung cấp nào vừa ý chưa? Nhà Vườn Út Hiện tự tin là đơn vị được lựa chọn của nhiều bà con gần xa trong cả nước là vì:

  • Cung cấp giống cây tốt, cây khỏe, không bị lai tạo, giá cả phải chăng.
  • Giao hàng tận nơi dù chỉ 1 cây
  • Bảo hành 1 đổi 1 nếu trong quá trình vận chuyển bị gãy cây, hư cây.
  • Tư vấn hoàn toàn miễn phí kỹ thuật canh tác

Liên hệ hotline/zalo: 0932.600.194 để được tư vấn miễn phí giống cây cũng như kỹ thuật canh tác đem lại nâng suất cao nhé

Để biết thêm thông tin của Nhà Vườn Út Hiện mời bà con nhấp vào đây

Facebook Cây giống các loại: https://www.facebook.com/sieuthicaygiongUtHien

Facebook Nhãn Phát Tài Út Hiện: https://www.facebook.com/nhanphattai.uthien

Click to rate this post![Total: 5 Average: 5]

Từ khóa » Cách Ghép Cây Mít Lớn