Kỹ Thuật Ghép Da Dày Toàn Bộ
Có thể bạn quan tâm
Ghép da dày toàn bộ- Full thickness skin graft, FTSG, là kỹ thuật sử dụng mảnh da có chứa toàn bộ lớp thượng bì và trung bì, không có lớp hạ bì. Chiều dày của mảnh ghép da dày toàn bộ thường từ 0,8- 1,5 mm và thay đổi khác nhau tùy theo vị trí lấy mảnh ghép. Nơi cho mảnh ghép có thể đóng trực tiếp hoặc ghép da mỏng xẻ đôi.
Mảnh ghép da dày toàn bộ chứa đầy đủ các tận cùng thần kinh, nang lông và tuyến bài tiết. Vì vậy, mảnh ghép da dày toàn bộ được tái phân bố thần kinh tốt hơn từ nền vết thương, lông mọc nhiều hơn, bài tiết nhiều hơn từ tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn. Sự bài tiết của tuyến mồ hôi phụ thuộc tái phân bố thần kinh giao cảm của mảnh da ghép. Mảnh ghép da dày toàn bộ co ít hơn so với mảnh ghép da mỏng xẻ đôi. Sự thâm nhiễm sắc tố của mảnh ghép da dày toàn bộ thay đổi tùy vào nơi cho mảnh ghép, tuy nhiên loại mảnh ghép này vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho các tổn thương vùng mặt.
I. NƠI CHO MẢNH GHÉP:
Chất lượng, màu sắc, cấu tạo và chiều dày của mảnh da dày toàn bộ rất khác nhau trên từng vùng của cơ thể
Các khuyết da vùng mặt cổ nơi cho da tốt nhất là vùng mặt cổ để đảm bảo tính tương đồng, hơn nữa khả năng sống của da vùng này cao hơn: da vùng sau tai, mi mắt trên, thượng đòn. Nhược điểm là mảnh ghép bị hạn chế về kích thước...
Một số vùng da di động, khả năng đóng trực tiếp nơi cho dễ dàng, lượng da lấy được nhiều hơn: nếp khuỷu, nếp bẹn, bên trong đùi, bụng dưới, mặt trong cánh tay
Da nếp lằn mông, nếp bẹn, bụng dưới cho mảnh da dày, diện tích mảnh da lớn, đóng trực tiếp nơi cho và sẹo đảm bảo tính thẩm mỹ cao
II. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
1.Chỉ định:
- Che phủ các khuyết phần mềm nguyên phát:
+ Các vết thương mới có khuyết da với nền nhận tốt, không lộ gân xương sụn khớp hoặc vẫn còn màng xương, màng gân, màng sụn...
+ Các vết thương đã hình thành tổ chức hạt non
+ Các tổn thương bỏng đã được cắt bỏ tổ chức hoại tử
- Che phủ các khuyết phần mềm thứ phát được hình thành:
+ Sau các phẫu thuật cắt bỏ các tổn thương da như sẹo bỏng, u sắc tố, các khối u da lành tính, các khối u da ác tính...
+ Sau các phẫu thuật tạo hình quy ước có sử dụng vạt tại chỗ, vật lân cận, vạt tự do...Nơi cho vạt không thể đóng trực tiếp mà cần đến ghép da
- Tạo hình một số cơ quan hay bộ phận có cấu trúc ba chiều: tạo hình niệu đạo, âm đạo, vành tai, cùng đồ mi mắt, lỗ mũi, đơn vị quầng núm vú...
- Chuẩn bị cho một phẫu thuật tạo hình che phủ khác: với một số tổn khuyết phần mềm bất kỳ chưa đủ điều kiện để tiến hành kỹ thuật giãn da, ghép da vào nền tổn thương được coi là bước chuẩn bị cần thiết nhằm tránh biến chứng như nhiễm trùng cho kỹ thuật tiếp theo: giãn da tự nhiên hoặc kỹ thuật giãn da
2. Chống chỉ định:
- Không ghép da trên nền nhận không được cấp máu tốt như xương, gân và sụn, tổ chức hạt già
- Không ghép da trên nền nhận bị nhiễm trùng, còn tổn thương hoại tử
- Không ghép da trên nền tổn thương ác tính
- Cân nhắc ghép da ở một số vị trí loét tì đè hay cùng cụt
- Cân nhắc ghép da vùng xạ trị, viêm mạch, cấp máu kém, dinh dưỡng kém
- Hạn chế ghép da ở các vùng đòi hỏi tính thẩm mỹ cao như vùng mặt cổ
III. CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN:
Bệnh nhân và người nhà được giải thích chi tiết kế hoạch và toàn bộ qui trình phẫu thuật, những nguy cơ có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật.
Đêm hôm trước phẫu thuật,bệnh nhân ăn nhẹ và tắm rửa sạch sẽ, dùng an thần
Trước khi phẫu thuật, đánh rửa cho vùng da ghép bằng xà phòng, Betadine, sau đó băng gạc vô trùng toàn bộ vùng lấy da
Thay băng vùng tổn khuyết và làm sạch tổn thương, băng gạc vô trùng...
III. KỸ THUẬT GHÉP DA DÀY TOÀN BỘ:
Để ghép da dày toàn bộ thành công, cần chuẩn bị nền nhận tốt, lấy mảnh da ghép đúng kỹ thuật, cố định tốt mảnh ghép trên nền nhận và chăm sóc vết thương hợp lý
1. Chuẩn bị nền nhận:
Với các vết thương có khuyết phần mềm nguyên phát, cần đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn, cắt bỏ các tổ chức hoại tử, đánh giá tổ chức hạt và tình trạng tưới máu của nền tổn thương, xác định kích thước tổn thương, đánh giá da lành xung quanh...
Với các tổn thương có nền nhận cấp máu kém, cần tạo tổ chức hạt bằng kỹ thuật hút áp lực âm hay đục lỗ bản ngoài xương sọ.
Các khuyết da thứ phát như sau cắt bỏ các khối u da, sẹo bỏng, sau tạo hình bằng các vạt tổ chức, cần xác định kích thước tổn khuyết cũng như đánh giá tình trạng cấp máu của nền tổn khuyết. Cần cầm máu kỹ nền nhận mảnh ghép trước khi đặt mảnh da ghép.
2. Kỹ thuật lấy mảnh da ghép:
Dưới vô cảm toàn thân, tê tủy sống hay tê tại chỗ, tiến hành lấy mảnh da ghép dày toàn bộ
Vị trí và kích thước vùng lấy da phù hợp với nơi nhận mảnh ghép
Vùng lấy da được sát trùng kỹ bằng Betadine và cồn 70 độ.
Tiến hành gây tê tại chỗ bằng dung dịch Lidocain 0,5% với Adrenalin 1:200.000
Rạch da theo vùng đã xác định bằng dao số 15
Dùng dao số 20 tách mảnh da khỏi nơi cho sao cho mảnh da chỉ chứa phần thượng bì và trung bì
Dùng kéo Mayo để loại bỏ toàn bộ tổ chức mỡ của hạ bì còn lưu lại trên mảnh ghép
Mảnh da được ngâm ngay vào nước muối sinh lý, có thể pha thêm kháng sinh
Nơi cho da có thể đóng trực tiếp sau khi bóc tách các mép hoặc ghép da mỏng xẻ đôi nếu tổn khuyết nơi cho mảnh ghép quá lớn
Hiện nay, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ,bệnh viện ĐK Đức Giang vẫn đang thu dung ngày càng nhiều bệnh nhân tổn khuyết phần mềm lớn, cần ghép da dày toàn bộ .Đội ngũ y bác sỹ chúng tôi vẫn không ngừng trau dồi chuyên môn, cập nhật về thuốc, các phương tiện lấy da ghép mới nhằm điều trị tốt nhất cho bệnh nhân!
Từ khóa » Ghép Da Vết Thương Hở
-
Ghép Da: Mục đích Và Quy Trình | Vinmec
-
Ghép Da Tự Thân: Chỉ định Và Thực Hiện | Vinmec
-
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH GHÉP DA - Health Việt Nam
-
Ghép Da điều Trị Vết Thương - Báo Thanh Niên
-
Những điều Bạn Cần Biết Về Phương Pháp Ghép Da - Hello Bacsi
-
Ghép Da Là Gì? - Vietcare Solutions
-
Kỹ Thuật Ghép Da điều Trị Vết Thương Hở Tại Bệnh Viện Nam Thăng ...
-
Sau Phẫu Thuật Ghép Da Có Để Lại Sẹo Không?
-
Ghép Da điều Trị Vết Thương - Báo Giao Thông
-
Thay Băng Sau Phẫu Thuật Ghép Da điều Trị Bỏng Sâu | BvNTP
-
Quy Trình Ghép Da Tem Thư
-
THAY BĂNG VÀ CHĂM SÓC VÙNG LẤY DA - Khamgiodau
-
Tổng Quan Về Phẫu Thuật Chuyển Vạt Tự Do
-
Điều Trị Vết Thương Bằng Liệu Pháp Chân Không