Kỹ Thuật Giâm Cành Hoa Cúc - Nuoitrong123

NUOITRONG123

Chọn cành giâm bánh tẻ, không quá già, không quá non. Chiều dài cành giâm 6-8cm, có khoảng 3-4 lá/cành. Các lá trên cành đều xanh tốt, không bị sâu bệnh, sức sống cành giâm khoẻ.

Đây là một biện pháp kỹ thuật đơn giản đang được áp dụng phổ biến. Muốn có cành giâm tốt phải chuẩn bị vườn cây nguyên liệu (cây mẹ). Hệ số nhân cúc theo phương pháp này đạt từ 15-20 lần, tức là để trồng từ 15-20 ha cần phải có 1 ha vườn cây.

Việc lựa chọn bố trí vườn cây mẹ, cần phải đạt tiêu chuẩn của vườn sản xuất hoa. Ngoài ra, cần phải có một số yêu cầu khác, đó là cao ráo, kín gió, thuận tiện cho việc vận chuyển, bảo quản mầm cây con và có điều kiện làm nhà che ni lông đơn giản để tránh mưa to, gió lớn, bão lụt, nắng nóng cao. Những mầm cây mẹ được chọn để đem trồng là những cây ra rễ nhiều, khoẻ mạnh, không sâu bệnh. Cần lên luống cao, thoát nước, trồng với khoảng cách 15×15 cm (mật độ 400.000 cây/ha). Lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ vườn cây mẹ như sau:

  • Phân chuồng hoai mục: 1-1,5 tấn.
  • Đạm urê: 12 kg.
  • Phân supe lân: 26 kg.
  • Phân clorua kali: 9 kg.

Kỹ thuật giâm cành hoa Cúc - ky thuat giam canh hoa cuc 1 640x360

Nội dung chính

  • Kỹ thuật giâm cành hoa Cúc
    • Thời vụ giâm cành
    • Chuẩn bị nhà giâm, nền đất giâm
    • Tiêu chuẩn cành giâm
    • Mật độ khoảng cách giâm
    • Kỹ thuật giâm cành
    • Chăm sóc cành giâm

Kỹ thuật giâm cành hoa Cúc

Sau khi trồng 12-15 ngày, tiến hành bấm ngọn lần 1 để cây tạo ra nhiều nhánh và 20 ngày sau bấm ngọn lần 2. Sau lần bấm ngọn lần 2 từ 1 cây đã cho ta 9-15 mầm có thể cắt đem giâm, đồng thời lần bấm này cũng có tác dụng tiếp tục tạo tán, tạo mầm cho cây. Sau đó, cứ khoảng 15-20 ngày ta lại thu được một lứa mầm, lúc này từ một cây có thể cho tới 50-70 mầm, cứ với mức độ như vậy trong 1 vụ (khoảng 4-6 tháng) 1 sào vườn cây mẹ có thể cho tới 223.000-297.000 mầm giâm có chất lượng tốt, đủ trồng cho từ 15-20 sào vườn sản xuất.

Thời vụ giâm cành

Thời vụ giâm cúc phụ thuộc vào thời vụ trồng cúc sản xuất lấy hoa. Như vậy cần tính toán trước khi trồng ra ruộng sản xuất 10-15 ngày với mùa nóng và 15-20 ngày với mùa lạnh thì tiến hành giâm cành. Nếu giâm vào vụ Thu-Đông hoặc vụ Xuân-Hè lúc này thời tiết mát mẻ, độ ẩm cao, việc giâm tiến hành dễ dàng. Giâm vào vụ đông tháng 10-12 trời hanh khô cần phải có biện pháp giữ ẩm. Giâm vào vụ Hè tháng 6-8 trời nắng to, có thể mưa lớn thì phải có biện pháp hạn chế các điều kiện bất thuận này.

Chuẩn bị nhà giâm, nền đất giâm

Nhà giâm đơn giản, làm từ những thanh sắt, hoặc cây tre uốn thành hình vòm cung, chiều rộng vòm 2,2-2,5m, chiều cao từ 1,8-2m, vòm được che phủ 2 lớp. Lớp trên là loại lưới che, có tác dụng hạn chế cường độ ánh sáng và làm giảm nhiệt độ. Phía trong là lớp ni lông trắng có tác dụng ngăn mưa, gió và giữ ẩm trong nhà giâm. Thiết kế sao cho 2 lớp ni lông này có thể kéo lên, kéo xuống để điều chỉnh lượng ánh sáng, gió từ bên ngoài vào.

Giá thể giâm cúc có thể là đất phù sa, đất thịt nhẹ hay đất bùn ao, nhưng tốt nhất là chọn cát sạch. Trước khi giâm cần phơi cát sạch và dùng Belnat xử lý, để diệt các mầm mống bệnh trong cát. Các luống giâm cành cần làm cao ráo, thoát nước, dùng gạch, ngói chắn để cát không bị rơi xuống rãnh.

Tiêu chuẩn cành giâm

Chọn cành giâm bánh tẻ, không quá già, không quá non. Chiều dài cành giâm 6-8cm, có khoảng 3-4 lá/cành. Các lá trên cành đều xanh tốt, không bị sâu bệnh, sức sống cành giâm khoẻ.

Mật độ khoảng cách giâm

Mật độ giâm phụ thuộc vào giống và thời vụ. Một số giống có cành to, lá nhiều giâm với mật độ 3x3cm tức 1.000 cành/m2. Giống cành nhỏ lá ít giâm dày hơn 2,5×2,5cm tức 1.600 cành/m2, mùa thu giâm dày hơn mùa hè.

Kỹ thuật giâm cành

Việc cắt cành nên tiến hành vào buổi sáng. Không nên cắt vào buổi trưa, hoặc những ngày có mây mù, hoặc sau những cơn mưa, vì sẽ làm mất sức sống của cành cắt. Trước khi cắt, nên phun thuốc phòng trừ nấm bệnh, rệp. Khi cắt xong, giâm liền trong ngày, không nên để đến ngày sau. Ngọn giâm cần cắt vát sát mắt để tăng diện tích tiếp xúc với đất, nước, kích thích cây mau ra rễ. Có thể tiến hành giâm ngọn theo 2 cách:

  • Giâm khô tức là cắm ngọn giâm vào cát sau đó mới tưới đẫm nước.
  • Giâm ướt tức là tưới đẫm nước vào cát sau đó cắm ngọn giâm.

Sau khi giâm phải che kín gió, che bớt ánh sáng từ 5-7 ngày để tạo bóng tối cho cành giâm nhanh phát sinh rễ non.

Sau đó, tùy theo thời tiết, mà có thể kéo dài lớp lưới và ni lông che một cách từ từ để cây quen dần với ánh sáng. Trước khi đánh cây ra trồng ngoài vườn sản xuất nên bỏ lưới và ni lông che để lúc trồng, cây không bị sốc sinh lý. Có thể tăng cường khả năng ra rễ của cây bằng cách sử dụng chất kích thích sinh trưởng xử lý cành giâm. Chất kích thích thường được sử dụng là axit indol axêtic (IAA), axit indola butyric (IBA) và axit naphtyl axetic (NAA).

Do ngọn giâm mầm nhỏ, dạng thân thảo nên nồng độ dung dịch thuốc phải pha loãng khoảng từ 25-50ppm (các loại thuốc này đã được pha sẵn dạng chế phẩm có bán tại trường Đại học Nông nghiệp I, Viện Sinh học, Viện Hóa học…). Cành giâm trước khi cắm vào cát được nhúng vào dung dịch thuốc, ngập 1-1,5cm trong khoảng 10-15 giây. Cũng có thể sử dụng kích thích tố thiên nông, hoặc một số thuốc kích thích ra rễ của Trung Quốc, xử lý đều cho hiệu quả rất tốt.

Chăm sóc cành giâm

Giai đoạn trong vườn ươm không cần phải bón phân, chỉ cần luôn giữ ẩm bằng cách phun mù trên lá. Những ngày đầu phun ngày 3-4 lần sao cho lá cây luôn đảm bảo xanh tươi không héo, những ngày sau có thể giảm dần số lần tưới phun. Dùng kẹp gắp bỏ những lá thối, lá bị dính đất, lá bị rụng hoặc những cánh bị khô, thối để ngăn chặn sự lan truyền sang cây khác.

Cũng có thể sử dụng phân bón lá với liều lượng thấp, phun cho cây vào giai đoạn các cành giâm bắt đầu bén rễ. Phương pháp này có thể bổ sung lượng dinh dưỡng cho cây khi rễ cây còn yếu, chưa cung cấp đủ thức ăn.

Sau 12-15 ngày kể từ khi giâm, rễ của các cành giâm dài từ 2-3cm, mỗi cành ra 3-5 rễ là có thể đem ra trồng ngoài sản xuất.

Nguồn: sưu tầm

Tìm bài này trên Google:

  • trồng hoa cúc bằng cành
  • https://nuoitrong123 com/ky-thuat-giam-canh-hoa-cuc html
Ngày đăng: 20/06/2015. Người đăng: thanhtam Chuyên mục: Kĩ thuật nhân giống hoa cây cảnh Tags: hoa cúc

Bài viết liên quan

  • Hướng dẫn cách trồng hoa Cúc (Phần 1) - cach trong hoa cuc3 300x210 150x150

    Hướng dẫn cách trồng hoa Cúc (Phần 1)

    Thẻ:hoa cúc, kĩ thuật trồng hoa cúc

  • Hướng dẫn cách trồng hoa Cúc (Phần 2) - cach trong hoa cuc8 300x225 150x150

    Hướng dẫn cách trồng hoa Cúc (Phần 2)

    Thẻ:hoa cúc, kĩ thuật trồng hoa cúc

  • Quy trình trồng hoa Cúc vàng - trong hoa cuc vang3 300x225 150x150

    Quy trình trồng hoa Cúc vàng

    Thẻ:hoa cúc, kĩ thuật trồng hoa cúc

  • Phương pháp trồng và chăm sóc hoa Cúc tím - hoa cuc thach thao tim 300x201 150x150

    Phương pháp trồng và chăm sóc hoa Cúc tím

    Thẻ:hoa cúc, kĩ thuật trồng hoa cúc

  • Trồng hoa Cúc trái vụ thu nhập gấp 5 lần trồng Lúa - 1465269923 cuc 1 150x150

    Trồng hoa Cúc trái vụ thu nhập gấp 5 lần trồng Lúa

    Thẻ:hoa cúc

  • Ngắm nhìn bông hoa đầu tiên ‘khoe sắc’ trên vũ trụ - bong hoa no tren tram vu tru quoc te iss 1 150x150

    Ngắm nhìn bông hoa đầu tiên ‘khoe sắc’ trên vũ trụ

    Thẻ:hoa cúc

  • Đèn LED hỗ trợ tăng năng suất hoa Cúc cắt cành tại Đà Lạt - tang nang suat 122a 150x150

    Đèn LED hỗ trợ tăng năng suất hoa Cúc cắt cành tại Đà Lạt

    Thẻ:hoa cúc

  • Cách chọn mua Mai – Cúc cho ngày Tết - hoa mai dongdau 150x150

    Cách chọn mua Mai – Cúc cho ngày Tết

    Thẻ:hoa cúc, hoa mai

Bài viết cùng chuyên mục

  • cach-trong-va-cham-soc-nap-am-cay-bat-moi-duoc-yeu-thich-nhat-hien-nay

    Cách trồng và chăm sóc nắp ấm: cây bắt mồi được yêu thích nhất hiện nay

  • cac-loai-hoa-trong-ban-cong-huong-tay-can-duoc-cham-soc-nhu-the-nao

    Các loại hoa trồng ban công hướng Tây cần được chăm sóc như thế nào?

  • Kỹ thuật trồng cây sung cảnh - ky thuat trong cay sung 01 150x150

    Kỹ thuật trồng cây sung cảnh

    Thẻ:cây sung cảnh

  • Quy trình nhân giống lan cấy mô - quy trinh nhan giong lan cay mo 2 150x150

    Quy trình nhân giống lan cấy mô

  • Kỹ thuật nuôi cấy đỉnh sinh trưởng - nuoi cay dinh sinh truong 150x150

    Kỹ thuật nuôi cấy đỉnh sinh trưởng

  • Kỹ thuật nhân giống cây không khí - ky thuat trong cay khong khi 02 jpg 150x150

    Kỹ thuật nhân giống cây không khí

    Thẻ:cây không khí

  • Phương pháp nhân giống hoa móng cọp xanh bằng chiết cành - phuong phap nhan giong hoa mong cop xanh bang chiet canh 150x150

    Phương pháp nhân giống hoa móng cọp xanh bằng chiết cành

    Thẻ:Cây móng cọp

  • Kỹ thuật trồng cây bắp cải cảnh - hoa bap cai trang tri sakata f17 150x150

    Kỹ thuật trồng cây bắp cải cảnh

    Thẻ:cây bắp cải cảnh

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật giâm cành hoa Cúc

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Tìm

Liên kết web

Quan ho Bac Ninh nhac dan ca Soạn Bài Cải lương

Bình luận mới

  • thanhtam trong Cách phân biệt rau hữu cơ và rau an toàn
  • Nguyen thi tuyet trong Kĩ thuật trồng Tre lấy măng
  • G7p1 trong Cây Bông
  • trương thị hậu trong Cách trị bệnh héo xanh hại Cà Chua
  • Nguyễn Tuấn Vũ trong Kỹ thuật ương cá Rô Đồng

Từ khóa » Trồng Hoa Cúc Bằng Cành