KỸ THUẬT GIÚP VẾT C̵Ắ̵T̵ MAU LIỀN S Ẹ O ? - Phố Bonsai

Những điều kiện cần thiết cho cây mau liền sẹo

-Cây khỏe mạnh. Khỏe mạnh tức là lá nhiều, rễ nhiều, cây không thay đất tỉa cành trong vòng 6 tháng qua và đang phát triển ổn định.

– Có chồi hoặc rễ ngay bên dưới vết cắt. Chồi này sẽ hút nhựa cây tới khu vực này và làm sẹo nhanh liền. Lưu ý rằng nếu bạn không định dùng chồi này làm cành chính trong tương lai thì phải cắt thường xuyên cho nó nhỏ nhỏ thôi, kẻo sau này lại chờ sẹo của chồi nhử liền thì mệt! Tại sao lại không cần chồi bên trên vậy? Bởi vì phía trên đã có ngọn cây hút nhựa lên kéo thẹo, nên phía trên thường liền thẹo nhanh. hơn phía dưới nhiều.

-Có người khuyên nên dùng áo thun cũ buộc vết cắt lại để giữ ẩm thì cây sẽ mau liền sẹo hơn, nhưng theo mình thì không nên bởi độ ẩm cao sẽ dễ sinh nấm mốc. Có chăng chỉ nên buộc vải áo thun khi cây trụi lá để tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào vết cắt mà thôi, tuy nhiên nên tránh tưới nước vào chỗ cắt.

Xử lý vết cắt

Bạn đừng nghĩ tới việc có một cái sẹo đẹp với chỉ một lần cắt. Thường lần đầu mình cắt bên trên đoạn định cắt một chút, chờ mầm nảy ra như thế nào rồi mới tính tiếp. Lần cắt đầu tiên nên cắt vuông góc để ít gây tổn thương nhất cho cây.

Ví dụ :

Sau đó chờ tới khi mầm mới nảy ra ta mới quyết định được dáng thế thực sự của cây sẽ thế nào. Nhân tiện mình lưu ý một chút về cách nảy mầm của một số loài cây thông dụng:

  • Cây sanh: đâm chồi tùm lum khắp phần thân còn lại nhưng tập trung ở sát chỗ bị cắt.
  • Linh sam: mọc chồi tập trung ở sát chỗ bị cắt.
  • Sam núi: mọc chồi dưới vết cắt 2-3cm.
  • Tùng la hán ta: mọc chồi khắp phần thân còn lại.
  • Tùng la hán tàu (tùng đài loan-đầu lá tròn tròn): khó nảy chồi hơn, chồi ít và dễ bỏ cành (chỉ là kinh nghiệm cá nhân trên vài cây trồng ngoài vườn miền Bắc, chưa hẳn là chính xác.)
  • Tùng cối: không được cắt thô bạo như với sanh, cây sẽ bỏ luôn cành đó. Việc ngắt lá, tỉa cành tùng cối khá phức tạp mình không trình bày trong bài viết này. Tuy nhiên so với thông thì tùng cối quá đơn giản, nên đừng lo lắng quá!

Dù là tạo sẹo hay cắt giật, vết cắt lần thứ 2 bạn nên cắt thành hình giọt nước và có một cái “núm” ở giữa vết cắt. Lý do là thông thường khi cắt phẳng thì sẹo có thể còn lại một cái lỗ nhỏ khó liền, cái lỗ này sẽ làm cây dễ bị mục. Cắt hình giọt nước bởi bên trên thường kéo sẹo nhanh hơn bên dưới. Các bước làm cụ thể như sau: Đầu tiên là cưa cành:

Sau đó đánh dấu vị trí núm. Nên tạo núm ở khoảng 5/8 (núm sẽ gần phía bên dưới hơn) của đường kính dọc theo chiều dài thân cây bởi vì phần trên sẽ kéo sẹo nhanh hơn phần dưới:

Dùng đục hoặc kìm cạp tròn cạp thành hình như bên dưới:

Xin lỗi hình không thể hiện đầy đủ “giọt nước”, nhưng bạn cứ hiểu rằng phần gần gốc thì đục bỏ gỗ ít hơn phần gần ngọn, vậy là đủ. Để giải thích kỹ hơn một chút để nhớ lâu thì do phần vỏ (phloem) vận chuyển nhựa luyện từ lá xuống, do đó phần gần lá đầy đủ dinh dưỡng hơn và sinh trưởng mạnh hơn.

Đối với trường hợp cành lớn (có số lượng lá > 1/3 tổng số lá của cây) bạn nên cắt làm 2/3 lần, mỗi lần cắt 1 phần cành cách nhau vài ngày. Lý do là để cây không bị sốc, có thể bị phì nhựa ra hoặc chậm phát triển.

Chia việc cắt cành làm nhiều giai đoạn (gđ) để giúp cây không bị sốc, mỗi giai đoạn cách nhau vài ngày tùy cây.

Đối với một số cây vỏ mỏng như mai chiếu thủy, ổi, tường vi v.v ta có thể áp dụng kỹ thuật cắt chừa lại một phần cành để nó kéo sẹo đã, sau này mới cắt tiếp phần cành còn lại. Kỹ thuật này rất hữu ích với những sẹo lớn.

Cây thích trong một vườn Nhật Bản, họ sẽ cắt nốt phần cành còn lại khi sẹo lớn đã kín.

Lưu ý: Mép vết cắt phải thật ngọt. Nếu bị dập vỏ cây sẹo sẽ khó liền do vi khuẩn dễ xâm nhập vào. Điều này cũng giống như muối hành thôi! nếu hành bị dập ~> dễ bị thối.

Cách thoa keo liền sẹo

Nên thoa luôn sau khi cắt, đừng để nhựa bị khô.

Thoa keo vòng ra cả rìa vỏ cây chứ không thoa mỗi mặt cắt.

Bàn về chất lượng keo liền sẹo THÔNG THƯỜNG , thường phủ và dính chặt vào gỗ … chỉ giúp được bảo vệ vết cắt khỏi côn trùng , nhưng tuy nhiên lại làm ức chế và chậm quá trình phủ bì .

VỚI KEO MẠNH SINH BÌ :

TẠO LỚP PHỦ BỀ MẶT , NHANH CHÓNG BẢO VỆ VÀ LÀM LÀNH VẾT THƯƠNG , NGĂN CẢN SỰ MẤT NƯỚC VÀ DINH DƯỠNG , KHỬ TRÙNG , CHỐNG LẠI VI KHUẨN … CO SẸO THẦN TỐC . TIẾT KIỆM CHI PHÍ – RÚT NGẮN THỜI GIAN HOÀN THIỆN TÁC PHẨM . CHÚNG TÔI XIN CAM KẾT HOÀN LẠI TIỀN NẾU KO TỐT HƠN CÁC SẢN PHẨM THÔNG THƯỜNG HIỆN NAY .

DƯỚI ĐÂY LÀ 1 SỐ HÌNH ẢNH SỬ DỤNG SẢN PHẨM :

Đã có hơn 1000 nghệ nhân và các nhà vườn đang sử dụng và đều phản hồi vô cùng tuyệt vời .

GIÁ 1 HỘP : 350.000 VNĐ .

TRỌNG LƯỢNG : 500GRAM .

Hỗ trợ trước và sau khi bán hàng .

LH : 0929.135.668 để được tư vấn !

Từ khóa » Cách Làm Keo Liền Sẹo Cây Cảnh