Kỹ Thuật In Dập Nổi, In Chìm Trên Giấy Là Gì? - In Hoàng Hà

Có rất nhiều hiệu ứng được sử dụng trong in ấn với mục đích thu hút sự chú ý, tạo ấn tượng và thôi thúc người mua tiếp xúc cũng như trải nghiệm sản phẩm ấy. Hai trong số các hiệu ứng phổ biến nhất được sử dụng trong in ấn bao bì, ấn phẩm doanh nghiệp đó chính là thúc nổi và dập chìm.

Thúc nổi và dập chìm là các kỹ thuật chuyên dụng tạo ra hình ảnh 3D được in chìm vào bề mặt giấy bằng một tấm khuôn kim loại. Chúng có thể được sử dụng để tạo ra một bề mặt xúc giác đẹp và hiệu ứng đặc biệt cho danh thiếp, giấy tiêu đề, bìa sách, voucher, túi giấy, hộp giấy và nhiều sản phẩm in khác.

Dập nổi, dập chìm là gì?

Dập nổi là kỹ thuật áp dụng lực và nhiệt từ bên dưới để nâng cao các chi tiết cần nhấn mạnh theo nhu cầu, tức phần tử cần in sẽ được dập cao hơn so với mặt phẳng nền. Kỹ thuật này được ứng dụng phổ biến trong in ấn, đặc biệt là trên giấy, với các chi tiết nổi như logo, slogan, hoặc các hình ảnh, chi tiết đặc trưng khác.

Dập chìm thì ngược lại, chi tiết cần nhấn mạnh sẽ được đẩy vào trong từ phía trên và trũng hoặc lõm vào bề mặt chất liệu, tức phần tử in sẽ được dập thấp hơn so với mặt phẳng nền. Kỹ thuật này còn khá mới mẻ so với dập nổi, thế nhưng được áp dụng trên nhiều chất liệu bề mặt khác nhau, từ giấy, nhựa cho đến vải, da.

Quy trình in dập nổi, in dập chìm

Thông thường, quy trình in dập nổi, in dập chìm sẽ được tiến hành gồm 6 bước sau đây:

  • Bước 1: Lên ý tưởng và phác họa thiết kế
  • Bước 2: Khoanh vùng cần dập nổi, dập chìm nhằm cố định vị trí dập. Lưu ý tránh trường hợp in dập chìm vào nội dung ở mặt sau.
  • Bước 3 Tạo khuôn đồng dập nổi, dập chìm cho chi tiết cần dập. Lưu ý rằng ở bước này đòi hỏi sự tỉ mỉ và chi tiết; để khuôn in được khớp và thành phẩm in hoàn hảo và đạt chất lượng tốt nhất.
  • Bước 4: In ấn theo bản thiết kế mô tả ban đầu
  • Bước 5: Tạo hình cho bản in khuôn đồng bằng cách tác động ngoại lực
  • Bước 6: Gia công thành phẩm sau cùng như cán màng, cắt, bé,...

Dập nổi hay dập chìm đẹp hơn?

Nên chọn dập chìm hay dập nổi?

Hầu hết hai kỹ thuật đều có nhiều điểm tương đồng hơn là sự khác biệt. Cả hai đều có những lợi ích riêng, vì vậy lựa chọn tốt nhất còn tùy thuộc phần lớn vào sở thích cá nhân của bạn. Bạn có thể in thử nghiệm với cả hai kỹ thuật tại các xưởng - đơn vị in ấn để biết chắc sản phẩm của bạn phù hợp với kỹ thuật nào.

  • Nếu bạn đang tạo danh thiếp, tờ rơi hoặc tài liệu quảng cáo được làm từ giấy hoặc thẻ, thì dập nổi có thể là giải pháp tốt hơn. Các chi tiết được dập nổi có thể tạo sức hút của mọi người đến những thông tin quan trọng.
  • Ngược lại, kỹ thuật dập chìm thường được chọn in trên các chất liệu khác, phần lớn là da. Các thiết kế dập chìm 3D sẽ tạo chiều sâu cho sản phẩm rất hiệu quả.

Lưu ý trong dập chìm, dập nổi

Tuy có nhiều ưu điểm nhưng kỹ thuật dập chìm, dập nổi tương đối kén chọn nguyên vật liệu. Phương án tối ưu nhất là bề mặt in nên có định lượng lớn hơn 250gsm, hoặc lớp giấy bồi từ 300gsm trở lên. Với định lượng này, bạn có thể yên tâm về chất lượng thành phẩm.

Dập nổi và ép kim

Nếu dập nổi vẫn chưa làm hài lòng mắt thẩm mỹ của bạn. Thì hãy kết hợp thêm một lớp màng kim loại óng ánh (ép kim) trên lớp giấy nổi này. Điều này sẽ làm tăng gấp hai lần sự thu hút đến sản phẩm của bạn.

Ứng dụng

Trong lĩnh vực in ấn, kỹ thuật dập nổi, dập chìm đã được sử dụng hàng trăm năm nay nhưng vẫn còn tồn tại, thậm chí trở thành một trong những xu hướng phổ biến nhất trong việc thiết kế name card, thiệp mời, bìa sách. Dưới đây là một số thành phẩm in ấn đẹp mắt và ấn tượng từ 2 kỹ thuật dập nổi và dập chìm:

Bài viết liên quan:

  • So sánh kỹ thuật ép kim, in nhũ và in màng Metalized
  • Cắt bế decal, bế demi tem nhãn là gì?

Bài viết liên quan

In Hộp Giấy Giá Rẻ - Rẻ Nhất HCM, Làm Theo Yêu Cầu

Giấy Kraft là gì? Mua giấy Kraft ở đâu, giá bao nhiêu?

Khổ giấy A4 là bao nhiêu cm?

Từ khóa » ép Nổi Là Gì