Kỹ Thuật In Lụa – Nguyên Lý, Quy Trình - Diễn Đàn Bao Bì

Hotline: 0251 2 600 909Đăng ký gian hàngQuảng cáoGiới thiệuLiên hệ Đăng ký | Đăng nhập

Đăng ký & đăng nhập nhanh bằng Facebook

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

diendanbaobitrong
  • DIỄN ĐÀN BAO BÌ*
  • CHAT ONLINE
  • DOANH NGHIỆP BAO BÌ
    • NCC Bao PP dệt
    • NCC Bao Jumbo
    • NCC Túi Màng Ghép
    • NCC Túi xốp LDPE, HDPE
    • NCC Palet, két, khay
    • NCC Chai can thùng nhựa
    • NCC Lon, thùng kim loại
    • NCC Chai lọ thủy tinh
    • NCC Túi vải không dệt
    • NCC Hộp giấy
    • NCC Thùng giấy carton
  • DOANH NGHIỆP KHÁC
    • NCC Nguyên vật liệu bao bì
    • NCC Máy móc thiết bị bao bì
    • NCC In ấn bao bì
    • NCC Thiết kế, quảng bá bao bì
    • NCC Phụ kiện bao bì
  • SẢN PHẨM BAO BÌ
    • Bao PP Dệt
    • Bao Jumbo-FIBC
    • Túi màng ghép
    • Túi xốp LDPE, HDPE
    • Khay, Két, Vỉ, Lót
    • Chai-can-thùng nhựa
    • Lon-thùng kim loại
    • Chai lọ thủy tinh
    • Túi vải không dệt
    • Bao bì giấy
    • Thùng giấy carton
  • PHỤ KIỆN
    • Phụ kiện đóng gói
    • Khay - Két - Vỉ - Lót
    • Máy móc thiết bị
    • Nguyên vật liệu
    • Phụ kiện bao bì
    • Thiết kế - In ấn - Quảng cáo
  • NGÀNH DÙNG BAO BÌ
    • Bao bì gạo
    • Bao bì nông sản
    • Bao thức ăn chăn nuôi
    • Bao bì phân bón
    • Bao bì thực phẩm
    • Bao bì ngành dệt may
    • Bao Bì Vật liệu xây Dựng
    • Bao bì mỹ phẩm
    • Bao bì dược phẩm
    • Bao bì hóa chất
    • Bao bì trà-cafe
    • Bao bì gia vị
    • Bao bì thực phẩm tươi sống
    • Bao bì quà tặng
    • Bao bì tinh bột
    • Bao bì đựng nước
    • Bao xi măng - bột trét tường
    • Bao bì khoáng sản
    • Bao bì khác
TìmNhà cung cấpBao PP Dệt Bao Jumbo Túi màng ghép, màng đơn Túi PE, HDPE, PP Thùng carton Hộp giấy Túi vải không dệt Chai, Lọ thủy tinh Lon, Thùng kim loại Chai, Can, Thùng nhựa Pallet, Ket, Khay Nguyên liệu bao bì Phụ kiện bao bì In ấn bao bì Máy móc thiết bị bao bì Thiết kế, quảng bá bao bì Hàng khác ở tạiTỉnh thànhTp. Hà Nội Tp. Hồ Chí Minh Tp. Đà Nẵng Tp. Cần Thơ An Giang Bà Rịa-Vũng Tàu Bạc Liêu Bắc Kạn Bắc Giang Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cà Mau Cao Bằng Đắk Lắk Đắk Nông Điện Biên Đồng Nai Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tây Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hòa Bình Hậu Giang Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lào Cai Lạng Sơn Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sóc Trăng Sơn La Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên – Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Long Vĩnh Phúc Yên Bái Trang chủ» Diễn đàn » Tài liệu về thiết kế & in ấn bao bì » Kỹ thuật in lụa – nguyên lý, quy trình
Email Đăng ký Quên mật khẩu
Mật khẩu Nhớ mật khẩu
Người gửi Nội dung

admin
Gửi lúc: 27-09-2013 16:20:03

1.nguyên lý In lưới ( lụa) là phương pháp in xuyên, khuôn in có cấu tạo là một tấm lưới (polyester hoặc kim loại) căng trên một khung chữ nhật làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm. Khi in, người ta cho mực vào lòng khung, gạt qua bằng một lưỡi dao cao su. Dưới áp lực của dao gạt, mực sẽ xuyên qua các ô lưới và truyền (dính lên) bề mặt vật liệu bên dưới, tạo nên hình ảnh in.

Đây là hình mô tả nguyên lý in lụa

Như ta thấy, nguyên tắc của việc chụp bàn lụa là làm thế nào đó che hết tất cả những ô không in trên bề mặt lưới (vùng màu xanh), mực chỉ xuyên qua các vùng có hình ảnh in (vùng màu trắng trong hình trên) để in xuống vật liệu bên dưới. 2. Quá trình chế tạo khuôn in lụa: Đến đây, ta bắt đầu đặt ra câu hỏi mới: làm cách nào để chụp bản? Đây là hình minh họa quá trình phơi bản cho in lụa

Quá trình phơi bản bao gồm: 1. Quét lên bề mặt lưới một lớp keo chụp bản (sẽ giải thích sau). Sấy khô keo. 2. Đặt phim lụa (thường là giấy can in laser trắng đen) áp sát lên bề mặt lưới. Dằn lên trên bề mặt phim một tấm kính để bào đàm tiếp xúc tốt (trong hình trên: phim=artwork). 3. Chiếu sáng lên bề mặt lưới qua phim. Dưới tác dụng của ánh sáng, lớp keo sẽ bị cô cứng lại. Tại những nơi có chữ, hình ảnh trên phim, ánh sáng sẽ bị lớp mực ở đó cản lại và lớp keo phía dưới những chữ đó không bị chiếu sáng –> không bị cô cứng. 4. Rửa khung bằng nước. Những vùng keo bị chiếu sáng đã cô cứng và bám chặt lên bề mặt lưới –> bít hết các ô lưới, chỉ có những vùng nào có hình ảnh, chữ viết thì keo không bị cô cứng và bị nước rửa trôi. Khi in mực sẽ xuyên qua những vùng này và in được hình ảnh trên giấy tương ứng như trên phim. Giải thích: Keo chụp bản là một hỗn hợp gồm keo PVA + Bicromat. PVA là hợp chất hữu cơ có tính tan trong nước, tuy nhiên khi pha thêm bicromat vào dung dịch keo thì màng keo sau khi sấy khô và đem chiếu sáng, nó sẽ cô cứng lại và không ta trong nước nữa. Hiện nay thị trường có 2 loại là keo PVA 205 và PVA 217, tuy nhiên in lụa thì xài PVA 217. Thực hành in lụa, hướng dẫn cơ bản 1. Chuẩn bị đổ nghề, nguyên vật liệu: dụng cụ in lụa 1. Khung lụa: nên mua loại khung bằng nhôm (đừng tiết tiền, vì loại này phải căng lụa bằng máy, dán keo –> độ căng của lụa rất tốt, sợi lụa ngay ngắn (sẽ nói về độ căng lụa sau) và lụa lâu bị trùng). Lưu ý khi mua: để khung lụa lên mặt bàn kiếng-mặt căng lụa, nếu bị cập kê thì không được, nhờ người bán chỉnh lại vuông góc, phẳng – quan trọng lắm đấy..

2. Loại lụa: mua loại lụa 180 sợi/cm (~460sợi/inch) màu trắng (nếu thích lụa màu cũng được nhưng đừng chọn màu vàng giải thích sau)

3. bàn in lụa: mua loại có bản lề lò xo hoặc loại có cục cân đối trọng, để khung lụa tự bật lên khi bỏ tay ra – đồng thời cũng có thể thay đổi chiều cao (khoảng cách) so với mặt bàn in, loại này hơi nhiều tiền khoảng 200.000-250.000/cái, nếu mua cả bàn in bằng sắt luôn thì khoảng 500.000-800.000 tùy khổ, nhưng đáng để mua. 4. Dao gạt mực (dao mực): mua loại cao su tốt cán nhôm (đừng mua loại cao su màu đen của VN), độ dài sao cho phù hợp với kích thước khung nhôm. Nếu in danh thiếp thì mua dao gạt mực dài 15cm. (chiếu dài của dao gạt mực phải luôn lớn hơn khích thước sản phẩm in). (loại 15cm khoảng 70.000) 5. Máng tráng keo: mua loại máng tráng keo chuyên dụng, bằng nhôm (bằng inox càng tốt – nhưng mắc lắm, khoảng 200.000/1,5 tấc), chiều dài khoảng 20cm (có nhiều kích cỡ). nếu chưa bao giờ tráng keo bằng thước đo độ thì cũng đừng bao giờ tập nhé, chỉ nên tập tráng keo bằng máng tráng keo chuyên dụng thôi, nếu làm tốt, sẽ có màng keo đều và đồng nhất. 6. Bàn chụp lụa: riêng cái này khỏi mua cũng được. (Lấy cái ghế gỗ 4 chân quay ngược lại, đặt lên trên tấm kính 5mm có kích thước rộng hơn khung lụa cần chụp, đặt dưới chấn song của ghế gỗ 2 đèn neon 60 tấc – hihi, vậy là có bàn chụp lụa). Nói vậy thôi, chứ đã làm thì nên đầu tư thỏa đáng (tiền nào của đó mà), thường thì chỗ bán sẽ có luôn bàn chụp lụa bằng gỗ, dùng đèn neon 6 tấc hoặc 1.2 tấc, loại 4 bóng neon 6 tấc là phù hợp khi làm tại gia. (nếu là ở xí nghiệp thì sẽ mua bàn chụp hút chân không – giống như là contact phim quang cơ đó – đầu tư cái này thì hết xảy, cực kỳ chính xác và ổn định).Có thể bàn chụp lụa bằng gỗ có kèm theo bản lề để in lụa luôn (tùy bạn vậy – nhưng theo mình thì không nên). 7. về dụng cụ, vậy làm tạm được, còn các thứ linh tinh như dao rọc giấy, kéo, băng keo, bông gòn thì mua tùy thích nhé. Riêng băng keo thì mua băng keo decal là tiện nhất (nhưng mắc tiền), loại băng keo decal khi lột ra thì không dính chất keo lại trên bề mặt khung lụa. Các loại hóa chất: 8. keo chụp bản, gồm: keo PVA, có 2 loại 205 (loại chụp chậm )và 217 (loại chụp nhanh), mua loại PVA 217 đã nấu sẵn, khoảng 45.000/lit + 1 lọ Bicromat đã pha nước sẵn – có quấn băng keo xung quanh để không lộ sáng (Bicoromat là chất nhạy sáng, ở dạng tinh thể, khi sử dụng thì pha thêm ít nước quậy cho tan hết là được). 9. mực in: đặc điểm của in lụa có thể nói là bạ đâu in đó !!! Vì vậy, tùy loại vật liệu in mà phải có loại mực in phù hợp. Ban đầu thì mua mực in trên giấy thôi. Mực in trên giấy thì mua mực ofset vậy, 100g các loại xanh dương (blue) đỏ cờ, vàng, đen và trắng đục (trắng đực thì mua nhiều hơn đi). Giá bao nhiêu thì còn tùy vào chất lượng của mực, thường thì 100g cũng không nhiều tiền. 10. Kem in: mực ofset thì đặc sệt, mua thêm kem in (kem in là loại dung môi pha thêm vào mực cho mực được loãng ra, dễ in hơn). Kem in rẻ lắm, mua luôn 3-4kg (nhưng đừng mua nhiều quá). 11. Ngoài ra còn một số chất pha thêm như chất làm mau khô, chậm khô,…. từ từ hẳn mua. 12. Các chất tẩy khung: - dầu ông già: 1 lít - thuốc tím: 1kg, mua thêm cái bình 1 lít, (để cho thuốc tím vào, pha với nước) - axit oxalic: 1 kg

Hình ảnh một số đồ nghề in lụa

3. Hướng dẫn từng bước: Quy trình in lụa có thể tóm tắt như sau: I. Thiết kế –> In mẫu ra trên giấy can (cái này không bàn tới) II. Chuẩn bị khung, pha keo –> Chụp bản –> Pha mực –> In thử, canh tay kê –> In sản lượng –> Rửa khung. a. Nấu keo: Keo PVA khi mua về có dạng tinh thể (giống y chang như đường cát tinh luyện), ta phải đem chưng thành dung dịch thì mới xài được. Trước tiên lấy 1 cái nồi, cho vào đó cứ 100g keo thì 2 lít nước, nhớ cho keo vào từ từ + khuấy đều & mạnh tay cho keo tan đều. Ta được nồi A. Kiếm cái nồi khác bự hơn, cho nước vào chừng 1/3 nồi, đem nấu sôi lên gọi là nồi B. Sau khi nước sôi, đem cái nồi A kia nhúng vào trong nối B (cái này gọi là chưng cách thủy). Chịu khó ngồi dùng đũa tre loại lớn khuấy đều tay dung dịch A, coi chừng bị ốc trâu là hỏng bét. Việc này mất từ 4-6h hoặc hơn, chưng cho tới khi nào dung dịch A trong suốt thì được, cái này nên kiếm cái bếp lò xo mà nấu chứ nấu bếp ga chắc chết. Chờ nguội thì đem chiết vào mấy chai nước khoáng xài dần, cái này để lâu được (nhớ dán nhãn, cất nơi xa trẻ em, coi chừng mấy đứa nhỏ tưởng chai nước khoáng lấy uống là xong luôn, mất công chưng lại nồi khác). Nếu thấy nấu cực quá thì mua loại keo chưng sẵn giá hơi mắc được cái gọn nhẹ b. Pha keo: Khi sử dụng chụp bản, cần pha keo PVA với bicromat (nhớ là khi nào chụp mới pha, mà pha cũng vừa đủ thôi, keo sau khi pha rồi thì phải xài cho hết không để lâu được). Về tỉ lệ thì …không biết chừng nào cho vừa, vì tỉ lệ keo còn phụ thuộc vào nguồn sáng (bàn chụp xài mấy bóng, khoảng cách từ bóng đèn tới lưới là bao nhiêu, chụp mấy phút, keo tráng lên khung dày hay mỏng nói chung tinh thần là phải làm thử, hư vài lần là có kinh nghiệm. Nói chung nửa lon sữa bò keo thì pha 1/2 muổng cà phê bicromat gạt bằng. Khi pha keo, cho bicromat vào từ từ, khuấy cho tan ra sau đó đem chưng cách thủy chửng 5-8 phủt (cho bicromat hòa tan đều), vừa chưng vừa khuấy cho keo ấm lên khoảng 70-80 độ C là được. Keo PVA đã nấu xong (nhìn keo thấy càng trong càng tốt –> nghĩa là PVA tinh thể đã tan đều trong nước, để lâu thì cũng không bị lắng cặn xuống đáy chai đựng keo) đựng vào chai thủy tinh (vitcon thích đựng vào chai thủy tinh hơn chai nhựa). Lưu ý độ sệt của keo, độ sệt của keo sẽ làm cho bạn tráng keo lên khung có dễ dàng hay không ….. cái này hơi khó diễn tả, đại loại, nếu keo lỏng quá – khi tráng lên khung sẽ bị nhiễu nhão !!!!, ngược lại, nếu keo sệt quá, sẽ nặng tay, lớp keo phủ bề mặt lụa khó đều, đồng nhất. Vì vậy, bạn thử độ sệt của keo và ráng nhớ độ sệt đó. (!!!!). Cánh ít keo ra cái chén sành (khoảng 1/4 chén thôi,-không nhất thiết là chén sành, cái gì cũng được, miễn là không bị lủng lỗ – nhưng nếu là cái chén thì dễ rửa sạch) : gọi là A Bicromat tinh thể : cho một ít ra cái ly nhỏ (nhỏ như chung rượu vậy), khoảng 1/4, cho ít nước vào quậy cho tan hết. Gọi là B Cho khoảng 1/2 B vào A = C (nếu theo sách vở thì: 100ml A + 5g . Bạn sẽ thấy C có màu cam cam sậm sậm gì đó !!! phải ghi nhớ độ đậm và độ sệt của C này nhé. (độ đậm của C đo lượng dd B quyết định). Vậy là đã có dung dịch cảm quang rồi đó. Lọ dd C này nên được đậy – che lại (để tránh sáng và bụi bẩn). Môi trường làm việc khi pha keo: vì B, C là dd nhạy sáng, nhưng chúng nhạy sáng rất chậm, vì vậy cứ làm việc trong nhà là được, tránh ánh sáng mặt trời + ánh sáng đèn neon chiếu trực tiếp vào chúng.

Sưu tầm internet,

Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

Potential extend in direction of established Dawgs postseason highway SoberaSobera gửi lúc 27-09-2024 16:11:06

Tyler Glasnow in the direction of resume throwing inside of Arizona SoberaSobera gửi lúc 27-09-2024 16:10:41

Basketball Preview: Clemson at Miami SoberaSobera gửi lúc 27-09-2024 16:09:49

Zebby Matthews in direction of Generate MLB Debut SoberaSobera gửi lúc 27-09-2024 16:09:16

The vibes are immaculate! The Astros trounce the Birds SoberaSobera gửi lúc 27-09-2024 16:08:43

Texas RF Max Belyeu called Substantial 12 Participant of the Yr SoberaSobera gửi lúc 27-09-2024 16:08:11

Tony V continues to be incredibly hot within just the portal SoberaSobera gửi lúc 27-09-2024 16:07:32

Mua và thuê máy photocopy giá tốt tại Suncorp thuemayphotocopysc gửi lúc 10-09-2024 13:42:51

Máy photocopy chất lượng, giá tốt tại Suncorp thuemayphotocopysc gửi lúc 30-08-2024 10:25:30

Bí quyết lựa chọn điện cực Graphite chất lượng cao, giá cả hợp lý. Nguyễn Anh gửi lúc 08-08-2024 17:59:52

Thiết kế profile chuyên nghiệp inkhainguyen gửi lúc 02-08-2024 14:02:58

File lịch âm dương 2025 Vector – File chuẩn in ấn chất lượng cao DinhMinh Design gửi lúc 01-08-2024 22:19:25

File thư mời Vu Lan Vector – Thiệp mời Vu Lan Vector DinhMinh Design gửi lúc 01-08-2024 22:17:41

Điện cực Graphite , Hồ điện cực, điện cực EDM, điện cực than chì, bột Graphite Nguyễn Anh gửi lúc 16-05-2024 11:14:22

Một số thuật ngữ cơ bản trong in ấn DinhMinh Design gửi lúc 12-12-2023 11:17:31

Cách chọn công ty in formex đáng tin cậy Công ty quảng cáo Perfect gửi lúc 18-11-2023 15:32:56

Bìa carton cứng là gì? Mua bìa cứng ở đâu tại TP HCM? Baobizador gửi lúc 24-08-2023 15:57:49

Tiện ích Thiết Kế Hộp Giấy và Thùng Carton: Từ Không Chuyên đến Chuyên Nghiệp Baobizador gửi lúc 21-08-2023 10:46:54

Các Nguyên Tắc Khi Thiết Kế Bao Bì Sản Phẩm IPAK gửi lúc 16-08-2023 13:18:48

Công nghệ in thùng carton hiện nay In Flexo In offset Baobizador gửi lúc 31-07-2023 11:40:30

dang-ky-gioi-thieu-doanh-nghiep-bao-bidangkydoanhnghiepbaobimienphi300x250_quangcaobaobi300x250nguoitieudungnoibaobi1dangkydoanhnghiepbaobimienphi300x250_quangcaobaobi300x250nguoitieudungnoibaobi1raovatbaobiĐĂNG KÝ TƯ VẤN BAO BÌ Họ tên Số điện thoại Email Tên công ty Ngành nghề công ty Nhu cầu mua hàng Nhu cầu mua hàng *Bao PP Dệt Bao Jumbo Túi màng ghép, màng đơn Túi PE, HDPE, PP Thùng carton Hộp giấy Túi vải không dệt Chai, Lọ thủy tinh Lon, Thùng kim loại Chai, Can, Thùng nhựa Pallet, Ket, Khay Nguyên liệu bao bì Phụ kiện bao bì In ấn bao bì Máy móc thiết bị bao bì Thiết kế, quảng bá bao bìHàng khác GHI CHÚ Đăng ký tư vấn DOANH NGHIỆP - KHÁCH HÀNG | KẾT NỐI - MUA BÁNKhách hàng

Đăng ký tư vấn miễn phí tìm Nhà cung cấp bao bì, nguyên liệu, máy móc, thiết bị, tư vấn thiết kế, in ấn,....Chúng tôi sẽ kết nối nhà cung ứng tối ưu nhất các vấn để Người mua thường gặp:

  • Quy cách, chủng loại, thiết kế in ấn phù hợp hàng hóa
  • Giá và Số lượng đặt hàng min-max
  • Vị trí địa lý giao hàng
  • Hợp đồng mua bán uy tín
  • ....
ĐĂNG KÝNhà cung cấp

Đăng ký giới thiệu miễn phí doanh nghiệp ngành bao bì, quảng bá hình ảnh công ty, sản phẩm, thông tin liên hệ, hồ sơ năng lực,... nhằm Kết nối giao thương, chia sẽ học hỏi trao đổi kinh nghiệm:

  • Tiếp cận khách hàng tiềm năng
  • Xây dựng thương hiệu
  • Tiên phong đi trước đối thủ
  • Tham gia thành viên diễn đàn
  • Tuyển dụng
ĐĂNG KÝNhà tài trợ

Xúc tiến quảng bá hỉnh ảnh thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn. Tặng gói THIẾT KẾ WEBSITE MIỄN PHÍ khi đăng ký quảng cáo từ 1 năm trở lên:

  • Quảng cáo hiển thị cao nhất, nổi bật trong danh mục ngành
  • Quảng cáo baner từng vị trí yêu cầu
  • Đăng ký nhận đơn hàng
  • Đăng ký nhận tuyển dụng
  • Tham gia ban thường trực diễn đàn
ĐĂNG KÝ

Giới thiệu | Nội quy | Quy chế hoạt động | Chính sách bảo mật | Quảng cáo | Thiết kế webite | Thiết kế thương hiệu | Liên hệ

logodiendandung300 Diễn Đàn Bao Bì Việt NamĐịa chỉ: 55 QL1A, P. Hóa An, Biên Hòa, Đồng Nai.Điện thoại: (02512) 600 909Email: diendanbaobi@gmail.comWeb: www.diendanbaobi.vn
Nhận thông tin bao bì Email của bạn là: Theo dõi diễn đàn:THỐNG KÊ TRUY CẬP Đang truy cập: 94 Trong ngày: 2176 Trong tuần: 5758 Lượt truy cập: 7355248 Copyright © 2014 Diễn đàn bao bì. All rights reserved. Gọi 02512600909 Fanpage Diendanbaobi/ Email diendanbaobi@gmail.com Kênh Youtube x DMCA.com Protection Status

Từ khóa » Nguyên Lý Chụp Bản In Lụa