Kỹ Thuật In Lưới Thủ Công Và Những điều Nên Biết - Decal Nhiệt

Home/Blog/Kỹ thuật in lưới thủ công và những điều nên biết Kỹ thuật in lưới thủ công và những điều nên biết

Blog 4,541 Views

Không thể phủ nhận được những ưu điểm tuyệt vời cũng như những đóng góp mà công nghệ in lưới đã phần nào làm nên sự phát triển của lĩnh vực in ấn. Chính vì vậy là dù cho đã có lịch sử phát triển khá lâu đời rồi song in lưới vẫn còn rất phổ biến.

Mục lục

Toggle
  • Không thể phủ nhận được những ưu điểm tuyệt vời cũng như những đóng góp mà công nghệ in lưới đã phần nào làm nên sự phát triển của lĩnh vực in ấn. Chính vì vậy là dù cho đã có lịch sử phát triển khá lâu đời rồi song in lưới vẫn còn rất phổ biến.
  • Những đặc trưng của kỹ thuật in lưới thủ công
  • Những lưu ý quan trọng trong quá trình in lưới thủ công
    • Làm chế bản in lưới thủ công
    • Chụp bản in lưới
    • In lưới thủ công

Chúng ta cũng thừa hiểu rằng xã hội đang ngày càng phát triển; trang thiết bị công nghệ hiện đại gần như có mặt ở khắp mọi nơi; nhu cầu của con người vì thế mà cũng thay đổi nhiều hơn. Trong thời đại như thế, ai không chịu vận động và phát triển sẽ bị đẩy lùi ra phía sau. Và công nghệ in lưới thủ công cũng không tránh khỏi tình trạng chung đó. Những yêu cầu về chất lượng, số lượng in ấn từ phía khách hàng thúc đẩy kỹ thuật in ấn này phải có những bước tiến mới tiến bộ hơn, hòa hợp hơn.

Kỹ thuật in lưới thủ công và những điều nên biết 1
In lưới thủ công đã có từ lâu và đến nay vẫn phổ biến

Những đặc trưng của kỹ thuật in lưới thủ công

Nói về kỹ thuật in lưới thủ công là nói về một kỹ thuật in lâu đời cần phải sử dụng khá nhiều loại máy móc, vật tư cho mỗi lần in ấn. Trong đó, có những thiết bị thường xuyên phải dùng đến mà không thể bỏ qua được. Chung ta có thể kể đến máy in lưới; bàn in lưới; khung in lưới; mực in hay gạt mực,… Đó đều là những thứ mà nhìn vào, người ta có thể biết ngay đó là kỹ thuật in gì.

Không chỉ dùng nhiều thiết bị mà quá trình in lưới diễn ra để có được một sản phẩm hoàn chỉnh không phải đơn giản. Tuy nhiên chúng ta có thể kể ra các giai đoạn in lưới một cách ngắn gọn. Bắt đầu từ tạo khuôn in; làm bàn in; chuẩn bị dao gạt; cho đến chế tạo chất tạo màu; hồ in và tiến hành in ấn. Những công đoạn đòi hỏi sự chuẩn bị công phu và kỳ công thì mới cho ra sản phẩm như ý.

Kỹ thuật in lưới thủ công và những điều nên biết 2
Gạt mực được sử dụng trong in lụa thủ công

Theo đó, trong quá trình in người ta sẽ sử dụng một khung gỗ. Khung gỗ đó sẽ được căng lên một tấm lụa mỏng. Đó cũng là lý do dạo nên cái tên kỹ thuật in lụa. Nhưng hiện nay, tấm lụa mỏng đó có thể thay thế bằng những chất liệu khác như vải bông, vải cotton, lưới kim loại. Và để dễ dàng hơn thì người ta đổi lại thành công nghệ in lưới. Mực in sẽ được thấm lên giấy không qua lớp lưới này.

Những lưu ý quan trọng trong quá trình in lưới thủ công

Làm chế bản in lưới thủ công

Chế bản hay thiết kế gốc để chỉ hình ảnh mẫu ban đầu được dùng để in lên áo thun. Thông thường chế bản này sẽ được thiết kế trên các phần mềm như corel hay photoshop chẳng hạn. Sau khi thiết kế xong, mà sắc và các hình ảnh đã được bố trí cân xứng thì hình ảnh sẽ có kích thước thực bằng chính kích thước sẽ in ra trên một loại giấy trong suốt. Ở đây người ta sẽ sử dụng cách in tách màu.

Chụp bản in lưới

Kỹ thuật in lưới thủ công và những điều nên biết 3
Bàn chụp bản in lụa

Trước khi đem đi in ấn thì cần phải chụp bản, chuyển từ file trên máy tính ra bản giấy. Khi tiến hành chụp, một loại keo sẽ được bôi lên lưới rồi được sấy khô. Ở đây, người ta sẽ cần dùng đến bàn chụp bản in lụa – một thùng gỗ có lắp đèn ánh sáng mạnh với tấm kính trong suốt ở phía trên. Khi đó, sẽ đặt bản in cùng với lưới lên trên, bật đèn; dùng thuốc để tráng phim. Sau khi dội xong soi lên ánh sáng sẽ thấy các lỗ thủng đúng với như hình vẽ ban đầu.

In lưới thủ công

Kỹ thuật in lưới thủ công và những điều nên biết 4
Sản phẩm của in lưới thủ công khá ấn tượng và đẹp mắt

Để in màu mực được lên trên vải, áo thì sẽ cần phải qua một vật trung gian đó là lưới in. Khi in, người ta sẽ rải mực lên trên bề mặt lưới rồi đặt lưới lên trên phần vải cần in; tiếp đến dùng dao gạt mực để gạt cho nó xuống qua các lỗ thủng lên vật cần in. Nếu đó là một bản in nhiều màu thì mỗi màu sẽ qua một lượt như vậy. Đến cuối cùng sẽ được bản vẻ hoàn chỉnh như mong muốn.

Ngoài ra, những vấn đề khác như pha mực in làm sao cho đúng với với thiết kế gốc cũng cần được các nhà in chú trọng. Và hiện decalnhiet.com đang cung cấp dịch vụ in ấn hiện đại, chuyên nghiệp. Nếu có nhu cầu, khách hàng có thể liên hệ để được hỗ trợ.

5/5 - (6 bình chọn)

Tags các thiết bị in lụa công nghệ in lụa in áo in lụa in lụa trên áo thun in lưới kỹ thuật in lụa phương pháp in lụa quy trình in lụa thiết bị in lụa

Previous Hiểu hơn về 3 kỹ thuật in phổ biến nhất hiện nay Next In lụa bằng mực Plastisol, nên hay không nên?

Nội dung khác

In lụa bằng mực Plastisol, nên hay không nên?

5 Tháng bảy, 2017

Từ khóa » Cách In Lưới Thủ Công