Kỹ Thuật Kèm Cách Trồng Rau Thủy Canh Tại Nhà đơn Giản, Dễ Làm

Làm thế nào để trồng rau thủy canh tại nhà hiệu quả? Hãy xem ngay bài viết này của Rosava để nắm thêm thông tin cần thiết ngay nhé!

1. Trồng rau thủy canh tại nhà là gì? Ưu điểm trồng rau thủy canh

Trồng rau thủy canh là hệ thống trồng rau trong môi trường đặc biệt, không sử dụng đất tự nhiên. Thay vì dùng đất, các chất dinh dưỡng được hòa tan trong nước cung cấp cho cây. Trồng rau thủy canh tại nhà không cần phải điều chỉnh độ pH bởi vì chất đệm giữ được sự ổn định của axit.

trồng rau thủy canh tại nhà

Đồng thời, phương pháp trồng rau thủy canh tại nhà này cũng không cần đầu tư bộ sục khí vì nước được lưu thông liên tục. Việc trồng rau sạch tại nhà này đảm bảo dinh dưỡng thiết yếu cho cây phát triển, lại phù hợp với nhiều loại rau khác nhau.

trồng rau thủy canh tại nhà

Với trồng rau thủy canh đơn giản có rất nhiều ưu điểm vượt trội, do đó ngày càng được áp dụng rộng rãi. Người trồng không cần phải chuẩn bị đất để đáp ứng dinh dưỡng cần thiết cho cây. Việc sử dụng dinh dưỡng hòa tan vào nước đã tối ưu hiệu quả.

Bên cạnh đó, phương pháp này mang lại năng suất cao trên diện tích nhỏ. Lý do là trồng rau thủy canh cung cấp môi trường tối ưu cho rau phát triển, loại bỏ các mầm bệnh có nguồn gốc từ đất trồng.

>>>> KHÁM PHÁ THÊM: Trồng rau trong nhà

2. Điều kiện trồng rau thủy canh đơn giản tại nhà

Để trồng rau thủy canh tại nhà không hề khó, tuy nhiên bạn cần phải lưu ý một số điều kiện cần thiết. Quan trọng nhất là vị trí trồng rau, sân thượng có mái che là thích hợp nhất. Lí do là rau cần ánh sáng để quang hợp ít nhất 6-7h mỗi ngày, tuy nhiên vẫn cần được che mưa để tránh làm loãng dung dịch, hư hại cây trồng.

trồng rau thủy canh tại nhà

Bên cạnh đó, để trồng rau thủy canh hiệu quả nhất, bạn cần chọn trồng ở vị trí có nhiều ánh sáng, tránh mưa. Ngoài ra, việc lựa chọn dụng cụ trồng rau phù hợp cũng rất quan trọng. Bạn có thể trồng rau trong thùng chứa, thùng xốp, chậu nhựa, chậu inox hay giỏ đựng hoa đều được, chỉ cần đảm bảo nước không rò rỉ, sâu khoảng 15cm.

trồng rau thủy canh tại nhà

Ngoài ra, cần phải chọn tìm được dung dịch dinh dưỡng thủy canh chuyên dụng, đảm bảo. Người trồng cũng cần phải đầu tư làm giàn trồng và bổ sung dinh dưỡng mỗi tháng.

>>>> KHÁM PHÁ THÊM: 6 mô hình trồng rau sạch tại nhà đơn giản hot nhất

3. Kỹ thuật trồng rau thủy canh tại nhà

Việc trồng rau thủy canh tại nhà cần được nghiên cứu kỹ thuật trồng phù hợp với điều kiện. Dưới đây là một số kỹ thuật trồng rau thủy canh phổ biến.

3.1 Kỹ thuật túi treo

Đây là kỹ thuật trồng rau thủy canh vô cùng phổ biến. Cây được trồng trong giá thể, đặt vào các túi nhựa PE mỏng, hình trụ, dài khoảng 1m. Túi có gắn móc sắt, được treo trên giàn. Ống phân phối dinh dưỡng tiếp xúc với túi, thấm vào giá thể.

Chat ngay với chuyên gia

3.2 Kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng NFT

Nhắc đến kỹ thuật trồng rau thủy canh tại nhà thì không thể bỏ qua kỹ thuật màng mỏng NFT. Kỹ thuật này sử dụng các vật liệu dẻo để tạo nên hệ thống kênh dẫn đưa chất dinh dưỡng đến cây.

trồng rau thủy canh tại nhà

Tại khoảng giữa của ống là môi trường phát triển và hạt giống. Ngoài ra, để ngăn cản sự bốc hơi thì mép hạt giống cần kẹp vào màng mỏng. Dung dịch dinh dưỡng chảy với tốc độ 2-3 lít/phút theo chiều dài kênh dẫn.

3.3 Kỹ thuật rãnh

Kỹ thuật này đặt cây trong giá thể và đưa vào khe rãnh. Các khe này có độ sâu khoảng 20-30cm. Dung dịch chảy qua đường ống nằm phía trong khe nhỏ, sau đó nó sẽ len đến giữa các khe chứa giá thể.

3.4 Kỹ thuật nổi

Kỹ thuật nổi sử dụng bể chứa dinh dưỡng sâu 20-30 cm. Một tấm kính nhựa PE màu đen được sử dụng để lót vào mặt trong của bể chứa.

cách trồng rau thủy canh tại nhà

Kỹ thuật này sử dụng cả ống dẫn khí và thanh phân phối khí và hoạt động liên tục để tăng oxy, cung cấp dinh dưỡng cho cây. Giá đỡ được làm từ vật liệu nhẹ. Giá đỡ thường là các túi nhựa được gắn trên tấm styrofoam nổi trên bề mặt dung dịch.

3.5 Kỹ thuật mao dẫn

Kỹ thuật trồng rau thủy canh tại nhà mao dẫn sẽ đặt cây vào rọ chứa giá thể trong thùng dung dịch. Các thùng này được cố định bởi tấm chắn bằng xốp.

Thiết kế của rọ là có các lỗ nhỏ để rễ hút dinh dưỡng và thông qua kỹ thuật mao dẫn để ngấm vào giá thể, từ đó giúp cho cây phát triển.

3.6 Kỹ thuật trồng rau dòng sâu

Một phương pháp trồng rau thủy canh tại nhà khác cũng được ưa chuộng đó là dòng sâu. Với kỹ thuật này, dung dịch các chất dinh dưỡng sẽ chảy qua các ống dẫn, sau đó sẽ tiếp xúc với phần dưới của rọ nhựa. Hệ thống rễ của rau sạch sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi cây bằng cách là sẽ mọc rễ qua những khe hở của rọ.

4. Mô hình trồng rau thủy canh tại nhà

4.1 Trồng rau thủy canh tĩnh tại nhà

Một trong các mô hình trồng rau thủy canh tại nhà mà bạn không nên bỏ qua chính là trồng rau thủy canh tĩnh. Đây là mô hình được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Mô hình sử dụng dung dịch thủy canh đã được cố định ở trong các khay nhựa hoặc là trong thùng xốp chuyên dụng. Với mô hình trồng rau thủy canh tĩnh tại nhà cực phù hợp và phổ biến với người dân sống ở vùng thành thị.

cách trồng rau thủy canh tại nhà

Ưu điểm mô hình:

  • Trồng rau thủy canh tĩnh giúp tiết kiệm được chi phí đầu tư, mức nước tưới hằng ngày cũng được giảm. Đặc biệt là bạn không phải mất quá nhiều thời gian để chăm sóc, không chỉ thế, chất lượng rau cũng được đảm bảo.
  • Mô hình ít bị ảnh hưởng bởi mùa vụ, thời tiết và đặc biệt ít bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh.

Nhược điểm mô hình:

  • Thùng để chứa dung dịch trồng rau thủy canh tĩnh thường to, nặng; do vậy mà việc di chuyển các thùng cũng gây khó khăn.
  • Thường xuyên xuất hiện hoặc là tích tụ các loại rong rêu gây nên hiện tượng thối rễ.

Chat ngay với chuyên gia

4.2 Mô hình thủy canh trụ đứng - khí canh

Mô hình trồng rau xanh trụ đứng hoặc khí canh là mô hình trồng rau thường dùng hơi sương để có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cho rau xanh. Với mô hình này thì rễ của rau sẽ được đặt ở nơi kín với không gian tốt ở trong điều kiện tốt nhất.

cách trồng rau thủy canh tại nhà

Ưu điểm mô hình:

  • Trồng rau thủy canh trụ đứng khí canh mang lại năng suất cao, chất lượng rau tươi tốt.
  • Rau có đề kháng tốt, chứa ít nước.
  • Mô hình chiếm ít diện tích, cực phù hợp cho các căn hộ cao tầng và rất thích hợp cho nhà ở đô thị.

Nhược điểm mô hình:

  • Chi phí để xây dựng mô hình thủy canh trụ đứng - khí canh cao, đặc biệt phải cần nhiều dinh dưỡng.
  • Không trồng được nhiều loại rau ở cùng một trụ.
  • Đối với những người mới bắt đồng trồng thì khá tốn nhiều thời gian.

4.3 Hệ thống trồng rau thủy canh tại nhà hồi lưu

Hệ thống trồng rau thủy canh tại nhà hồi lưu là mô hình sử dụng hệ thống bơm tự động để cung cấp các chất dinh dưỡng theo tuần hoàn. Với hệ thống này, các chất dinh dưỡng cho rau xanh sẽ được ống thủy canh luân chuyển liên tục giúp cây phát triển tốt, tươi xanh.

cách trồng rau thủy canh tại nhà

Ưu điểm mô hình:

  • Hệ thống trồng rau thủy canh mang đến năng suất cao, đặc biệt có thể trồng nhiều loại rau khác nhau ở ngay cùng một khay
  • Mô hình đa dạng quy mô
  • Rau phát triển tươi tốt nhờ sự luân chuyển của các dòng dinh dưỡng
  • Tiết kiệm thời gian chăm sóc và cung cấp nước tưới mỗi ngày

Nhược điểm mô hình:

  • Mô hình không phù hợp với các loại rau lấy củ
  • Chi phí đầu tư mô hình trồng rau thủy canh hồi lưu cao

4.4 Mô hình tưới nhỏ giọt

Mô hình tưới rau sạch nhỏ giọt là cách mà bạn có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho rau bằng hệ thống tưới tự động nhỏ giọt trực tiếp lên rễ.

cách trồng rau thủy canh tại nhà

Ưu điểm mô hình:

  • Tiết kiệm thời gian để chăm sóc rau sạch cũng như cung cấp chất dinh dưỡng cho rau
  • Không bị xói mòn giá thể khi tưới
  • Đảm bảo chất lượng rau và nâng cao năng suất rau sạch

Nhược điểm mô hình:

  • Khó có thể làm mát rau ở trong môi trường nắng nóng
  • Chi phí đầu tư cho thiết bị lớn
  • Hệ thống để tưới nước tự động dễ hư hỏng

4.5 Trồng rau thủy canh bằng ống nhựa

Mô hình trồng rau thủy canh bằng ống nhựa là mô hình khá được ưa chuộng hiện nay. Với mô hình này, bạn không cần phải tốn quá nhiều chi phí nhưng vẫn sở hữu được vườn rau như ý.

rau thủy canh tại nhà

Chat ngay với chuyên gia

4.6 Trồng rau thủy canh tại nhà bằng thùng xốp

Mô hình trồng rau thủy canh bằng thùng xốp, bạn có thể tận dụng diện tích khoảng trống trong vườn để có thể bố trí, thiết kế nên vườn rau sạch xanh tươi. Với mô hình này, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí đầu tư, đặc biệt các vật tư trồng rau dễ dàng tìm kiếm, có thể tận dụng được.

rau thủy canh tại nhà

5. Tư vấn thiết kế giàn trồng rau thủy canh tại nhà

Khi trồng rau thủy canh tại nhà, bạn có thể thiết kế giàn phụ thuộc vào quy mô, hướng nắng, độ cao để sao cho phù hợp với không gian vườn tại nhà nhất.

rau thủy canh tại nhà

Bạn có thể lựa chọn nhiều loại giàn khác nhau như giàn chữ A, giàn bán chữ A, giàn phẳng, giàn tầng hoặc là giàn loại treo. Với mỗi loại sẽ phù hợp với không gian khác nhau và sở hữu nhiều ưu điểm khác nhau, cụ thể:

  • Giàn thiết kế chữ A: Giàn trồng được gắn mái giúp tránh được tình trạng mưa và bảo vệ cho rau sạch trong vườn không bị dập, gãy trong trường hợp mưa quá lớn. Mẫu giàn này cực phù hợp đối với sân thượng hay vườn nhà không có tôn với diện tích tương đối rộng rãi.
  • Giàn thiết kế bán chữ A: Giàn dựa sát vào tường và có một mắt hướng sáng. Đây là mẫu giàn thiết kế khá được ưa chuộng và được nhiều người chọn hiện nay. Loại giàn này có thiết kế cực phù hợp với ban công dài có tường cao ở phía sau và 2 bên.

trồng cây thủy canh tại nhà

  • Giàn phẳng: Là loại giàn trồng cây có chiều rộng 1 - 1.5m và có chiều cao khoảng chừng 45 - 60cm. Giàn có khoảng 8 cho đến 10 ống dài với 3 - 6m ở mỗi giàn.
  • Giàn dạng treo: Là loại giàn có thiết kế phần khung linh hoạt, đa dạng kích thước. Ở phần giá đỡ có một bộ dây với độ chắc và co giãn nhất định. Mẫu giàn này cực thích hợp với không gian của nhà phố, nhà ống hoặc là một số nơi có diện tích đất trồng tương đối hạn chế.
  • Giàn tầng: Là loại giàn thường có 2 cho đến 3 tầng với thiết kế phù hợp. Mẫu này cực phù hợp đối với nhà có mái tôn.

6. Các vật tư trồng rau thủy canh

Khi trồng rau thủy canh ở nhà thì trước khi trồng, bạn cần chuẩn bị các vật tư hay là các vật dụng trồng. Một số công cụ mà bạn không nên bỏ qua là:

  • Rọ nhựa để trồng rau thủy canh: Là loại rọ dùng để chứa giá thể và làm giá đỡ cho các loại cây thủy canh. Với vật tư này, bạn có thể gieo hạt giống vào rọ rồi sau đó đặt lên ở trên giàn thủy canh.
  • Ống nhựa: Mục đích dùng ống nhựa là giúp bạn làm cầu nối giữa rau với các dung dịch dinh dưỡng cho cây. Ống nhựa thường được làm bằng nhựa nguyên sinh như là PMMA, ABS, PP, PC, HIPS,...
  • Bút đo PPM và PH: Bút đo PPM giúp xác định nồng độ dung dịch thủy canh chính xác. Còn đối với bút PH là dụng cụ giúp đo nồng độ PH, ảnh hưởng nhiều đến điều kiện sinh sống của cây trồng.
  • Giá thể: Bạn nên chuẩn bị một số loại giá thể để trồng cho rau sạch như vỏ trấu, mùn cưa, vỏ cây, vỏ bào, xơ dừa hoặc là sỏi, cát,...
  • Dung dịch dinh dưỡng: Đây là vật tư không thể thiếu khi trồng rau sạch thủy canh. Dung dịch này sẽ được pha vào nước để làm môi trường sống của rau sạch.

7. Hướng dẫn cách trồng rau thủy canh tại nhà

7.1 Chuẩn bị

Để trồng rau thủy canh đơn giản ở nhà thì đầu tiên bạn cần chuẩn bị các dụng cụ, vật tư trồng rau đầy đủ, cần thiết như rọ nhựa, bút đo PPM, ống nhựa, giá thể.

Bên cạnh đó, bạn cần phải xác định được địa điểm trồng rau phù hợp. Đặc biệt, yếu tố phải luôn quan tâm là ánh nắng mặt trời; cây cần quang hợp để phát triển xanh tốt, do đó, nên chọn vị trí sân thượng hoặc ban công, những nơi có thời gian chiếu sáng trực tiếp tối thiểu là 6 đến 12h.

trồng cây thủy canh tại nhà

Ngoài ra, điện và nước là những yếu tố không thể thiếu khi áp dụng các kỹ thuật, phương pháp trồng rau thủy canh tại nhà. Bạn cần phải đảm bảo hệ thống cung cấp điện và nước sạch được vận hành liên tục.

Chat ngay với chuyên gia

7.2 Quy trình trồng rau thủy canh tại nhà

Quy trình để thiết kế hệ thống thủy canh tại nhà bao gồm:

Bước 1: Bọc một lớp ni lông đen phủ kín đáy và thành khay, buộc dây chun hoặc dây vải để giữ cho chắc để làm môi trường thủy canh cho rau.

Bước 2: Khoét các lỗ vừa với cốc nhựa trên nắp thùng xốp, đồng thời các cũng cần đục vài lỗ nhỏ để thoát nước. Trong lúc đó thì bạn hãy ngâm hạt giống trong nước ấm vài tiếng.

trồng cây thủy canh tại nhà

Bước 3: Trộn hỗn hợp giá thể lại với nhau, tỉ lệ 1/2 trấu, 1/2 xơ dừa rồi đổ vào cốc nhựa đã đục, bạn chỉ đổ đầy 2/3 cốc, sau đó rải hạt giống đã ngâm vào.

Bước 4: Pha loãng dung dịch dinh dưỡng vào nước, lắc thật đều rồi đổ vào thùng xốp (tỉ lệ pha 1 nắp dung dịch – 1 lít nước), sau đó khuấy đều. Mực nước cần phải cách miệng thùng ít nhất 2cm.

Bước 5: Đặt các cố hạt giống vào từng ô nhỏ đã đục trên nắp thùng xốp. Đặt nắp hộp có sẵn rọ nhựa đã gieo hạt lên trên hộp xốp có chứa dung dịch dinh dưỡng, sao cho phần đáy của rọ nhựa ngập trong dung dịch từ 1-2 cm.

8. Cách chăm sóc khi trồng rau thủy canh tại nhà

Trồng rau thủy canh tại nhà là mô hình trồng rau đơn giản, không khiến bạn mất nhiều thời gian chăm sóc hàng ngày. Công việc cần đảm bảo là chỉ cần cho rau tắm nắng từ 5-6h, tránh mưa làm loãng dung dịch dinh dưỡng.

cách trồng rau thủy canh đơn giản tại nhà

Vào những ngày trời nóng, hãy chú ý cung cấp nước cho rau bằng cách sử dụng bình phun sương. Nhớ cần phải chú ý theo dõi mực nước trong hộp xốp, cần pha thêm dinh dưỡng vào khi mực nước thấp hơn bộ rễ.

cách trồng rau thủy canh đơn giản tại nhà

Sau 5 ngày gieo hạt giống theo phương pháp này, bạn sẽ dễ dàng thấy rõ những mầm non nhú lên. Cốc nào không lên mầm hãy rút cốc bỏ ra nhé. Lúc thu hoạch rau thủy canh chỉ cắt sát gốc, phải để lại 1 nhánh lá cuối để tạo dinh dưỡng cho lần trồng tiếp theo.

9. Một số loại rau phổ biến khi trồng thủy canh

9.1 Rau mầm

Rau mầm là một trong các loại cây non được nhiều người lựa chọn khi trồng rau thủy canh. Rau mầm thích hợp trong môi trường thủy canh với chiều dài từ 5 cho đến 10cm, là loại rau mềm mọng nước.

trồng rau thủy canh đơn giản

Chat ngay với chuyên gia

9.2 Rau muống

Một trong các loại rau thủy canh mà bạn không nên bỏ qua là rau muống. Đây là loài thực vật bán thủy sinh thuộc họ Bìm Bìm. Là loại rau phổ thông và được nhiều người lựa chọn hiện nay.

trồng rau thủy canh đơn giản

9.3 Dâu tây

Nhắc đến loại cây trồng thủy canh thì không thể bỏ qua dâu tây. Đây là một loại thực vật hạt kín, thuộc họ của Hoa hồng.

trồng rau thủy canh đơn giản

9.4 Rau xà lách

Rau xà lách hay còn được gọi là rau cải bèo hay rau tai bèo. Đây là loại thực vật thuộc họ Cúc và được rất nhiều người lựa chọn khi trồng rau tại nhà.

trồng rau sạch thủy canh tại nhà

Trên đây là tất tần tật thông tin về trồng rau thủy canh tại nhà của Rosava. Hãy để lại ngay hình ảnh giá rau của bạn ở phần bình luận ở dưới nhé!

Từ khóa » Khoảng Cách Trồng Rau Thủy Canh