Kỹ Thuật Khai Thác, Sơ Chế Và Bảo Quản Nhựa Trôm

1. Kỹ thuật khai thác nhựa Trôm hiệu quả nhất

1.1. Chuẩn bị dụng cụ để khai thác nhựa trôm

Túi nilong, kéo cắt cành

Hình 1: Túi nilong Hình 2: Kéo cắt cành

Băng dính bản rộng và máy khoan cầm tay

Hình 3: Băng dính bản rộng 5cm Hình 4: Máy khoan và mũi loại 18 ly

Đục và búa

Hình 5: Đục loại mũi rộng 2cm Hình 6: Búa

Dao cạo nhỏ, khay đựng nhựa trôm

Hình 7: Dao cạo vỏ Hình 8: Khay đựng nhựa Trôm

1.2. Chọn thời điểm khai thác nhựa trôm

Khai thác vào mùa nắng, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Thời gian còn lại để cho cây ưỡng sức.

Với cây Trôm trên đất tốt, phát triển mạnh thì năm thứ 3 - 4, cao 4 - 6 m, đường kính bình quân 10 - 15 cm bắt đầu tiến hành khai thác nhựa.

Với cây Trôm trồng trên đất khô cằn, nắng hạn thì trồng khoảng 5 - 7 năm, cao 4 - 5m, đường kính bình quân trên 30cm mới bắt đầu khai thác.

Trôm cho khai thác nhựa quanh năm, nhưng tháng 3 - 4 cây rụng lá nên ngừng khai thác.

Rừng trôm bắt đầu cho khái thác

Hình 9: Rừng Trôm bắt đầu cho khai thác

1.3. Khai thác nhựa trôm

1.3.1. Khai thác nhựa trôm trên thân

Thực hiện khai thác nhựa Trôm trên thân theo các bước sau:

Bước 1: Xử lý thực bì và làm sạch thân cây khai thác

  • Phát dọn thực bì toàn diện khu vựa khai thác nhựa.
  • Làm sạch thân cây cần khai thác.

Khu vực khai thác đã được xử lý thực bì

Hình 10: Khu vực khai thác đã được xử lý thực bì

Bước 2: Khai thác nhựa

Trên thân cây Trôm, mở lỗ cách gốc 50cm đến nơi cây phân cành.

Giới hạn đục lỗ trên thân cây

Hình 11: Giới hạn đục lỗ trên thân cây

Lỗ hình vuông hoặc tròn, có kích thước 2cm x 2 cm, sâu vừa hết lớp vỏ, cách tượng tầng 1 - 1,3 mm.

Lỗ đục đạt tiêu chuẩn

Hình 12: Lỗ đục đạt tiêu chuẩn

Theo chiều thẳng đứng, lỗ cách lỗ 30 cm, theo chu vi, lỗ các lỗ 20 cm; sát lỗ chéo nhau. Số lượng lỗ nhiều hay ít tùy theo thân cây to hay nhỏ.

 Khoảng cách giữa các lỗ đục

Hình 13: Khoảng cách giữa các lỗ đục

Sau đó, từ các lỗ bị đục tiết ra nhựa (mủ). Nhựa Trôm tiết ra đông thành từng cục nhỏ tựu bám vào vỏ cây trên miệng lỗ đục.

Các lỗ đục đang tiết nhựa

Hình 14: Các lỗ đục đang tiết nhựa

Để đục lỗ trên thân cây Trôm có nhiều cách. Hiện nay sử dụng chủ yếu 2 cách sau:

  • Cách 1: Sử dụng dùi nhọn hoặc ống sắt đục vào thân cây
  • Trên thân cây rạch lớp vỏ mỏng bên ngoài theo chiều rộng 20cm, theo chiều dài 3cm.

- Dùng ùi đục có miệng đục dài 2cm hoặc ống sắt có kích thước miệng 2x2 cm đục các lỗ hình tròn hoặc hình vuông lên thân cây, sâu vừa hết lớp vỏ. Loại bỏ hết lớp vỏ thừa.

Khai thác nhựa bằng cách đục lên thân cây

Hình 15: Khai thác nhựa bằng cách đục lên thân cây

 Khai thác gần gốc cây, dùng nilon che vết đục

Hình 16: Khai thác gần gốc cây, dùng nilon che vết đục

Chú ý: Tại những vị trí khai thác gần gốc cây cần quấn nilon để chắn bụi bẩn ưới đất tiếp xúc lên nhựa.

Làm theo cách này nhựa thường bị vàng, chất lượng nhựa kém và phải tốn công để làm sạch nhựa.

* Cách 2: Sử dụng máy khoan cầm tay

Cách làm này đỡ tốn công sức hơn so với cách ùng đục để đục.

Cách làm này ít làm cây bị tổn thương, nhựa ra đều, nhanh lành vết a hơn. Tuy nhiên cần vốn đầu tư về trang thiết bị cao hơn.

Trước tiên, bên ngoài, gần chỗ khoan, ùng băng keo trắng quấn quanh thân cây khoảng 10 cm.

Quấn băng dính.

Hình 17: Quấn băng dính.

Sau đó ùng mũi khoan loại 18 ly khoan thẳng vào thân cây

Khoan thẳng vào thân

Hình 18: Khoan thẳng vào thân

Nhựa tiết ra sẽ tụ cục trên băng keo.

Nhựa tiết ra

Hình 19: Nhựa tiết ra

1.3.2. Khai thác trên cành

Đây là phương pháp lấy nhựa bằng cách cắt ngọn đầu cành.

Để khai thác, tiến hành lựa những cành trung bình không non cũng không già và cắt phần ngọn.

Chọn cành cắt ngọn

Hình 20: Chọn cành cắt ngọn

Sau đó, ùng bao nilon bao lại, dùng dây buộc chặt.

Với phương pháp này, chất lượng nhựa tốt nhất khi được lấy, vì không bị oxi hóa, mủ trong, không lẫn với tạp chất và không ảnh hưởng đến chất lượng của cây.

Buộc bao nilon tại đầu vết cắt

Hình 21: Buộc bao nilon tại đầu vết cắt

1.3.3. Tiến hành thu nhựa Trôm

- Quy trình lấy nhựa quay vòng từ 2 - 3 ngày, thời gian hết là lấy nhựa từ 10 - 15 lần sau khi các lỗ tiết nhựa từ thân cây tự lành trở lại. Tiếp tục ”đục” các lỗ khác để lấy nhựa.

- Nếu khai thác mùa mưa, nhựa Trôm phải lấy liên tục trong ngày, không được để nhựa ính nước mưa vì trong nước mưa có axit nên nhựa sẽ bị vàng và nở nhựa sẽ hư.

Thu nhựa Trôm

Hình 22: Thu nhựa Trôm

*Chú ý:

Sau khi khai thác mủ cần phải bón phân NPK cung cấp dinh dưỡng để bồi dưỡng cây ngằm khai thác bền vững nhựa Trôm hàng năm.

2. Sơ chế và bảo quản nhựa Trôm

2.1. Sơ chế nhựa trôm

Nhựa Trôm nguyên chất có nhiều dạng với kích thước khác nhau: Màu trắng đục, màu trắng hơi vàng, loại nhựa có sợi, loại vón cục vo tròn… tùy thuộc vào vị trí và tuổi cây Trôm khi lấy nhựa.

Khi lấy nhựa Trôm từ thân cây vào thì phải phân loại ngay: Mủ trắng là mủ loại 1. Mủ vàng là mủ loại 2, 3.

Nhựa Trôm sau khi phân loại

Hình 23: Nhựa Trôm sau khi phân loại

Sau khi phân loại cần phơi nhựa Trôm ưới nắng gắt trong thời gian 1 - 2 ngày.

Phơi nhựa Trôm ưới nắng

Hình 24: Phơi nhựa Trôm ưới nắng

2.2. Bảo quản nhựa trôm đảm bảo nhất

Nhựa Trôm sau khi được phân loại và phơi khô cần được cất giữ trong túi bóng trắng, hộp nhựa sạch nơi thoáng mát để nhựa khô, không bị tiếp xúc với hơi nước và không khí bên ngoài.

Bảo quản nhựa Trôm trong hộp nhựa và túi bóng.

Hình 25: Bảo quản nhựa Trôm trong hộp nhựa và túi bóng.

Từ khóa » Cây Trôm Lấy Nhựa