Kỹ Thuật Làm Bầu đất Trồng Cây | Phân Dơi Số 1

Bầu đất là một trong những yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây con, nhất là việc hình thành bộ rễ sau này cho cây.

Bầu đất chính là nơi cung cấp chất dinh dưỡng và duy trì sự sinh trưởng và phát triển của cả vườn ươm nên bà con cần chú ý chuẩn bị bầu đất đúng kích thước, thành phần theo đúng tỉ lệ pha trộn để tạo điều kiện giúp cho cây được sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Nội Dung

Toggle
  • Nguyên vật liệu cần chuẩn bị
  • Kích thước bầu
  • Cách pha trộn ruột bầu
  • Yêu cầu đóng bầu đất
  • Cách xếp bầu đất
    • a) Đối với nền đất mềm
    • b) Đối với nền đất cứng

Nguyên vật liệu cần chuẩn bị

  • Đất: Thường là đất thịt nhẹ hoặc đất cát, cần phải đập nhỏ và sàng mịn (bằng khung lưới sàng đất) trước khi đóng bầu. Cần chọn loại đất có bề mặt tơi xốp, độ hữu cơ trên 3%, đất ít chua và đã được phơi ải. Không nên chọn đất ở nơi có nguồn bệnh do nấm phytopthora gây ra sẽ khiến cây con bị lây bệnh.
  • Cát: Thường là cát vàng, nếu có sỏi ta sàng lấy cát mịn.
  • Phân Dơi Bat Guano: cung cấp dinh dưỡng cho bầu đất đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Túi bầu: Tùy từng loại đất, cây mà ta sử dụng bầu có đáy hoặc không đáy, kích thước to hay nhỏ.
  • Phân lân nung chảy.
  • Vôi bột để loại bỏ các loại vi sinh vật có hại.

Kích thước bầu

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ của cây con chính là kích thước bầu.

Nếu kích thước bầu quá nhỏ, bộ rễ sẽ bị hạn chế tuy nhiên nếu bầu đất quá lớn sẽ khiến tốn rất nhiều đất bầu, hơn nữa còn chiếm rất nhiều chỗ trong vườn ươm và chúng ta cũng phải làm vườn ươm lớn hơn.

Tùy theo mục đích sử dụng, chúng ta chia thành 2 loại bầu đất:

  • Loại 1 – bầu đất không đáy: thường sử dụng khi đất đóng bầu có hàm lượng sét cao, mưa nhiều, sử dụng cho các loại cây rễ chùm.
  • Loại 2 – bầu đất có đáy: thường sử dụng khi đất đóng bầu có hàm lượng cát cao, vùng có khí hậu khô, sử dụng cho các loại cây rễ cọc.
Kích thước bầu
Kích thước bầu

Mỗi bầu nên đục từ 8 đến 12 lỗ ở phía dưới gần đáy bầu để thoát nước hợp lí. Lỗ đục nên phân thành 2 tầng. Tầng cuối cùng cách đáy bầu không quá 2 cm.

Nên dùng bầu đất nhựa có màu đen để ươm cây, kích thước bộ rễ phát triển sâu xuống đất.

Vỏ bầu là khuôn giữ cho ruột bầu định hình, giúp vận chuyển bầu dễ dàng, không bị vỡ khi đảo hoặc di chuyển.

Cách pha trộn ruột bầu

Cần trộn đều thành hỗn hợp theo tỷ lệ 5:3:2 (5 cát : 3 đất : 2 phân dơi). Tỷ lệ này có thể thay đổi khi đất đóng bầu có nhiều cát.

Mỗi khối hỗn hợp trên cần trộn thêm 5kg super lân + 5kg vôi bột.

Đổ đất, cát, phân dơi thành đống. Sau đó dùng xẻng trộn đều. Hỗn hợp trộn xong có màu nâu đen và có thể sử dụng đóng bầu.

Pha trộn ruột bầu đất

Chú ý:

  • Hỗn hợp mang đi trộn là đất, cát, phân không được quá ẩm.
  • Nếu hỗn hợp bầu quá khô, trước khi đóng bầu ta nên tưới một ít nước.

Yêu cầu đóng bầu đất

Giá thể (bầu đất) đóng xong phải đạt tiêu chuẩn:

  • Hai mép đáy bầu phải căng, đất được nén chặt.
  • Thành bầu không bị nhăn, gãy hoặc bị gấp khúc.
  • Bầu đóng xong phần đáy cứng và mềm dần khi lên đến đỉnh bầu.
Yêu cầu đóng bầu đất đạt tiêu chuẩn
Bầu đất đóng đúng (bên phải) và bầu đất đóng không đúng tiêu chuẩn (bên trái)

Cách xếp bầu đất

a) Đối với nền đất mềm

Xếp giá thể so le

b) Đối với nền đất cứng

Xếp giá thể sát nhau

bầu ươm; kỹ thuật làm bầu ươm cây; cách làm bầu ươm; cách đóng bầu ươm; kỹ thuật làm bầu ươm;

Hy vọng với những chia sẽ của Vietgro sẽ giúp bà con nông dân ươm cây tốt hơn, chúc bà con thật nhiều vụ mùa bội thu.

4.7/5 - (27 bình chọn)

Từ khóa » Các Bước Làm đất đóng Bầu ươm Cây