Kỹ Thuật Làm Giàn Chanh Dây (truyền Thống, Chữ T, Thẳng đứng)

Tóm tắt nội dung

  • Các kiểu giàn trồng chanh dây
  • I. GIÀN CHANH DÂY KIỂU TRUYỀN THỐNG
  • Ưu điểm giàn truyền thống
  • Nhược điểm giàn truyền thống
  • II. GIÀN CHANH DÂY CHỮ T
  • Ưu điểm giàn chữ T
  • Nhược điểm giàn chữ T
  • III. GIÀN CHANH DÂY KIỂU THẲNG ĐỨNG (CHỮ I)
  • Ưu điểm của giàn thẳng đứng (chữ I)
  • Nhược điểm giàn thẳng đứng (chữ I)

Do phần hướng dẫn kỹ thuật làm giàn chanh dây khá phức tạp và có nhiều kiểu giàn khác nhau (kiểu truyền thống, kiểu giàn chữ T, kiểu giàn thẳng đứng, kiểu chữ A…), nên chúng tôi tách ra thành một bài viết riêng để tiện cho quý bà con tham khảo và áp dụng. Phần còn lại của kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh dây, phòng trừ sâu bệnh xin tham khảo tại các liên kết sau:

  • Tổng quan kỹ thuật trồng chanh dây
  • Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh cho chanh dây

Các kiểu giàn trồng chanh dây

Hiện nay bà con sử dụng rất nhiều kiểu giàn để trồng chanh dây, nhưng phổ biến nhất phải kể đến các loại giàn sau

  • Giàn truyền thống kiểu trồng bầu bí (đan ô vuông phủ trên đầu giàn)
  • Giàn chữ T
  • Giàn thẳng đứng (Giàn chữ I)

Mỗi kiểu giàn đều có ưu và nhược điểm riêng, tùy vào hạn mức đầu tư, địa thế đất, chuyên canh hay xen canh mà bà con tự chọn một kiểu giàn thích hợp. Kiểu giàn sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả và quá trình chăm sóc thu hoạch. Cần cân nhắc kỹ

I. GIÀN CHANH DÂY KIỂU TRUYỀN THỐNG

Giàn chanh dây kiểu truyền thống (đan ô vuông trên đầu)
Giàn chanh dây kiểu truyền thống (đan ô vuông trên đầu)
  • Sử dụng cọc bê tông xen kẽ với cọc tre hoặc cây gỗ tạp. Riêng hàng cọc ngoài cùng (hàng biên) cần sử dụng 100% cọc bê tông và phải tiến hành néo cọc
  • Cọc cách cọc / hàng cách hàng: 5m
  • Cọc bê tông có tác dụng là cọc chịu lực, nên có chiều cao 2,5 – 3m. Chôn sâu 50cm trở lên sao cho chiều cao giàn từ 2m – 2,5m.
  • Cọc tre có tác dụng chống giàn, có thể chôn hoặc không. Phần chân cọc nên sơn hoặc nhúng thuốc chống mối để tăng độ bền của giàn
  • Sau khi trồng cọc ta tiến hành giăng kẽm bên trên đầu cọc. Cách căng như sau
  • Kẽm 4 li: Căng xung quanh và căng nối các đầu cọc
  • Kẽm 1-2 li: Căng đan bên trong thành ô vuông 50cm x 50cm
  • Bà con có thể xem hình minh họa sau (Số 0 là cọc tre, Số 1-17 là cọc bê tông)
Làm giàn chanh dây kiểu truyền thống
Làm giàn chanh dây kiểu truyền thống. Nguồn: Kênh Youtube – Trái Cây Theo Mùa Đăk Lăk

Ưu điểm giàn truyền thống

  • Có thể tận dụng các trụ tiêu trong những năm đầu mới trồng tiêu chưa có thu hoạch
  • Phù hợp với khu đất bằng phẳng, mảnh đất vuông vắn
  • Dễ thi công, không cần tính toán phức tạp
Có thể tận dụng trụ tiêu để xen canh tiêu và chanh dây
Có thể tận dụng trụ tiêu để xen canh tiêu và chanh dây

Nhược điểm giàn truyền thống

  • Khi cây phủ giàn sẽ che đi nhiều ánh sáng, phần bên dưới dàn khó xen canh loại cây khác
  • Khó chăm sóc, khó xử lý bệnh (Do giàn ở trên đầu, phần bên trên giàn hầu như không xử lý thuốc được)
  • Chất lượng quả bị ảnh hưởng nhiều, tỷ lệ quả loại 1 chỉ đạt 60-70%
  • Dàn dễ sập nếu thi công không cẩn thận, vật liệu thi công không chắc chắn, khi sập giàn sẽ ảnh hưởng nguyên cả giàn

II. GIÀN CHANH DÂY CHỮ T

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh dây (mác mác)

Cách nhận biết và phòng trừ bệnh thường gặp trên cây chanh…

Giàn kiểu chữ T (Trong ảnh là giàn trồng cây Sachi. Nhưng cũng có thể áp dụng cho chanh dây)
Giàn kiểu chữ T (Trong ảnh là giàn trồng cây Sachi. Nhưng cũng có thể áp dụng cho chanh dây)
  • Có hai kiểu giàn chữ T là giàn cọc đơn và giàn cọc đôi. Với giàn cọc đơn ta trồng cọc cách cọc 3m. Thanh ngang dài 1,2 – 1,5m. Có thể đặt chữ thanh ngang ở đầu cọc hoặc cách đầu cọc 0,5m. Chiều cao đỉnh cọc tới mặt đất là 2,5m chôn sâu 0,5m.
  • Giàn chữ T cọc đôi, trồng cọc thành từng đôi cách nhau 1m, thanh ngang 2,5 – 3m. Mỗi đôi cọc cách nhau 4m – 4,5m
  • Mỗi hàng cọc cách nhau 3m
  • Dùng dây kẽm loại 3 – 4li, buộc nối các đầu cọc, đầu thanh ngang với nhau. Kẽm nhỏ hơn 1-2li buộc thành các đường song song trên thanh ngang, mỗi dây cách nhau 50cm
  • Nền đất yếu cần tiến hành dùng kẽm néo các đầu cọc để gia cố, tăng độ vững chắc cho giàn
Minh họa kiểu giàn chữ T cho chanh dây
Minh họa kiểu giàn chữ T cho chanh dây

Ưu điểm giàn chữ T

  • Có khoảng trống bên trên, khoảng trống giữa các hàng. Phần trống giữa các hàng có thể xen canh các loại rau màu cải thiện thu nhập
  • Ánh sáng mặt trời chiếu đều đến các từng vị trí của cây, hạn chế sâu bệnh, năng suất tính trên mỗi cây cao hơn, chất lượng quả loại 1 70-80%
  • Có thể quan sát tổng thể từng vị trí của cây, kịp thời xử lý bệnh, thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch

Nhược điểm giàn chữ T

  • Thiết kế thi công phức tạp
  • Mật độ trồng thưa, không phát huy được năng suất mong muốn
  • Cọc chính phải sử dụng loại cọc tốt. Do chịu nhiều lực.

III. GIÀN CHANH DÂY KIỂU THẲNG ĐỨNG (CHỮ I)

  • Sử dụng cọc tre, cọc bê tông, chôn sâu 40-50cm. Chiều cao cọc tính từ mặt đất đến đỉnh cọc là 1,8 – 2m (Nếu có điều kiện có thể làm cao hơn)
  • Cọc cách cọc 2m hàng cách hàng 1m.
  • Dùng kẽm 3-4li, nối các đỉnh cọc và các cọc với nhau (Cọc trong cùng 1 hàng). Dây cách dây 40-50cm.
  • Có thể buộc thêm đường chéo từ đỉnh cọc xuống chân cọc kế tiếp, vừa có tác dụng gia cố, vừa tăng diện tích cho cây đeo bám

Ưu điểm của giàn thẳng đứng (chữ I)

Giàn chanh dây kiểu thẳng đứng (Giàn chữ I)
Giàn chanh dây kiểu thẳng đứng (Giàn chữ I)
  • Thi công đơn giản, tiết kiệm vật liệu
  • Mật độ trồng cao, năng suất trên cùng một diện tích có thể cao hơn các kiểu giàn khác
  • Cây quang hợp tốt hơn, không bị cạnh tranh ánh sáng lẫn nhau
  • Dễ dàng quản lý sâu bệnh, tiện cho chăm sóc, thu hoạch quả
  • Chất lượng quả cao (Quả loại 1 từ 80-90%)
  • Có thể xen canh các loại rau màu giữa các hàng, tận dụng tối đa diện tích canh tác. Tăng thu nhập, đồng thời góp phần cải tạo đất (nếu xen canh các loại cây họ đậu)

Nhược điểm giàn thẳng đứng (chữ I)

  • Việc di chuyển giữa các hàng bị hạn chế
  • Phần gốc chanh bắt đầu để nhánh sát mặt đất, nên hay ẩn chứa nguy cơ sâu bệnh.
  • Ngoài ra chưa thấy thêm nhược điểm gì từ cách làm giàn kiểu thẳng đứng này

Kết luận

Như vậy, với 3 kiểu làm giàn như trên, mỗi kiểu đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy theo khả năng đầu tư, địa thế đất mà bà con chọn cho mình một kiểu giàn phù hợp. Giàn thẳng đứng hiện nay đang phát huy được nhiều lợi thế. Bà con nên cân nhắc kiểu giàn này.

Tìm kiếm : ky thuat trong chanh day, làm giàn thẳng đứng, lam gian chanh day, giàn chữ t, gian chanh leo, Dung gian leo chanh day, chanh dây giàn chữ y, canh làm gian chu a, cach làm gian chanh leo, cach lam gian chanh day

Từ khóa » Cách Làm Giàn Cho Cây Chanh Leo