Kỹ Thuật Làm Khô Ngô (phơi, Sấy) - Tài Liệu Text - 123doc

  1. Trang chủ >
  2. Nông - Lâm - Ngư >
  3. Nông nghiệp >
Kỹ thuật làm khô ngô (phơi, sấy)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 50 trang )

12Ngô hạt không có vỏ trấu, nếu điều kiện bảo quản không tốt (ngô chưa chíngià, phơi chưa thật khô, dụng cụ chứa đựng không kín...) chim, chuột, mốc, mọt cóthể phá hỏng hoàn toàn cả kho ngô trong vòng vài batháng. Vì vậy cần làm ngô khô đến độ ẩm 12-13% để có thể bảo quản an toàn,hạn chế mức độ hư hỏng. Có thể làm ngô khô bằng hai cách: Phơi nắng hoặc sấytrong các thiết bị sấy, lò sấy.Phơi ngôPhơi ngô là cách làm khô cổ truyền đơn giản, dễ áp dụng rộng rãi, nhu cầuđầu tư ban đầu thấp.Phơi ngô trên sân hoặc dàn phơi.- Có thể phơi cả bắp cho đến khi đạt độ khô cần thiết cho quá trình bảoquản. Trước khi phơi bắp ngô phải được bóc bỏ hết lá bẹ và râu ngô. Có thể sửdụng lá bẹ để bó nhiều bắp thành túm treo phơi và bảo quản nguyên bắp.Cất giữ ngô ở miền núiHình 6.5: Cất giữ ngô ở miền núi- Chiều dày lớp bắp (hoặc hạt) phơi khoảng 5-10 cm. Thường mỗi giờ đảođều lớp ngô phơi.- Phơi ngô thật khô, kiểm tra bằng cách cắn hay đập thấy hạt vỡ vụn thành cácmảnh sắc cạnh, sàng sảy sạch tạp chất và loại bỏ hạt non, hạt lép.- Sân phơi: Sân phơi phải khô, sạch, thoáng, dễ thoát nước. Nên láng thêmmột lớp xi măng sẫm màu và tạo độ dốc thoát nước mưa cho sân. Trên sân đất phảilót cót hoặc tấm nhựa (màu càng sẫm càng tốt). 13Phơi ngô hạtHình 6.6: Phơi ngô hạt- Dàn phơi: Sử dụng dàn phơi làm tăng được diện tích sân phơi, dễ dàng thugom ngô hàng ngày hoặc khi mưa dông bất thường. Thuận lợi nhất là dàn phơi cólắp bánh xe. Dàn phơi có thể làm bằng tre, gỗ hoặc sắt thép. Mỗi dàn có 5-7 tầng.Các tầng có thể điều chỉnh độ nghiêng theo hướng ánh sáng mặt trời. Mỗi tầng đặtnhiều khay phơi (như nong, nia hoặc sàng kim loại). Để chủ động bảo quản đượcngô trong điều kiện thời tiết mưa ẩm dài ngày (thường gặp nhiều trong vụ thuhoạch ngô ở nước ta), phải sử dụng thiết bị sấy, nhất là đối với sản xuất ngô giốnghoặc sản xuất ngô quy mô lớn.Dàn cũng có thể làm bằng tre, gỗ, nứa là các vật liệu sẵn có tại địa phương nêntiết kiệm được chi phí. Dùng các cột gỗ hoặc tre chôn sâu xuống đất cách nhau 3m rồidùng các cây tre buộc kết nối các cột làm khung giàn cao cách mặt đất từ 1,2-1,5m. Sửdụng thân các cây nứa ken dày làm mặt sàn, bốn phía xung quanh ken thêm 3-4 câynứa nữa chồng lên nhau để làm tường chắn. Ngoài ra, cần chuẩn bị sẵn một tấm bạtnilon để phủ kín toàn bộ mặt sàn vào ban đêm để chống sương hoặc khi gặp mưa.Diện tích mỗi sàn chỉ nên làm 5-6m2 là vừa. Tùy theo sản lượng ngô hoặc diện tíchngô trồng cùng một lứa của từng gia đình nhiều hay ít mà bố trí số giàn phơi ngô chothích hợp. 14Hình 6.7: Kho hong gió- Kho hong gió: Dùng để hong khô ngô bắp khi thời tiết thu hoạch khôngthuận lợi, phù hợp với hoàn cảnh thiếu năng lực sấy, thích hợp với việc tạm thờibảo quản ngô bắp. Kho hong gió chủ yếu dùng để bảo quản ngô bắp tạm thời chờnắng. Riêng những địa phương có khí hậu khô ráo có thể sử dụng kho hóng gió đểbảo quản ngô bắp dài ngày.Kho hong gió thường làm cao 2,5 - 3,5m, rộng 1m và chiều dài tùy theolượng ngô bắp. Khung kho được làm bằng tre, gỗ, bê tông hoặc kim loại và có máiche mưa. Thành kho phải thoáng cho gió lùa qua, chỉ cần ngô bắp không rơi lọt.Thành kho thường được làm bằng phên tre nứa đan mắt cáo, lưới kim loại 25 x 25mm hoặc ghép gỗ thưa có khe hở.Bố trí kho hong gió ở nơi cao ráo, thoáng gió, bề mặt kho vuông góc vớihướng gió chính của địa phương, sàn kho cách mặt đất trên 60 cm.Sấy ngôSử dụng thiết bị sấy để làm khô ngô có các ưu điểm sau: Chủ động, nhanhchóng làm khô lượng ngô lớn tới độ ẩm cần thiết, bảo toàn được chất lượng sảnphẩm, tránh hiện tượng bốc nóng, men mốc, thối hỏng.- Máy sấy MS: Là kiểu máy đơn giản của Viện Công nghệ sau thu hoạch Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã được nhiều cơ sở sản xuất sử dụng.Máy sấy MS có ba loại giải pháp kết cấu giống nhau với sức chứa 200, 600 và1.000 kg ngô hạt.Máy sấy MS có các ưu điểm: Sấy khô được nhiều loại nông sản (ngô, thóc,đậu, lạc, nhãn, vải, táo, mận...) tiêu tốn ít nhiên liệu, có thể sử dụng nhiều loạinhiên liệu khác nhau (cùi, trấu, than...).- Lò sấy thủ công SH -200: Là kiểu lò sấy không sử dụng điện (không sửdụng quạt gió), đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng, giá rẻ. Lò sấy SH -200 đã được 15Viện Công nghệ sau thu hoạch chuyển giao cho nhiều hộ nông dân vùng sâu, vùngxa, vùng chiêm trũng, chưa có điện.Ngoài các loại máy sấy trên, hiện có nhiều loại máy sấy công suấtkhác nhau có thể sử dụng để sấy ngô.Lưu ý khi phơi, sấy ngô:+ Không nên sấy trực tiếp ngô bằng khói lò đốt. Khói lò đốt sẽ dế làm nông sản quálửa và nhiễm mùi khói lò. Như vậy, sẽ làm giảm giá trị cảm quan của nông sản sausấy và tích lũy độc tố trên nông sản.+ Không sấy nông sản ở nhiệt độ quá cao (1000C), vì chất lượng nông sản sẽ thay đổimạnh (mất sức sống, giảm tỷ lệ nảy mầm, giá trị dinh dưỡng giảm,…) nhiệt độ sấynông sản thường dao động trong khoảng 40 – 800C.+ Nâng dần nhiệt độ để tránh sự nứt vỏ, sự hồ hóa…. trên bề mặt nông sản đối vớinhững nông sản có vỏ mỏng và có hàm lượng tinh bột cao.4. Phân loại và làm sạch nông sảnMục đích của giai đoạn này là loại bỏ tạp chất lẫn ra khỏi ngô, tạo sự đồng nhấttối đa cho khối hạt.Ngô hạt sau khi phơi sấy thường được sàng sẩy loại bỏ hạt lép, kẹ, sâu, mọt,sỏi, đất ….để nâng cao phẩm chất và giá trị ngô thương phẩm.B. Câu hỏi và bài tập thực hành1. Câu hỏi:- Anh/ chị hãy trình bày kỹ thuật thu hoạch ngô?- Anh/ chị hãy trình bày kỹ thuật phơi, sấy ngô theo các điều kiện cụ thể?2. Bài tập thực hành:XÁC ĐỊNH ĐỘ CHÍN THU HOẠCH VÀ THU HOẠCH NGÔXác định chính xác thời điểm thu hoạch ngô là một trong những yếu tố quantrọng ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất ngô thương phẩm.1. Mục đích:Xác định độ chín thu hoạch và thu hoạch ngô để đánh giá ảnh hưởng của thờiđiểm thu hoạch đến năng suất. 162. Công việc chuẩn bị:- Nương/ruộng ngô gần đến thời điểm thu hoạch- Nương/ruộng ngô đến thời điểm thu hoạch- Dụng cụ thu hoạch ngô3. Tiến hànhQuan sát, mô tả hình thái, nhận định mức độ chín của ruộng ngô thông qua:màu sắc lá ngô, màu lá bi, màu hạt, màu và kích thước vết sẹo chân hạt.Kết luận về thời điểm thu hoạch và thực hiện thu hoạch ngô.Bài thực hành:PHƠI – TÁCH HẠT – PHÂN LOẠI NGÔChất lượng ngô đưa vào bảo quản ảnh hưởng rất lớn tới kết quả bảo quản ngô.Ngô đưa vào bảo quản chưa đạt độ ẩm quy định sẽ là điều kiện thuận lợi cho mối mọtphá hoại ngô1. Mục tiêuThực hiện phơi – tách hạt – phân loại đúng quy trình kỹ thuật và phù hợp vớiđiều kiện thực tế2. Công việc chuẩn bị- Ngô bắp đã thu hoạch về sân- Diện tích sân phơi ngô- Các dụng cụ, bao bì- Sàng phân loại ngô3. Tiến hành- Thực hành phơi ngô cả bắp, sau đó tách hạt, phơi tiếp đến khô (trên nền sângạch, ximăng hoặc sân đất có trải bạt)- Thực hành phơi ngô cả bắp trên sân hoặc trên sào

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • giáo trình mô đun thu hoạch bảo quản và tiêu thụgiáo trình mô đun thu hoạch bảo quản và tiêu thụ
    • 50
    • 1,673
    • 11
  • GIÁO ÁN ĐỊA 6 CẢ NĂM GIÁO ÁN ĐỊA 6 CẢ NĂM
    • 51
    • 552
    • 1
  • GIÁO ÁN ĐỊA 9 KÌ II GIÁO ÁN ĐỊA 9 KÌ II
    • 1
    • 323
    • 0
  • ĐỊA 9 KÌ II (08 - 09) ĐỊA 9 KÌ II (08 - 09)
    • 34
    • 619
    • 3
  • GIÁO ÁN TỰ CHỌN VĂN 7 GIÁO ÁN TỰ CHỌN VĂN 7
    • 39
    • 102
    • 0
  • GIÁO ÁN TỰ CHỌN VĂN 7 GIÁO ÁN TỰ CHỌN VĂN 7
    • 39
    • 67
    • 0
  • DỰ BÁO THỜI TIẾT DỰ BÁO THỜI TIẾT
    • 1
    • 626
    • 2
Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.12 MB) - giáo trình mô đun thu hoạch bảo quản và tiêu thụ-50 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Ngô Phơi Khô