Kỹ Thuật Làm Xoài Ra Hoa Theo ý Muốn - Cho Xoài Ra Quả Trái Mùa

Phòng kỹ thuật MAI XUÂN

kỹ thuật sử lý Xoài ra hoa nghịch theo các giải pháp Thâm canh tăng năng suất & chất lượng cây trồng của MAI XUÂN

Cây Xoài (Mangifera indica) là loại trái cây quí do rất giàu vitamin A và C. cây có nguồn gốc ở Đông Bắc Ấn Độ, Bắc Myanmar… cây có tuổi thọ cao. Cây rất dễ tính về yêu cầu đất đai miễn là không gặp các vấn đề về đá ong hay mực nước ngầm cao là có thể sống tốt. Xoài là cây nhiệt đới nhưng cũng có thể trồng ở vùng bán nhiệt đới. Ở Việt Nam cây Xoài có thể trồng bất cứ nơi đâu nhưng muốn cây có năng suất cao nên trồng cây ở độ cao dưới 600 mét so với mực nước biển để không bị ảnh hưởng tới sự ra hoa và tỉ lệ hoa cái có thể kết trái.

THỜI KỲ TRỒNG MỚI

I. KỸ THUẬT TRỒNG

1. Chuẩn bị đất

a. Vùng đất thấp ( ĐBSCL…)

Lên mô rộng 1m, bồi đất lên cao 30-50cm tuỳ địa hình.

b. Vùng đất cao (ĐNB, TN …)

Bố trí hố trồng ngang bằng mặt đất, đắp vồng cao 15-25cm, rộng 60 cm để tưới nước.

2. Hố trồng

– Nếu đất chua phèn cần rải vôi bột trước với liều lượng 0,5-1tấn/ ha.

– Đào hố 60x60x60cm.

– Bón phân lót: trước trồng 15 ngày cho vào mỗi hố 25kg phân chuồng hoai, 0,5-1kg lân và 20g Basudin 10H. Trộn đều phân và đất mặt, lấp hố.

3. Khoảng cách và mật độ

– Trồng thưa: 7x8m, 170cây/ ha.

– Trồng dày: 5x6m, 330cây/ ha.

4. Đặt cây con

Lấp đất ngang bằng mặt bầu. Không đặt quá thấp làm nước ứ đọng, cây dễ bị bệnh. Ém chặt đất xung quanh, cắm cọc, cột dây và tưới nước.

II. CHĂM SÓC

1. Tỉa cành-tạo tán

Khi cây con được 4-5 tầng lá (cao 0,8-1m) thì bấm đọt để cho cây ra cành cấp 1, tỉa bỏ chừa lại 3 chồi mọc về 3 hướng đều nhau. Khi chồi cấp 1 được 2 tầng đọt tiến hành bấm đọt, tiếp tục như thế đến khi cây có đọt cấp 5.

2. Bón phân

a. Phân NPK. Loại 16-16-8 hoặc 20-20-15 + TE.

– Năm 1: 0,5 – 0,8kg/ cây/ năm.

– Năm 2: 0,8 – 1,2kg/ cây/ năm.

– Năm 3: 1,2 – 1,5kg/ cây/ năm.

Chia ra làm 4-6 lần/ năm, có thể hòa ra nước hoặc bón vào quanh gốc theo hình chiếu tán cây.

b. Bón thúc bổ sung

– Phân hữu cơ: đầu mưa dùng 20kg phân ủ hoai+10g TRICHO-MX bón vào rãnh quanh gốc cây.

– Vôi: 0,5 – 1kg/ cây/ năm. Nếu muốn tiện công chỉ cần phun 3 gói phân khoáng MX-Độ pH/ 1000m2.

– Tưới phân thúc: thay vì dùng NPK trong nước không tan hết ta tưới bổ sung 25g MX-HÒA NƯỚC TƯỚI 1 pha trong 10lít nước cho 2 gốc, định kỳ 2-3 tháng 1 lần.

– Phun trên lá: Dùng Food-MX 1 phun định kỳ 1 tháng 1 lần. Có thể pha chung với thuốc trừ sâu bệnh cho tiện công phun xịt.

3. Chăm sóc

Nên xem: Cây trầu bà - đặt không đúng chỗ gia chủ sớm tán gia bại sản

– Tưới nước đầy đủ mùa khô và thoát nước tốt mùa mưa.

– Hằng năm: làm cỏ, xới xáo, bồi liếp, phủ bằng rơm rạ.

THỜI KỲ KINH DOANH

A. SAU THU HOẠCH

Có 4 việc cần làm

1. Cắt tỉa cành

Cắt cành vượt, sâu bệnh, cắt ngay dưới cuống phát hoa cũ hay cơi đọt trước tạo tán đều, thông thoáng.

2. Bón phân phục hồi

Thu hoạch xong bón xả 2-3kg AT1 (hoặc 16-16-8 hoặc 20-20-15)+30kg phân ủ hoai (hoặc 10kg Komix, Humix…)/ cây 6 tuổi. Đào rãnh để bón phân, lấp đất và tưới nước.

3. Kích nhú đọt đồng loạt

Một tuần sau tỉa dùng MX-THIÔRÊ phun 1 lần. Sau phun 7 ngày, đọt non mới bung đồng loạt. Những vườn đã dùng Paclo nhiều cây bị lờn không nhú đọt được thì phun MX-TĂNG TRƯỞNG 2 lần cách nhau 7 ngày sẽ giúp cây nhú đọt nhanh hơn.

4. Nuôi & bảo vệ bộ lá

– Khi đọt cơi 1 nhú được 1 tuần dùng thuốc trừ sâu bệnh+Food-MX 1 phun 2 lần, cách nhau 10 ngày.

– Muốn cơi 2 nhú đồng loạt dùng MX-THIÔRÊ hoặc Dola-02X phun 1 lần.

– Nuôi và bảo vệ cơi 2 như cơi 1 (Xoài lão chỉ 1 cơi sẽ ra hoa).

B. XỬ LÝ RA HOA

Trong mùa này hiện tượng La Nina xảy ra với những diễn biến thời tiết phức tạp làm nhà vườn khó làm bông hơn so với mọi năm. Cần chú ý các bước sau:

I. RẢI VỤ: Xử lý 5 bước.

Bước 1: Bón đón ra hoa

Khi cơi cuối nhú hết bón 2kg AT2 (hoặc 1kg 15-15-15 cộng 3kg Super lân hoặc 2kg DAP+1kg KCl)/ cây. Tưới bổ sung 25-50g phân MX-HÒA NƯỚC TƯỚI 2/ cây.

Bước 2: Xử lý Paclo

Khi cơi cuối được 2-3 tuần tuổi, lá có màu hồng nhạt.

Cách xử lý Paclo

– Dùng bàn chải sắt đánh sạch gốc, cách mặt đất 30cm.

– Làm 1 vành máng chứa nước cách gốc 5 tấc (làm rãnh).

– Pha thuốc vào 10lít nước, tưới vào thân cây từ khoảng cao 50cm cho thuốc chảy dài và đọng vào rãnh.

– Lượng thuốc: Trung bình 1m đường kính tán cây dùng 8g Paclo 15%. Giống khó ra hoa như Cát Hòa lộc hay vùng ĐNB, …thì tăng lên 12g.

– Tưới nước cho đất đủ ẩm khoảng 2 tuần rồi ngưng.

Bước 3: Phun tạo mầm hoa

Một tuần sau đổ paclo, dùng Food-MX2 (hoặc F.Bo hoặc MX-ÊTHEPHON ) phun liên tục 3-4 lần, 7-10 ngày 1 lần, cần phun trực tiếp vào đỉnh sinh trưởng của cây. Có thể pha chung với thuốc sâu bệnh để tiện phun xịt. Nên cộng thêm MKP giúp lá mau già hơn, hỗ trợ cây ra hoa hiệu quả. Trong thời điểm này nếu gặp mưa nhiều cần phun 2 lần Food-MX3 cách nhau 5-7 ngày giúp cây đì bộ lá và không nhú đọt sớm.

Bước 4: Phun tạo cựa gà (kích hoa ra đồng loạt)

Khi cơi cuối được hơn 75 ngày, phiến lá dày, bóp dòn, lá của chồi non có 2 mép gợn sóng, xòe ra, đỉnh sinh trưởng mập và sưng lên mà nhà vườn hay gọi là sưng mép thì dùng F.Bo (hoặc RA HOA C.A.T)+KNO3 (160g)/ 8lít phun sương ướt đều các lá đọt đầu cành và 2 mặt lá.

Nên xem: Bệnh tụ huyết trùng ở gà, cách phòng tránh và điều trị

– Sau 4 ngày phun thêm 1 lần F.Bo (hoặc RA HOA C.A.T).

=> khoảng 10 ngày sau lần phun đầu cây sẽ nhú cựa gà.

Bước 5: Kích bung hoa đồng loạt

Khi thấy có cựa gà dùng MX-THIÔRÊ hoặc Dola-02X phun ướt đẫm các cựa gà.

Hỏi: Có người xử lý Paclo tưới gốc, có người phun trên lá, vậy cách nào là hiệu quả nhất ?

Đáp: Tưới hoặc quét Paclo dưới gốc sẽ tốt hơn là phun trên lá vì Xoài giữ dinh dưỡng trong thân cành. Xử lý dưới gốc mới phát huy hiệu quả ra hoa và không làm lì đọt.

II. CHÍNH VỤ

Làm giống Rải vụ nhưng không tưới Paclobutrazol và phun thuốc ít hơn.

Bước 1: Bón đón ra hoa

Giống như Nghịch vụ. Thường bón vào cuối mưa.

Bước 2: Phun tạo mầm hoa

Dùng F.Bo (hoặc Food-MX2) phun 2-3lần, 10 ngày 1 lần. Có thể pha thêm MKP.

Bước 3: Thúc bung hoa (kích hoa ra đồng loạt) Khi thấy có vài cây ra hoa dùng F.Bo (hoặc RA HOA C.A.T)+KNO3 (hoặc F.Bo+MX-THIÔRÊ) phun 1 lần ướt đều các lá đọt đầu cành và tán cây.

Hỏi: Về thời điểm phun Thiôrê cần chính xác không?

Đáp: Thời điểm phun Thiôrê rất quan trọng. Nếu phun quá sớm khi chưa hình thành cựa gà thì khi ra hoa thường có xen nhiều lá, hoa ra ít rất khó đậu trái.

C. TĂNG ĐẬU TRÁI &

HẠN CHẾ RỤNG TRÁI NON

* Phát hoa nhú 5-10cm: dùng ĐẬU TRÁI C.A.T+thuốc trừ rầy+thuốc trừ bệnh thán thư phun sương đều phát hoa và tán cây. Phun thêm 1 lần (4 ngày sau) nếu gặp trời mưa.

* Phát hoa dài 2 tấc, chuẩn bị xuống nhụy: dùng ĐẬU TRÁI C.A.T+thuốc trừ bệnh thán thư (Amistar, Antracol, …). Lúc này tạm ngưng phun thuốc trừ sâu để bảo vệ côn trùng giúp thụ phấn. Bệnh thán thư là bệnh quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của mùa vụ. Do vậy nên phun công thức trên thêm 1-2 lần nếu cần thiết (3-7 ngày 1 lần tùy thuộc vào thời tiết). Trong thời điểm này nếu gặp mưa liên tục theo nhà vườn Lâm Thanh Đoàn ở Sóc Trăng nên chịu khó rung cây trước rồi phun thuốc thì hiệu quả sẽ rất cao.

* Sau đậu ‘trứng cá’ 1 tuần: dùng HCR+thuốc trừ bệnh phun sương ướt đều trái non và cả cây.

* Trái to bằng ngón tay: dùng HCR+thuốc trừ bọ trĩ.

Cần chú ý phun tạo phấn cho cây ngay từ giai đoạn này. Nhà vườn có thể sử dụng hỗn hợp thuốc bệnh và phân bón lá có kết hợp vi lượng Zn, Canxi sẽ giúp tạo phấn ngay giai đoạn trái non. Ngoài ra việc chăm sóc trái non kỹ ngay từ đầu sẽ hạn chế rất nhiều tình trạng thâm kim trái sau này.

Hỏi: Muốn kéo dài phát hoa phun thuốc gì? Nhất là ở các cây do phun Paclo nhiều bị lì hoa?

Đáp: Muốn kéo dài phát hoa thì dùng Food-MX5 hoặc MX-TĂNG TRƯỞNGphun sương ướt đều phát hoa và tán cây 1 lần. Những loại phân này còn có tác dụng giúp giải độc Paclo, khắc phục sự lì đọt nên rất cần cho những cây có phun Paclo.

Nên xem: Chọn giống trong chăn nuôi gà chọi

Hỏi: Cần phòng chống khô đen hoa sao cho hiệu quả?

Đáp: Đó là bệnh thán thư do nấm Collectotrium gây hại nhiều khi trời mưa hay sương nhiều. Khi có mưa đêm hay sương thì sáng hôm sau rung nhẹ cây cho nước và hoa đực đã tàn rơi xuống đất. Dùng thuốc trừ bệnh thán thư (Antracol, Amistar, Ridomil Gold …)+ĐẬU TRÁI C.A.T (hoặc HCR) phun sương ướt đều chùm hoa và tán cây. Nếu sương hay mưa kéo dài thì phun 3 ngày 1 lần.

D. NUÔI TRÁI

1. Tỉa trái

Khi trái bằng trứng gà tỉa bỏ trái méo, trái đeo, trái có vết sâu bệnh. Cây đậu trái nhiều phải tỉa bớt.

2. Bao trái:

Bao Xoài Cát Hoà Lộc, Cao Sản, Thái… để cho trái mã đẹp, bán giá cao và chống ruồi đục trái. Bao thì đỡ phun thuốc.

3. Bón phân-tưới nước

– Sau đậu trái 25 ngày bón 1,5kg 16-16-8+13S (hoặc 1,5kg 15-15-15)/ cây.

– Sau đậu trái 65 ngày bón 1,5kg AT3 (hoặc 1,5kg 15-15-15 cộng 0,5kg KCl)/ cây.

– Tưới bổ sung MX-HÒA NƯỚC TƯỚI 4 hoặc Nitrat Canxi để hiệu quả tức thì.

Hỏi: Xoài hay bị nứt trái, cách đề phòng như thế nào?

Đáp: Nứt trái Xoài thường do thiếu Canxi mà gặp phân đạm (N) nhiều hoặc nước nhiều. Do vậy cần bổ sung Canxi đều đặn cho cây, nhất là từ khi hoa nhú cho đến trước thu hoạch như phun phân bón lá: ĐẬU TRÁI C.A.T,HCR, Food-MX 4. Đồng thời bón cân đối NPK như: AT3, Nitrat Canxi, MX-HÒA NƯỚC TƯỚI 4, MX-Độ pH và giữ ẩm đất điều hoà. Đặc biệt phân khoáng MX-Độ pH với lượng Canxi cao sẽ có tác dụng chống nứt trái rất tốt.

4. Phun trên lá

– Khi trái to bằng ngón tay đến trứng cút dùng HCR phun 2 lần, cách nhau 10 ngày.

– Khi trái to cỡ trứng cút đến trứng vịt (30-60 ngày) dùng DƯỠNG TRÁIphun định kỳ 2-3 lần, 10 ngày 1 lần.

– Phun xen kẽ 1 lần Food-MX5 hoặc MX-TĂNG TRƯỞNG giúp trái “phì”, to nhanh. Nên phun “phì trái” sớm ở giai đoạn 40-45 ngày là tốt nhất.

– Khi trái to cỡ trứng vịt đến thu hoạch (60-105 ngày) dùng Food-MX4+NUTRIMIX phun 3 lần, 10 ngày 1 lần.

Giúp trái to, chắc nặng, sáng đẹp, thơm ngon, tạo nhiều phấn và bảo quản lâu.

Hỏi: Xoài ngoài rụng trái non nhiều, ngay cả trái lớn cũng rụng nhiều, cách khắc phục?

Đáp: Khi trái có hiện tượng rụng ngay lập tức dùng HCR phun sương ướt đều chùm trái và tán cây 2 lần, cách nhau 5 ngày. HCR chứa N, Ca, B và phụ gia đặc biệt nên giúp các trái khỏe buông đòn dài, to nhanh. Ngoài ra còn giúp vỏ trái kháng bệnh tốt và đẹp hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Xoài Ra Hoa Nên Phun Thuốc Gì