Kỹ Thuật Mới Phát Hiện Ung Thư Tuyến Tiền Liệt Giai đoạn Sớm
Có thể bạn quan tâm
Ông Ngô Văn Đức (68 tuổi, quận Tân Bình, TP HCM) nhập Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM trung tuần tháng 3 trong tình trạng bí tiểu. Trước đó, người bệnh thường xuyên són tiểu, đi tiểu nhỏ giọt, ngắt quãng... Qua thăm khám, bác sĩ khoa Tiết niệu, nghi ngờ bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt thông qua hình ảnh MRI. Kết quả sinh thiết bổ sung xác định ung thư biểu mô tuyến tiền liệt.
Cũng đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, ông Huỳnh Minh Huy (62 tuổi, Đồng Nai) có triệu chứng đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu không tự chủ. Kết quả chụp MRI bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt, chỉ định sinh thiết xác định ung thư. Kết quả sinh thiết bằng kỹ thuật hòa hình xác định ung thư biểu mô tuyến tiền liệt.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Hồ Hoàng Phương, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, hiện nay, sinh thiết vẫn được xem là phương pháp tốt nhất giúp chứng minh, chẩn đoán chính xác ung thư tuyến tiền liệt. Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh triển khai thử nghiệm kỹ thuật sinh thiết tuyến tiền liệt qua hướng dẫn siêu âm kết hợp hòa hình MRI (mpMRI-Ultrasound Fusion Biopsy), tiến tới áp dụng tầm soát rộng rãi cho người bệnh.
Bác sĩ Hoàng Phương chia sẻ thêm, sau khi chụp MRI xác định được các vị trí nghi ngờ ung thư ở giai đoạn sớm và kích thước cực nhỏ, kết quả MRI sẽ được hòa hình (fusion) với hình ảnh siêu âm khi tiến hành sinh thiết. Chuyên gia sẽ dùng đầu dò 3D siêu âm, dẫn kim sinh thiết đến đúng vị trí đó để lấy mẫu làm xét nghiệm giải phẫu bệnh, giúp chẩn đoán chính xác, không bỏ sót sang thương có kích thước cực nhỏ. Kỹ thuật sinh thiết được đánh giá hiện đại bậc nhất hiện nay, giúp phát hiện các tổn thương nhỏ nhất ở tuyến tiền liệt, phát hiện ung thư tiền liệt tuyến ở giai đoạn sớm, chưa xâm lấn.
Tăng độ chính xác, thực hiện nhanh chóng
Là một trong những người trực tiếp thực hiện sinh thiết tuyến tiền liệt cho nhiều ca bệnh, BS.CKI Trần Minh Thiệu - Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, kỹ thuật sinh thiết mới tích hợp đầy đủ máy siêu âm, bộ đầu dò siêu âm trực tràng 3D đa chức năng, tự động quét toàn bộ thể tích tiền liệt tuyến mà không cần di chuyển tay và đầu dò. Hệ thống còn có chức năng lập kế hoạch trước sinh thiết, hỗ trợ lấy mẫu hiệu quả, thu nhận ảnh giải phẫu nhanh chóng.
"Nếu như các thiết bị thông thường khác sử dụng công nghệ hòa hình chồng ảnh (Rigid Fusion) tạo ra nhiều sai lệch (đến 5 mm) ở vùng rìa ảnh thì hệ thống kỹ thuật mới với công nghệ hòa hình đàn hồi (Elastic fusion) tiên tiến giúp hình ảnh hòa hình tốt hơn, độ chính xác của hình ảnh dung hợp đàn hồi có độ sai lệch chỉ dưới 3 mm", bác sĩ Thiệu nói.
Cũng theo bác sĩ Thiệu, tuyến tiền liệt có thể thay đổi vị trí và biến dạng trong quá trình làm sinh thiết do bệnh nhân di chuyển hoặc do tác động của kim sinh thiết. Các kỹ thuật khác thường không tính đến sự thay đổi này và tiếp tục sử dụng bản đồ sinh thiết đã được lập trước khi thực hiện. Điều này dẫn tới khả năng lấy trượt mục tiêu, dù đã theo đúng hướng dẫn chọc kim trên thiết bị, do vị trí tổn thương đã thay đổi. Trong khi đó, kỹ thuật sinh thiết mới sẽ liên tục quét và thực hiện hòa hình với hình ảnh cập nhật, đảm bảo chính xác vị trí tổn thương trên bản đồ, dù tuyến tiền liệt thay đổi vị trí hay biến dạng.
"Với hệ thống sinh thiết tuyến tiền liệt qua hướng dẫn siêu âm kết hợp hòa hình MRI, bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật khảo sát nguy cơ ác tính một cách toàn diện, lấy mẫu sinh thiết chỉ khoảng 30 phút, bảo vệ các vùng mô lành và hạn chế tối đa biến chứng cho người bệnh", bác sĩ Phương nhận định.
Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh lý ác tính thường gặp nhất của hệ tiết niệu - sinh dục ở nam giới, đặc biệt là nam giới sau tuổi 50. Ung thư tuyến tiền liệt khiến người bệnh đối mặt với các hậu quả như tiểu không tự chủ, rối loạn cương dương... Tại Việt Nam, ung thư tuyến tiền liệt xếp thứ 11 trong các loại ung thư phổ biến, xếp thứ 13 về tỷ lệ tử vong trong các loại ung thư.
Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Vũ Lê Chuyên, Giám đốc Trung tâm Tiết niệu - Thận học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, ung thư tuyến tiền liệt thường tiến triển chậm. Tại Việt Nam, đa số người bệnh thường đi khám ở giai đoạn muộn, khi tế bào ung thư đã xâm lấn hoặc di căn xa, tiên lượng bệnh xấu.
"Ở giai đoạn khu trú, ung thư tuyến tiền liệt có khả năng chữa khỏi hoàn toàn. Khi ung thư đã di căn, các phương pháp điều trị chỉ có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Do đó, việc phát hiện sớm quyết định phương án điều trị hiệu quả cho bệnh nhân", Phó giáo sư Vũ Lê Chuyên nhấn mạnh.
Hoài Ân
Từ khóa » Mri Ung Thư Tiền Liệt Tuyến
-
Siêu âm, MRI, PET/CT Và Sinh Thiết Trong Chẩn đoán Ung Thư Tuyến ...
-
Chụp Cộng Hưởng Từ (MRI) Tiền Liệt Tuyến | Vinmec
-
Vai Trò Chụp Cộng Hưởng Từ MRI Tuyến Tiền Liệt
-
Đánh Giá Thang điểm PIRADS Trên Hình ảnh MRI Của Tuyến Tiền Liệt
-
[PDF] Ung Thư Tuyến Tiền Liệt
-
Ung Thư Tuyến Tiền Liệt - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Xét Nghiệm Ung Thư Tuyến Tiền Liệt được Tiến Hành Như Thế Nào?
-
Chẩn đoán Và điều Trị Ung Thư Tuyến Tiền Liệt
-
Tránh Bỏ Sót Ung Thư Tuyến Tiền Liệt Nhờ Sinh Thiết Kết Hợp MRI
-
Phát Hiện Ung Thư Tuyến Tiền Liệt Nhờ Chụp MRI
-
Tổng Quan Về Kỹ Thuật Cộng Hưởng Từ Tuyến Tiền Liệt đa Thông Số ...
-
VAI TRÒ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ ĐỘNG TRONG CHẨN ĐOÁN ...
-
Sinh Thiết Tiền Liệt Tuyến Dưới Hướng Dẫn MRI | BvNTP