KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÀ CHĂM SÓC TIÊU LỐT TRONG VƯỜN ...

Blog, Kỹ thuật nông nghiệp KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÀ CHĂM SÓC TIÊU LỐT TRONG VƯỜN NHÀ 31/03/2022 /bởi Thuy Hoa

Ở nhiều thế kỷ trước, người ta biết đến Cây Tiêu Lốt như một loại cây thuốc. Nhưng trong những năm gần đây loại cây này đã được sử dụng như một loại cây gia vị.

Với vị cay của ớt cộng với vị thơm nồng của tiêu và phản phất mùi hương của lá tạo nên hương vị độc đáo rất được lòng những người mê ăn cay. Vậy để có được những chậu Tiêu Lốt xanh tốt, cho nhiều trái thì cách trồng cũng như chăm sóc như thế nào, hãy cùng Vườn Sài Gòn tìm hiểu nhé!

I. Kỹ thuật nhân giống Tiêu lốt:

  • Cây Tiêu Lốt có thể dễ dàng nhân giống bằng phương pháp chiết cành. Sau khi trồng khoảng 1 thời gian, ở phần thân của cây Tiêu Lốt sẽ xuất hiện thêm phần rễ không khí.

Rễ không khí của cây Tiêu Lốt

  • Tại những vị trí rễ này có thể dùng xơ dừa đã xử lý, cuộn keo ghép quấn giữ bầu và kẽm màu để cố đinh bầu tại những vị trí có rễ mọc ra.

Bầu ươm Tiêu Lốt

  • Khoảng 25-30 ngày thì các nhánh Tiêu Lốt sẽ phát triển rễ thì tiến hành cắt đem trồng.

Cây giống sau giâm cành

  • Sau đó, đặt cây ở vị trí bên dưới 1 lớp lưới lan để giảm đi 30-50% lượng nắng và tưới nước cho bầu, cây giâm cành mỗi ngày.

II. Chăm sóc Tiêu Lốt

1. Vị trí trồng

Tiêu Lốt thích hợp trồng ở những vị trí có nắng. Độ ẩm tương đối cao, mát mẻ.

Vị trí trồng

2. Chọn chậu trồng

Chậu trồng phải thoát nước tốt và dùng chân đôn để kê chậu hoặc móc treo để treo chậu lên cao giúp bộ rễ thông thoáng, không bị thối.

3. Đất trồng tiêu lốt

Đất trồng tiêu lốt cũng khá đơn giản, chỉ cần thoát nước tốt. Bạn có thể sử dụng xơ dừa đã xử lý, tro nung, trấu sống với một ít nấm đối kháng Trichoderma trộn đều sau đó đem trồng.

Đất trồng Tiêu Lốt

4. Bón phân và tưới nước

Sử dụng phân tan chậm Hi-Control 14-14-14 để cung cấp dinh dưỡng cho cây tiêu lốt. Liều lượng bón khoảng 10 hạt/chậu đường kính 20cm.

Bón phân cho Tiêu Lốt

Bạn nên tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát, dùng bình tưới vòi sen tưới nhẹ vào gốc tránh làm đất bắn lên lá dễ gây nấm bệnh cho cây. Vào mùa mưa chỉ cần tưới nước khi nào thấy đất khô.

5. Phòng ngừa sâu bệnh

Thường xuyên cắt tỉa lá già, bệnh, tạo độ thông thoáng cho chậu cây. Ngoài ra, bạn nên sử dụng Alpine 80WG để phun phòng cho cây khoảng 15-30 ngày phun 1 lần để phòng ngừa bệnh chết nhanh (loại bệnh nguy hiểm nhất) trên cây tiêu và phun chế phẩm sinh học P-Gro để phòng ngừa sâu bệnh đặc biệt là rệp sáp.

Rệp sáp hại Tiêu Lốt

Nếu như các bạn là người yêu thích ăn cay thì cây Tiêu Lốt là một lựa chọn thú vị cho bộ siêu tập cây gia vị trong vườn nhà của mình. Hi vọng với nhưng chia sẽ của Vườn Sài Gòn có thể giúp bạn có được những chậu Tiêu Lốt xanh tốt và năng suất.

Bài viết liên quan

Blog, Kỹ thuật nông nghiệp

HƯỚNG DẪN TRỒNG HOA CÚC 7 MÀU TẠI NHÀ

26/11/2024bởi Thuy Hoa Blog, Kỹ thuật nông nghiệp

Kỹ Thuật Trồng Hoa Mào Gà Nở Rực Rỡ Đúng Dịp Tết

24/11/2024bởi Thuy Hoa Blog, Kỹ thuật nông nghiệp

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cúc Lá Nhám

22/11/2024bởi Thuy Hoa Blog, Kỹ thuật nông nghiệp

Kĩ thuật trồng cây lủi rừng đơn giản tại nhà

20/11/2024bởi Thuy Hoa Blog, Kỹ thuật nông nghiệp

CÁC LOẠI GIÁ THỂ TRỒNG RAU MẦM HIỆU QUẢ NHẤT

18/11/2024bởi Thuy Hoa

Điều hướng bài viết

Previous Post SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY CHANH VÀ CÁCH PHÒNG TRỪNext Post PHÂN LOẠI CÁC LOẠI KÉO CẮT CÀNH

DANH MỤC

Từ khóa » Tiêu Lốt Giống