Kỹ Thuật Nuôi Bò Cái Sinh Sản (Bò Laisind)
Có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật nuôi bò cái sinh sản (Bò Laisind)
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi bò cái sinh sản cần lưu ý: đặc điểm con giống, chọn bò nuôi và thức ăn cho bò, chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng, động dục ở bò cái và thời điểm phối giống thích hợp,...
1. Đặc điểm con giống:
Bò lai Sind được tạo ra do bò đực giống Red Sind giao phối với bò cái ta. Đặc điểm ngoại hình: Đầu dài, trán dồ, lông vàng màu cánh gián, tai cúp, yếm phát triển, u vai cao (nhất là con đực), bầu vú phát triển vừa, âm hộ có nhiều nếp nhăn.
Đặc điểm sinh trưởng: Bò cái trưởng thành nặng: 250-300 kg. Bò đực: 400-450 kg. Bê sơ sinh: 18-20 kg. Sản lượng sữa bình quân: 800- 1.200 lít /chu kỳ vắt 240 ngày. Tỷ lệ bơ (mỡ sữa) rất cao: 5,1-5,5%. Thích nghi rộng ở nước ta. Tuổi thành thục: 8 -12 tháng tuổi. Phối giống: 18 -24 tháng tuổi. Thời gian mang thai: 280-285 ngày (9 tháng 10 ngày). Tuổi và trọng lượng thích hợp phối giống lần đầu đối với bò cái lai sind là 18-24 tháng tuổi và trên 200 kg.
2. Chọn bò nuôi và thức ăn cho bò:
a. Chọn bò nuôi (bò cái): Tầm vóc lớn, thể chất khỏe mạnh, nhanh nhẹn, da bóng, lông mượt, mông to. Đầu thanh mắt sáng, ngực sâu, hiền lành. Vú phát triển cân đối. Bốn chân thẳng, khỏe, móng khít,... Con bò có đặc tính này sẽ mắn đẻ và nuôi con tốt.
b. Thức ăn: Chủ yếu là cỏ xanh, phụ phế phẩm trồng trọt và công nghiệp như rơm, vỏ thân cây bắp, đọt mía, thân các loại họ đậu, cám, mật đường, bánh dầu, dầu thực vật,...
3. Chuồng trại - Chăm sóc nuôi dưỡng:
a. Chuồng trại:
Nền chuồng: có độ dốc 3-4% và không trơn trợt, có mùng để tránh ruồi muỗi.
Diện tích chuồng cần cho 1 con bò: bò cái: 4-6 m2, bò đực:4 m2, bê: 2-4 m2. Hướng chuồng: Đông - Đông Nam, nên lắp túi Biogas gần chuồng nuôi, lấy khí đốt dùng cho sinh hoạt gia đình, hạn chế ô nhiễm môi trường.
b. Chăm sóc:
Thường xuyên tắm chải bò, cho uống nước sạch đầy đủ. Định kỳ diệt ruồi, ve, mồng bằng dung dịch Diftérex. Tiêm phòng 2 lần/năm/2 bệnh: tụ huyết trùng, sốt lở mồm long móng. Đỡ đẻ cho bò: thường có 2 trường hợp xảy thai:
Thai xuôi: sắp, đầu cổ gát lên chân trước duỗi thẳng.
Thai ngược: sắp, 2 chân sau ra trước, đuôi nằm giữa 2 chân sau.
Nếu chiều hướng thai không nằm ở 2 tư thế trên là bò đẻ khó, cần mời cán bộ thú y đến can thiệp.
4. Động dục ở bò cái và thời điểm phối giống thích hợp:
a. Biểu hiện:
Ăn uống kém, nhớn nhác, nhảy lên lưng con bò khác hoặc để con bò khác nhảy lên. Âm hộ sưng, mép trong âm đạo màu đỏ. Chảy dịch nhờn từ lỏng tới đặc dần, chất dịch treo dưới mép âm hộ.
b. Thời điểm phối giống thích hợp:
Động dục buổi sáng, chiều ta cho phối giống (hoặc ngược lại).
c. Dấu hiệu bò cái trước khi đẻ:
Sau khoảng thời gian từ 280-285 ngày kể từ ngày phối giống, bụng trở nên to kềnh càng và trũng xuống, vú căng, xương mông sụm xuống. Trước đẻ, bò cái không yên, đi loanh quanh chuồng, đứng lên ngồi xuống nhiều lần, lăn lộn biểu hiện cơn đau bụng, ở âm hộ có nước nhầy chảy ra từ lỏng sang sệt dần. Túi nước ối vỡ ra, nước niệu chảy ra, tiếp theo là màng dương vỡ, nước dương chảy ra và nhờn hơn nước niệu, có tác dụng bôi trơn giúp bê được đẩy ra dễ dàng.
d. Chăm sóc bò cái sau khi đẻ:
Thời gian này cần chú ý khâu chăm sóc nuôi dưỡng, phải thường xuyên quan sát bò cái, cứ 8 giờ thăm một lần nhằm kịp thời xử lý các bệnh hậu sản. Cung cấp thức ăn đầy đủ về chất lượng lẫn số lượng, thức ăn, nước uống và chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh. Theo dõi biểu hiện lên giống lại của bò cái, thường nên phối giống lại vào khoảng 85 ngày sau khi đẻ. Nếu sau 60 ngày sau khi đẻ bò không lên giống trở lại thì phải xem xét lại. Phải cai sữa đúng lúc để khai thác bò được lâu dài. 5.Lợi ích của gieo tinh nhân tạo:
Một bò đực giống tốt truyền giống được cho nhiều bò cái trên một khu vực rộng lớn. Tránh được lo sợ và nguy hiểm khi nuôi đực giống. Khắc phục chênh lệch cơ thể di truyền giống. Giảm tốn kém so với nuôi đực giống, giảm chi phí so với vận chuyển đực giống từ xa đến. Sử dụng tinh đực giống đã được kiểm tra về khả năng thụ thai. Tránh được bệnh lây truyền qua đường sinh dục. Nếu bà con nông dân có nhu cầu gieo tinh nhân tạo hoặc dùng bò đực giống lai Sind để phối giống cho bò cái địa phương.
II. Kỹ thuật chăn nuôi bò đực giống:
Chăn nuôi bò đực giống rất quan trọng vì bò đực giống tốt hay xấu có ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất của đàn bò sau này. Phạm vi ảnh hưởng của đực giống rất rộng và lâu dài - Ví dụ: 1 bò đực giống mỗi năm phối giống cho 40 - 50 bò cái thì đẻ ra từ 38 - 47 con bê (với tỉ lệ đậu thai là 95%) và mang 50% đặc điểm di truyền của đực giống. Với ý nghĩa như vậy việc chọn nuôi bò đực giống và kỹ thuật chăm sóc bò đực giống rất cần thiết
1. Chọn giống:
Về ngoại hình, bò có tầm vóc to lớn cân đối, dài đòn, trước cao sau thấp, hăng hái nhưng phải hiền lành; đầu to vừa và dài, da mặt khô, mạch máu nổi rõ; trán rộng, mắt to tròn, lanh lẹ; mũi kín, bóng ướt; miệng rộng; tai to vừa. Bắp thịt nở nang, rắn chắc. Cổ dài vừa phải, lưng thẳng, mông to rộng. Chân thẳng to gân gốc, móng khít tròn đen bóng và phải rắn chắc. Da mỏng bóng láng, lông bóng mượt. Tinh hoàn đều, to vừa, không thòng, không mắc bệnh.
2. Nuôi dưỡng:
Khi đực giống đến tuổi giao phối cần có tiêu chuẩn nuôi dưỡng hợp lý. Tiêu chuẩn này căn cứ trên khốí lượng cơ thể bò đực giống và mức độ phối giống. Vào mùa phối giống nên tăng khẩu phần ăn từ 10 - 20% so với lúc bình thường. Cần bổ sung thêm thức ăn giàu protein động vật (như trứng, xác mắm cá, bột máu,...) và Vitamine A, E (có trong cà chua, bí đỏ, mầm thóc, đậu mọc mầm). Bổ sung đạm phi protein như bánh đa dưỡng chất, rơm ủ uré, uré phun lên rơm. Khi thay đổi thức ăn cho bò phải làm dần dần, không thay đổi đột ngột. Mùa nắng nên chăn thả tự nhiên và tắm hàng ngày. Mùa mưa nên giảm thời gian chăn thả, kiểm tra móng hằng ngày. Bò đực giống dễ cảm thụ với các kích thích bên ngoài, cho nên việc quản lý chăm sóc chúng sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch, nhất là ảnh hưởng tới sức sống của đàn con sau này.
Một số thí dụ về khẩu phần cho bò ăn như sau: thả đồng lúc có nắng tốt (khoảng 6 giờ/ngày). Kết hợp với khẩu phần sau:
Rơm 3kg
Lúa nẩy mầm 0.8kg
Cám mịn 1.5kg
Muối 60kg
* Khẩu phần bò đực giống cân nặng 300 kg:
Cỏ tươi cắt 15kg
Rơm 3kg
Lúa mầm 1.2kg
Khoai lang củ 4kg
Khô dầu 0.5kg
* Khẩu phần cho bò đực Sind nặng 570kg:
- Chăn thả: 5 giờ x 3kg = 15kg cỏ
Thóc mầm 1kg
Cám 4.5kg
Khô dầu phong 1kg
Bèo dâu 15 kg
Rơm 3kg
Muối 100g hay xác mắm 0.5kg
Cộng 25kg
3. Cách phối giống - Chế độ phối giống:
a. Cách phối giống:
Phối giống có hướng dẫn:
Bò đực và bò cái được nuôi riêng. Khi bò cái lên giống mới cho bò đực phối. Cách này ta biết được ngày phối giống, ngày sinh, chọn bò đực giống đúng hướng dẫn.
Phối giống không có hướng dẫn: Bò đực và bò cái được nhốt chung trong đàn. Cách này bò đực dễ bị suy yếu, rút ngắn thời gian sử dụng bò đực giống,...
b. Chế độ phối giống:
Bò từ 18-27 tháng tuổi mới cho tham quan, 27-30 tháng tuổi mới cho phối giống. Đực phối giống lần đầu tiên một tuần một lần, sau đó tăng dần 3 - 4 lần/tuần. Nếu phối giống nhiều cứ 7 ngày cho đực giống nghỉ 1 ngày. Ngoài ra tuỳ điều kiện dinh dưỡng tốt hay xấu mà điều chỉnh số lần giao phối cho thích hợp.
Một số điểm các chủ hộ chăn nuôi bò đực giống cần biết (mức độ động dục và triệu chứng bên ngoài của bò cái): Không yên tỉnh, rống hoặc rên khẻ, kém ăn, cong lưng tùy ý hoặc khi sờ vào hông hoặc vùng hông. Nhảy lên bò cái khác hoặc chịu để những con khác nhảy lên mình. Niêm dịch âm hộ trong suốt dính vào đuôi. Âm hộ cương to, niêm mạc âm đạo đỏ.
4.Chuồng trại:
Xây dựng nơi cao ráo, thoáng, dễ thoát nước, nên xây chuồng dưới gió để tránh mùi hôi.
Hướng chuồng: Hướng đông hay đông nam. Chuồng và sân chơi phải nhận đầy đủ ánh sáng, nếu thiếu ánh sáng đực giống dễ bị ức chế sự sinh tinh.
Nền chuồng nên có độ dốc để thoát nước, diện tích: 5- 6m2/con, vách chuồng cao 1,4 - 1,6m.
Trong chuồng nên bố trí máng cỏ để bò có thể ăn dặm thêm. Bò đực phải xa chuồng bò cái để tránh bị kích thích phá chuồng.
Hố phân phải cách xa chuồng. Có túi ủ Biogas tận dụng phân, nước thải ủ lấy khí đốt phục vụ cho sinh hoạt gia đình. Nền chuồng có thể là nền gạch, nền xi măng hoặc nền đất nện chặt có độ nghiên để thoát nước và dễ làm vệ sinh.
5. Phòng bệnh:
Bò đực giống cần phải được tiêm phòng một số bệnh thường gặp như: Tụ huyết trùng, dịch tả trâu bò, sốt lở mồm long móng theo lịch tiêm phòng của Trạm thú y địa phương. Cần có biện pháp phòng chống côn trùng hút máu và truyền bệnh như chuồng có mùng để tránh ruồi, ve,...bệnh ký sinh trùng như tiêm mao trùng,...
20123-ntm.01025_nuoi-bo-cai-sinh-san.pdf
Từ khóa » Bò Lai Sind đặc điểm
-
Bò Lai Sind – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nguồn Gốc Và đặc điểm Của Bò Lai Sind - FMan
-
Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Lai Sind - Báo Đại Đoàn Kết
-
Bò Lai Sind - Công Ty Cổ Phần Bò Việt
-
Giống Bò Lai Sind Và Cách Nuôi - Niên Giám Nông Nghiệp
-
Bò Sindhi - Bò Lai Sind Và Những điều Cần Biết Khi Nuôi - Miao Lands
-
Chia Sẻ Kỹ Thuật Nuôi Bò Lai Sind Hiệu Quả Từ Các Chuyên Gia Hàng đầu
-
Giống Bò Red Sindhi
-
Trang Trại Mua Bán Bò Giống Chăn Nuôi - Đặc điểm Và Tính Năng Sản ...
-
Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Bò Laisind đạt Hiệu Quả Cao
-
Bò Lai Sind - Chi Cục Chăn Nuôi Và Thú Y Tp.HCM
-
Chọn Giống Nuôi Bò Thịt - De Heus Vietnam
-
Top 15 đặc điểm Bò Red Sindhi
-
Chia Sẻ Kỹ Thuật Nuôi Bò Lai Sind Hiệu ... - Bất Động Sản ABC Land
-
Giá 1 Con Bò Giống Lai Sind Hiện Nay Bao Nhiêu Tiền 2022? Mua ở đâu?