Kỹ Thuật Nuôi Cá Bảy Màu Sinh Sản

4/11/2014

Kỹ thuật nuôi cá bảy màu sinh sản

Cá bảy màu là gì ?
Kỹ thuật nuôi cá bảy màu sinh sản
Kỹ thuật nuôi cá bảy màu sinh sản
  • Cá bảy màu, hay cá hồ lan, cá hà lan, cá hòa lan (Poecilia reticulata)là một trong những loại cá cảnh nước ngọt phổ biến nhất thế giới. Nó là một thành viên nhỏ của họ Poeciliidae (con cái dài 4–6 cm, con đực dài 2,5–3,5 cm) và giống như các thành viên khác của họ cá này, chúng là dạng cá đẻ trứng thai.
Nguồn gốc của cá bảy màu
  • Tên thường gọi là cá bảy màu, có nơi gọi là cá công. Tên khoa học:Poecilia reticulata, thuộc họ Cá khổng tước (Poeciliidae)
  • Đây là giống cá dễ nuôi, sinh sản nhanh, đa dạng và phong phú nhất trong số các loài cá cảnh (về màu sắc). Cá bảy màu nhập ngoại vào Việt Nam có 2 loại chính: bảy màu đuôi rắn và bảy màu thân xanh đen, đuôi màu xanh biếc, đỏ điểm vạch trắng. Ở các nước khác có cá bảy màu toàn thân đen tuyền chưa thấy có tại Việt Nam.
  • Cá có nguồn gốc từ Jamaica, sống trong những vũng vịnh cạn, eo biển, mương rãnh và dọc theo bờ biển. Năm 1866, Robert John Lechmere Guppy sống ở đảo Trinidad thuộc British West Indies gửi một vài con cá này đến bảo tàng Anh để nhận dạng. Albert C. L. G. Gunther của bảo tàng này đặt tên khoa học cho nó là Girardinus guppii để ghi công Guppy vào cuối năm đó. Đến năm 1913, đặt tên lại là Lebistes reticulatus, tên khoa học chính thức lúc bấy giờ. Tuy nhiên, loài cá này đã được Wilhelm Peters mô tả trước đó vào năm 1859 trong số sinh vật ông thu thập được từ Nam Mỹ. Mặc dù Girardinus guppii hiện nay được coi là từ đồng nghĩa của Poecilia reticulata, nhưng tên gọi "guppy" vẫn được sử dụng.[2] Theo thời gian cá bảy màu đã được đặt nhiều tên gọi khoa học khác, nhưng hiện tại Poecilia reticulata là danh pháp được coi là hợp lệ.
Phân bố của cá bảy màu
  • Cá bảy màu là cá bản địa của Trinidad và một số khu vực thuộc Nam Mỹ, đặc biệt là Antigua và Barbuda, Barbados, Brasil, Guyana, Netherlands Antilles, Trinidad và Tobago, quần đảo Virgin và Venezuela
  • Tuy nhiên, cá bảy màu đã được đưa vào nhiều quốc gia khác nhau tại mọi châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực. Đôi khi điều này diễn ra một cách ngẫu nhiên, nhưng chủ yếu thường là trong vai trò của sinh vật kiểm soát muỗi, với hy vọng rằng cá bảy màu sẽ ăn các loại ấu trùng muỗi và làm giảm sự lan truyền của bệnh sốt rét. Trong nhiều trường hợp, những con cá bảy màu này lại trở thành loài xâm hại có ảnh hưởng tiêu cực tới quần xã cá bản địa
Sinh thái và hành vi của cá bảy màu
  • Có một sự đa dạng lớn về màu sắc giữa các quần thể, nhiều quần thể với màu sắc rất khác biệt nhau. Những quần thể nào sinh sống trong các môi trường mà các loài động vật ăn thịt là phổ biến sẽ có xu hướng ít sặc sỡ như là một biện pháp tự bảo vệ trong khi các quần thể với môi trường sống ít kẻ thù thì lại sặc sỡ hơn. Các nghiên cứu gần đây cho thấy những con đực màu sặc sỡ được ưa thích hơn trong quá trình chọn lọc giới tính (nguyên lý handicap) trong khi chọn lọc tự nhiên thông qua lối sống ăn thịt lại ưa chuộng các sắc thái dịu. Kết quả là, các kiểu hình thống lĩnh được ghi nhận trong phạm vi các cộng đồng cô lập về mặt sinh sản là chức năng của tầm quan trọng tương đối mà mỗi yếu tố có trong môi trường cụ thể.
  • Đôi khi những con đực có thể đối xử với nhau một cách hung hãn, tham gia vào những cuộc chọi đứt vây hay các hành vi ức hiếp khác. Cá bảy màu sống trong một mạng lưới xã hội phức tạp, chúng lựa chọn đối tác và ghi nhớ các đối tác này
  • Cá bảy màu là loài cá được các nhà sinh học tiến hóa chọn lựa do lối sống ăn thịt của chúng thông thường hay biến đổi ngay cả khi chỉ trong một khu vực nhỏ. Cả các công trình nghiên cứu trong quá khứ lẫn các nghiên cứu gần đây về cá bảy màu được khái quát hóa trong Evolutionary Ecology: the Trinidadian Guppy của Anne Magurran
Sinh sản của cá bảy màu :
  • Cá bảy màu đẻ nhiều. Thời kỳ mang thai của chúng là 22-30 ngày, trung bình khoảng 28 ngày. Sau khi cá cái được thụ tinh thì một vùng sẫm màu gần hậu môn, gọi là đốm thai, sẽ lớn dần lên và sẫm màu đi.
  • Cá bảy màu ưa thích nước có nhiệt độ khoảng 28 °C (82 °F) để sinh sản. Cá bảy màu cái sẽ sinh ra từ 2 đến 200 cá con, thông thường trong khoảng 5-30 con. Cá con vừa sinh đã có đầy đủ khả năng bơi, ăn, và tránh nguy hiểm. Chỉ vài giờ sau khi sinh đẻ xong, cá cái lại sẵn sàng cho việc thụ thai. Cá bảy màu có khả năng lưu trữ tinh trùng, nên sau chỉ một lần cặp đôi với cá đực, cá cái có thể sinh nhiều lần. Nếu không nuôi riêng hoặc không có lưới ngăn, cá trưởng thành sẽ ăn cá con.
  • Cá con cần khoảng một hoặc hai tháng để trưởng thành. Trong bể cá, thức ăn cho cá bảy màu con thường là thức ăn nghiền và ép thành dạng vảy (flake), ấu trùng artemia, hoặc thức ăn của cá trưởng thành. Ngoài ra, cá con còn ăn tảo bám trong bể.
  • Người ta đã lai thành công cá bảy màu với một số loài khác thuộc chi Poecilia (poecilia latipinna/velifera), ví dụ cá bảy màu đực và Poecilia cái. Tuy nhiên, con lai luôn là cá đực và có vẻ vô sinh.
Trong bể cảnh :
  • Cá bảy màu ưa thích bể cảnh nước cứng và có thể trụ vững trong môi trường với độ mặn cao gấp 1,5 lần độ mặn thông thường của nước biển. Cá bảy màu nói chung là ưa chuộng hòa bình, mặc dù hành vi rỉa vây đôi khi thể hiện ở những con đực hoặc nhằm vào những loài cá bơi nhanh khác như các loài cá kiếm (Xiphophorus spp.) và đôi khi nhằm vào những loài cá khác với các vây dễ thấy như cá thần tiên (Pterophyllum spp.). Đặc trưng đáng chú ý nhất của cá bảy màu là xu hướng sinh sản, và chúng có thể cho sinh đẻ trong cả bể cảnh nước ngọt lẫn bể cảnh nước mặn.
  • Cá bảy màu do những người nuôi cá cảnh tạo ra có sự biến đổi lớn về bề ngoài, như màu sắc hay hình dáng đuôi (đuôi quạt hay đuôi kiếm nhọn đầu). Sự sinh sản chọn lọc đã tạo ra nhóm các nhà thu thập "cá bảy màu lạ lùng", trong khi cá bảy màu "hoang dã" vẫn duy trì được độ phổ biến của chúng như là một trong những loại cá cảnh dễ nuôi.
  • Những người nuôi cá cảnh có kinh nghiệm gây giống cá bảy màu cho chính mình đều biết rằng cá trưởng thành sẽ có thể ăn thịt các con non và vì thế nên tạo ra khu vực an toàn cho cá bột. Các bể cho sinh đẻ được thiết kế đặc biệt, có thể treo lơ lửng bên trong bể cảnh. Chúng phục vụ cho hai mục đích, thứ nhất là che chở cho cá cái đang mang thai không bị các con đực để ý tới và tấn công, và thứ hai là cung cấp một khu vực riêng biệt cho cá con mới sinh không để chúng bị mẹ ăn thịt. Cần lưu ý không thả cá mẹ vào nơi đẻ quá sớm vì nó có thể bị sẩy thai.
Kĩ thuật nuôi cá bảy màuBể chứa
  • Những người mới bắt đầu thường cảm thấy chán chường khi nghe nói những người nhân giống cá dùng đến những hệ thống bể phức tạp với hơn 200 bể. Nhưng bạn không cần nhiều bể như vậy mới có thể nuôi được những chú guppy xinh đẹp. Bể có dung tích 10 gallon là thông dụng nhất, nhưng chủ yếu là phụ thuộc vào chỗ trống bạn còn. Thực tế, nếu bạn muốn trở thành 1 người nuôi guppy chuyên nghiệp, có thể cho ra những chú guppy "thiện chiến" thì bạn cần ít nhất 8 - 10 bể. Và để làm được như vậy thì bạn cũng đã phải trải qua 1 sự chọn lọc - loại bỏ rồi. Cứ tưởng tượng rằng 1 con guppy mái đẻ khoảng 30 - 50 cá con trong vòng 1 tháng, thì 200 bể cũng không phải là nhiều nếu như bạn giữ lại tất cả con cháu của chúng !
  • AGV-Lọc nướcThông dụng nhất có lẽ là hệ thống lọc sử dụng bọt biển. Nó gồm 1 máy hút và 1 miếng bông lọc được đặt trong hộp để lọc các chất bẩn. Và bạn chỉ cần giặt nó trong nước ấm mỗi tuần 1 lần là đủ. Miếng bông lọc sẽ giữ tất cả rác thải ra trong hồ cá !
Máy bơm không khí
  • Bạn cũng nên có 1 máy bơm khí cho những hồ cá của mình. Nó sẽ giúp không khí lưu thông, làm tăng lượng oxy trong nước, cá sẽ mau lớn hơn
Ánh sáng
  • Nếu có nhiều bể, giải pháp tốt nhất là sử dụng 4 bóng đèn huỳnh quang hơn là phải thắp sáng cho từng bể riêng biệt. Ánh sáng nên được giữ 10 - 14 tiếng/ngày. Bạn nên mở đèn 1 giờ trước lần ăn đầu tiên và tắt đèn 1 giờ sau lần ăn cuối cùng
Nước
  • Nước là yếu tố quan trọng nhất để nuôi guppy với số lượng lớn. Nếu bạn dùng nước máy, nên phơi ngoài nắng 1 ngày trước khi dùng để khí clo trong nước thoát ra hết. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn cũng có thể thay nước cho hồ cá bằng nước máy chưa "phơi" nhưng phải cho sủi bọt trong hồ để khí clo thoát lên nhanh hơn
Amoniac
  • Nguyên nhân số 1 dẫn đến cái chết cho lũ cá, gây ra bởi tình trạng nuôi cá quá đông trong 1 hồ, cho ăn quá nhiều dẫn đến thừa thức ăn, do nước xấu hay thiếu oxy..Nếu nghi ngờ có sự hiện diện của amoniac, bạn nên thay khoảng 1/3 nước hồ và cho sủi bọt thật nhiều
Độ cứng và độ pH cũng rất quan trọng.
  • Guppy thích nước hơi cứng và độ pH từ 6.8 - 7.8 (tốt nhất là 7.0). Vì vậy mà bạn có thể nuôi chúng vô tư trong các hồ xi măng (và có vẻ chúng chỉ thực sự lớn và sinh sản khi được nuôi trong hồ xi măng). Tuyệt đối không được thay đổi đột ngột độ pH và độ cứng của nước, nếu không cá sẽ chết nhiều. Nếu bạn muốn thay đổi thì sự thay đổi này phải diễn ra một cách từ từ !
Thay nước
  • Việc thay nước có thể tạo ra hoặc giết chết những con cá tuyệt đẹp. Việc loại bỏ phân và thức ăn thừa trong hồ cá là rất quan trọng. Những người nuôi cá thành công khuyên rằng bạn nên thay 30 - 40% lượng nước hàng tuần. Một số người thay nước hàng ngày với số lượng là 10% nước trong hồ. Việc này giúp cá bột lớn nhanh hơn và to hơn. Nó cũng làm giảm lượng amoniac
Nhiệt độ
  • Guppy sống trong nhiệt độ từ 75 đến 82 độ F (tốt nhất là 78). Nếu trời lạnh, bạn có thể dùng cây sưởi để giữ nhiệt độ trong hồ được ổn định. Nếu có nhiều hồ, bạn có thể dùng bếp lò để sưởi
Cho cá vào hồ sau khi mua
  • Việc đầu tiên cần làm sau khi mua cá là hãy thả chúng vào 1 cái hồ nhỏ và nhớ là dùng nguồn nước ở nơi mà bạn đã mua chúng (khi mua bạn nên xin thêm nhiều nước vào). Cứ 20 - 30 phút, bạn đổ thêm 1 ít nước lấy trong hồ nhà vào hồ nuôi tạm. Đến khi hồ tạm đầy khoảng 3/4, hút 1/2 nước ra khỏi hồ và thay bằng nước hồ nhà. Bạn cứ làm việc này 2 - 3 lần trong vòng 1 - 2 giờ. Lúc này, bạn có thể thả cá vào trong hồ nhà được rồi. Đừng lo lắng nếu anh lính mới cảm thấy sợ sệt và lẩn trốn ! Nếu chúng thấy hoảng sợ, đừng cho chúng ăn trong vòng 24 - 48 giờ. Nếu chúng có vẻ không ăn sau đó thì bạn cũng không nên cho thức ăn vào hồ vì việc này sẽ mau chóng làm bẩn nước hồ. Đừng lo lắng vì việc này là bình thường và có thể mất cả tuần để chú guppy mới bơi lượn và xử sự như những chú guppy bình thường khác
Mẻ cá bột đầu tiên
  • Sau 4 - 6 tuần thì trò vui sẽ thực sự bắt đầu. Vào thời kì này, cá mái đã sẵn sàng đẻ con. Bạn nên vớt nó sang một bể nhỏ hơn, cho vào 1 chút rong để có chỗ cho cá con lẩn trốn...mẹ chúng. Khi cho ăn, bạn nên cho hơi nhiều thức ăn. Lí thuyết nói rằng khi được cho ăn, những chú cá con nên được bao quanh bởi thức ăn thay vì phải bơi đi tìm. Và bạn cũng nên nhớ cho cá mẹ ăn đầy đủ trong thời gian này để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Sau khi cá mẹ đẻ hết, vớt nó trở về hồ cũ với ... cá trống và tiếp tục nuôi lũ cá con trong bể nhỏ trong vòng 1 vài tuần
Cho cá ăn
  • Từ lúc mới đẻ đến 6 tuần : Cá bột nên được cho ăn tôm con mới nở. Bạn cũng nên cho vào hồ một ít muối. Việc này sẽ làm cá sống khỏe hơn và làm tôm con có thể sống lâu hơn. Sau 2 ngày, bạn có thể cho cá ăn thức ăn khô, nhớ là phải tán ra thật nhuyễn và nên dùng 1 loại thức ăn cố định thôi.
  • Từ 6 tuần tuổi đến lúc trưởng thành: Việc cho ăn thích hợp và 1 khẩu phần cân bằng chính là chìa khóa để dẫn đến thành công, nếu bạn cho cá ăn không tốt thì sẽ chẳng có bàn thắng nào được ghi ! Một khẩu phần cân bằng phải thoả mãn mọi nhu cầu về chất dinh dưỡng của cá. Giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời 1 chú guppy là 3 tháng đầu đời. Cho ăn không phù hợp trong 3 tháng này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cá sau này. Bạn nên cho cá ăn đơn giản, nhưng phải thường xuyên và đều đặn, nên cho ăn từ 6 - 8 lần/ngày. Một khẩu phần có sự thay đổi đa dạng giữa thực phẩm khô và tươi là rất cần thiết cho sự phát triển của cá. Hãy chắc rằng bạn đã tìm được loại thức ăn tốt nhất và đừng nên quá mặc cả trong chuyện này. Tôm con, trùn chỉ, lăng quăng, bo bo ...là nguồn cung cấp protein động vật rất tốt. Tảo và salad có thể cho cá nguồn protein thực vật chúng cần. 2 loại thức ăn có zá trị nhất là trùn chỉ và tôm con. Một khẩu phần tốt nên bắt đầu bằng tôm con, sau đó cả ngày cho chúng ăn thức ăn khô, và kết thúc bằng một bữa trùn chỉ thịnh soạn trước khi đi ngủ.
Cách nở trứng tôm :
  • Cho trứng tôm vào 1 chai nhỏ, chứa nước mặn (2 muỗng canh muối cho 1 lít nước) và cho sục khí liên tục trong vòng 18 - 20 giờ. Sau đó bạn có thể vớt tôm ra cho cá ăn. Tốt nhất là khi mua trứng tôm, nên hỏi kĩ người bán và "đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng"
  • Hãy cố gắng cho cá ăn đều đặn nhiều bữa nhỏ mỗi ngày ( 2 trong số đó nên là thức ăn tươi). Không được cho ăn thừa và giữ cho đáy hồ được tự do khỏi thức ăn thừa. Nhiều người nuôi cá thả catfish (Corydoras) vào trong hồ để ăn thức ăn thừa. Vài người nghĩ rằng những con catfish này sẽ ăn cá con. Nếu bạn nghĩ vậy thì có thể chờ cá con lớn lên chút ít rồi thả chúng vào
Gây giống cá
  • Khi bạn mua về 3 con cá (1 trống/2 mái), bạn có thể tạo ra 2 dòng cá song song nhau. Sau 1 vài lần nhân giống, sẽ có đủ sự khác biệt giữa các dòng và bạn có thể nhân chéo 2 dòng để giữ cho cá của bạn luôn khoẻ mạnh. Tất cả những người nuôi guppy cần phải biết cách lựa chọn cá. Nuối tất cả cá chung với nhau sẽ làm giống mau chóng bị thoái hoá.
  • Việc tách bầy và chọn lọc có hể thực hiện sau 6 tuần đầu. Lúc này bạn đã có thể phân biệt được đâu là cá trống, cá mái. Hãy tách những con trống và mái sang những bể riêng để tránh sự lai tạo ngoài ý muốn. Bạn cũng nên loại bỏ những con cá xấu, dị dạng hay yếu ra khỏi bầy. Và không nên để số lượng từ 10 - 20 con cá trong 1 bể nhỏ 10 gallon. Mật độ cá nên ở mức 1 con/1 gallon để đạt được sự phát triển tối đa. Thời điểm để chọn giống cá cũng còn phụ thuộc vào giống cá bạn đang nuôi. vd: cá màu đỏ, xanh lá cây, xanh da trời lớn nhanh và có thể được lựa chọn sau 3 tháng. Ngược lại, những con cá màu vàng hay trắng mất nhiều thời gian hơn để trưởng thành, do đó bạn phải chờ 4 - 5 tháng để có thể tiến hành việc chọn lựa
Lựa chọn cá trống: Để lựa chọn cá trống, bạn thực hiện các bước sau:1. Chọn ra con lớn nhất trong bầy. Hãy chọn những con có cuống đuôi to, dày, vì chúng có thể mang được những chiếc đuôi to 2. Chọn những con có đuôi hình tam giác. Chọn những con dài lưng (lưng có hình bình hành, tròn ở góc)3. Lưng và đuôi nên trùng màu hay hoạ tiết4. Loại bỏ những con cá có xương sống uốn cong, đầu phẳng hay những con có màu sắc không đẹpKhi thực hiện theo các bước này, bạn sẽ chọn được cho mình những con cá tốt nhất để tiếp tục phát triển, và nên nhớ rằng mật độ cá không được quá 1 gallon 1 conLựa chọn cá mái: Những con cá mái thường được lựa chọn sau 4-5 tháng. Các bước tiến hành như sau:1. Chọn những con to nhất, có cuống đuôi to và dày, những con này sẽ đẻ ra những chú cá đẹp nhất2. Chọn những con có lưng to nhất và rộng nhất có thể có3. Và nên chọn ra những con có màu sắc đẹp hơnChọn ra 2 con cá mái đẹp nhất và 1 con trống đẹp nhất cho vào 1 bể 2 - 5 gallon. Việc sử dụng 1 con trống sẽ giúp bạn dễ nhận biết được những đặc tính mà con trống truyền lại cho con của nó, nhờ đó bạn có thể tìm những con trống tốt nhất. Nếu những con mái không có thai trong vòng 2 tháng, hãy thêm vào bể 1 con cá trống khác. Bể nhỏ sẽ giúp cá trống dễ "tìm thấy" cá mái hơn Các cách lai giống
  • Đầu tiên, hãy chọn giống thuần chủng. Đây là lời khuyên hữu hiệu nhât cho những người muốn sớm đạt đến thành công. Bạn chỉ có thể đạt được những con cá loại này qua các mối quan hệ thân quen với mấy người bán cá. Những con cá mua ngoài tiệm thường khó đạt được những con cá đẹp hơn. Đây là một vài cách để tạo giống:
  • Lai gần: Cho những con trong họ hàng lai với nhau. vd: anh với em gái, mẹ với con trai, cha với con gái
  • Lai cùng dòng: Lai những con cá có chung họ hàng nhưng là họ hàng xa
  • Lai khác dòng: Lai những con cá khác dòng nhưng thích hợp với nhau. Bạn có thể mua hai con cá có màu giống nhau ở 2 tiệm cá khác nhau...
Tìm kiếm google :
  • ky thuat nuoi ca bay mau
  • ky thuat nuoi ca bay mau giong
  • ky thuat nuoi ca bay mau sinh san
  • cach nuoi ca bay mau sinh san
  • ky thuat nuoi ca giong bay mau
  • kỹ thuật nuôi cá bảy màu lai
  • kỹ thuật nuôi cá bảy màu sinh sản
  • kỹ thuật nuôi cá bảy màu
  • cách trồng rau muống hạt cách trồng rau muống trồng rau muống tại nhà kỹ thuật trồng rau muống hướng dẫn trồng khổ qua huong dan trong kho quacach trong kho qua tai nha cách trồng khổ qua tại nhà trồng khổ qua trên sân thượng , trong kho qua tren san thuong cach trong rau den , cách trồng rau dền , cách trồng rau dền đỏ , cach trong rau den do
  • Thiết kế vườn rau gia đình Thiết kế lắp đặt vườn rau sạch tại nhà Thiết kế vườn rau đẹp Thiết kế vườn rau sạch trên sân thượng Thiết kế vườn rau trên sân thượng Vườn rau sạch trên sân thượng Vườn rau trên sân thượng Vườn rau sân thượng Thiết kế vườn rau sạch đẹp đơn giản Vườn rau sạch Cách trồng cà chua trong thùng xốp đơn giản Diễn đàn trồng rau sạch Thùng xốp Vườn rau xanh tại nhà Cách làm vườn rau tại nhà Rau vườn nhà Vườn rau sạch trong nhà Thiết kế vườn rau tại nhà siêu đơn giản và độc đáo... Thiết kế trồng rau sạch tại nhà Thiết kế vườn rau đẹp , độc đáo Vườn rau trong nhà đẹp, đơn giản Vườn rau đẹp trên sân thượng Những vườn rau đẹp Vườn rau đẹp Làm vườn rau tại nhà Vườn rau sau nhà Những vườn rau đẹp tại nhà Trồng rau trên sân thượng có mái che Chậu trồng rau sạch thông minh Khay trồng rau Trồng rau trong chậu thông minh Khay trồng rau thông minh nhất Chậu trồng rau sạch Chậu trồng rau Chậu thông minh trồng rau Kệ trồng rau sạch Mua khay nhựa trồng rau Trồng rau trong chậu nhựa Bán khay nhựa trồng rau Bán chậu trồng rau Bán chậu trồng rau sạch in tờ rơi , in to roi
  • Gia sư tiếng anh giao tiếp Gia sư tiếng anh cho người đi làm Gia sư tiếng anh là gì Gia sư dạy tiếng anh Gia sư tiếng anh tại nhà Tìm gia sư dạy kèm tại nhà tphcm Tìm việc làm gia sư Tìm việc làm thêm gia sư tại Hà Nội Tỉm việc làm gia sư tại Hà Nội Tìm việc làm gia sư tại tpHCM Tìm gia sư tiếng anh tại nhà Tìm gia sư tiếng anh giao tiếp Tìm việc gia sư Tìm việc gia sư tpHCM Tìm việc gia sư tại tpHCM Tìm việc gia sư tại Hà Nội Tìm gia sư Tìm gia sư tiếng trung tại Hà Nội Lớp cần gia sư Tìm lớp dạy gia sư Tìm lớp gia sư Tìm gia sư dạy kèm tại nhà Hà Nội Tìm gia sư dạy toán Gia sư tìm việc Tìm gia sư cấp 1 Tìm gia sư dạy kèm Tìm gia sư toán tại Hà Nội Tìm gia sư tiếng Trung Tìm gia sư tiếng Nhật Tìm gia sư tiếng Pháp Tìm gia sư cho con tại Hà Nội Tìm gia sư tiếng anh Hà Nội Tìm gia sư Hà Nội Tìm gia sư tiểu học Tìm gia sư tại nhà Tìm gia sư tiếng anh tại Hà Nội Cần tìm gia sư tiếng anh Tìm gia sư TpHCM Tìm gia sư cho con Tìm gia sư dạy tiếng anh Tìm gia sư tại Hà Nội Tìm gia sư toán Tìm gia sư tiếng anh Cần gia sư dạy kèm Cần gia sư Cần tìm gia sư

7 nhận xét:

  1. Nặc danhlúc 00:24 12 tháng 8, 2015

    thích quá đi thôi khi có vườn rau đẹp tại nhàước mơ những vườn rau đẹp với nhung vuon rau dep trong mơ

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  2. Unknownlúc 02:09 26 tháng 7, 2016

    bài viết rất hữu ích, mời bạn tham khảo những dòng cá bảy màu đẹp nhất nhé!

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  3. Unknownlúc 19:34 26 tháng 7, 2016

    nuôi cá là một nghệ thuật bạn nhỉ, mời bạn tham khảo cá la hán khổng lồ đẹp nhất thế giới nhé!

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  4. Sofanewlúc 23:55 21 tháng 9, 2017

    http://www.sofanew.com/

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  5. Unknownlúc 04:25 11 tháng 8, 2018

    Minh 20t da duoc 3 ho cá 7 màu vớiSố lượng cũng vừa noi mình nuôi cung đc2n noi chung cũng dễ cung tui theo nguoi Đam mê thoi

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  6. hoa deplúc 23:31 28 tháng 10, 2018

    https://wikiohana.net/gia-dinh/vat-nuoi/ca-bay-mau/Các bạn tham khảo ở link trên nhé, thông tin chi tiết hơn về việc sinh sản của cá 7 màu. ngoài ra các bạn có thể xem thêm các mẹo vặt gia đình tại wikiohana.net

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  7. S.Kenlúc 01:24 15 tháng 10, 2019

    Xin phép Mod được chia sẻ video này nhéAi đang nuôi cá Guppy thì vào tham khảo nhé, rất có lợi cho các Anh Em, thanks !https://youtu.be/sL03WzkO844

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
Thêm nhận xétTải thêm... Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Bài viết

  • ▼  2014 (1)
    • ▼  04 (1)
      • Kỹ thuật nuôi cá bảy màu sinh sản

Từ khóa » Tách Trống Mái Guppy