Kỹ Thuật Nuôi Cá Bớp Thương Phẩm Hiệu Quả

Nhiều hộ dân ở Lý Sơn phấn khởi vì có nguồn thu nhập cao từ mô hình nuôi cá bớp. Ảnh minh họa
Nhiều hộ dân ở Lý Sơn phấn khởi vì có nguồn thu nhập cao từ mô hình nuôi cá bớp. Ảnh minh họa

Chuẩn bị lồng nuôi

Với loài cá này, do có sức tốt nên có thể nuôi cả ở vùng vịnh kín gió hoặc vùng biển có sóng lớn tùy vào điều kiện bãi nuôi. Hiện nay, 2 loại lồng được sử dụng phổ biến trong nuôi cá bớp là lồng gỗ thường được dùng nuôi cá ở vùng vịnh kín gió và lồng nhựa chịu lực HDPE hình tròn có thể nuôi được ở những vùng biển hở có sóng gió lớn.

Cỡ mắt lưới lồng dùng cho lồng nuôi cá thương phẩm tăng dần theo tăng trưởng của cá. Diện tích lồng bè lớn, với lồng nhựa chịu lực thường có thể tích khoảng 300m3 trở lên. Lồng gỗ quây sắt thường có thể tích từ 30 - 180m3.

Chọn cá giống và cách thả giống cá

Cỡ giống thả khoảng từ 70 đến 75 ngày tuổi, chiều dài cá đạt 10cm đến 12cm, khối lượng trung bình 12g. Cần chọn cá giống đều cỡ, khỏe mạnh , không xây xát và mang bệnh.

Do cá bớp có tốc độ sinh trưởng nhanh, khi thu hoạch, cá thịt đạt trung bình 5kg/con nên mật độ thả nuôi ban đầu cần dừng ở mức 5-6 con/m3·

Trước khi thả cá cần tắm cá qua 5 – 10 phút kết hợp với sục khí để loại mầm bệnh ký sinh trên cá, hoặc tắm thuốc tím nồng độ 5 ppm trong thời gian 15 – 20 phút. Nên thả cá lúc sáng sớm hoặc chiều mát là tốt nhất.

Thức ăn cho cá

Thức ăn có thể là cá tạp hay thức ăn công nghiệp. Khi cho cá bớp ăn cá tạp thì cần phải dùng cá tươi. Mỗi ngày cho ăn 1 lần vào buổi sáng, lưu ý cho cá ăn no. Hệ số thức ăn phù hợp dao động từ 8-10kg cá tạp/1kg cá thịt.

Thức ăn công nghiệp sử dụng cho cá ăn nên loại chọn chất lượng tốt. Cho cá bớp ăn ngày 2 lần, sáng và chiều, với khẩu phần ăn từ 1,5 đến 2% khối lượng cá/ngày. Hệ số thức ăn dao động từ 1,5 đến 1,8 cho 1 kg tăng trọng.

Quản lý lồng nuôi

Trong quá trình nuôi cá bớp cần theo dõi tình trạng sức khỏe và bệnh của cá để kịp thời xử lý. Định kỳ vệ sinh và thay lưới lồng 2 đến 3 tháng/lần là việc làm đảm bảo độ thông thoáng cho lồng nuôi. Định kỳ kiểm tra và sữa chữa, thay thế các bộ phận lồng nuôi như phao, khung,dây neo, lưới…

Hàng tháng xác định tăng trưởng của cá bằng cách đo chiều dài và khối lượng cá, từ đó xác định được khối lượng đàn cá trong lồng để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý.

Việc chăm sóc cá bớp đòi hỏi rất kỳ công, vì thức ăn cho chúng hoàn toàn bằng cá tươi. Ảnh: Trang Hiếu
Việc chăm sóc cá bớp đòi hỏi rất kỳ công, vì thức ăn cho chúng hoàn toàn bằng cá tươi. Ảnh: Trang Hiếu

Phòng bệnh

Việc phòng bệnh phải được đặt lên hàng đầu trong nghề nuôi thủy sản nói chung và nghề nuôi cá nói riêng, nhất là đối với những loài ăn thức ăn tươi như cá bớp. Công việc này phải tiến hành ngay từ đầu để giảm bớt rủi ro trong quá trình nuôi. Cần làm tốt những việc sau:

-Trong quá trình nuôi cần giữ cho môi trường nước sạch sẽ, lồng lưới thông thoáng.

- Sử dụng cá tạp tươi, thức ăn hỗn hợp có chất lượng tốt.

- Định kỳ 2 tháng tắm cho cá một lần bằng dung dịch thuốc tím (KMNO4) nồng độ 5 ppm trong thời gian 15 – 20 phút.

- Khi phát hiện cá bệnh, cần nuôi cách ly, xác định rõ bệnh và có biện pháp chữa trị phù hợp. Nếu cá chết phải vớt lên và xử lý tiệt trùng, không vứt ra vùng nuôi nhằm tránh lây lan bệnh.

Thu hoạch

Cỡ cá thu hoạch tốt nhất từ 5-10kg. Trong quá trình nuôi, khi cá đạt cỡ thương phẩm có thể thu tỉa để bán dần và nên thu hoạch và bán hết khi có đầu ra để quay vòng chu kỳ nuôi mới./.

Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao

Từ khóa » Hình ảnh Cá Bớp Nuôi