Kỹ Thuật Nuôi Cá Cảnh Không Cần Oxi
Có thể bạn quan tâm
Mục Lục
- 1.Hướng dẫn nuôi cá trong bể không có sủi oxy:
- 2.Lựa chọn cá:
- 3.Cách thay nước:
- 4.Các loại cá cảnh đẹp được nuôi trong bình thủy sinh mini:
- 5.Một số lưu ý khác:
Hướng dẫn nuôi cá trong bể không có sủi oxy:
Nhiều người không thích có một hồ thủy sinh lớn, tốn thời gian chăm sóc vất vả mà lại tốn cả diện tích căn hộ, mong muốn của họ là có một bể thủy sinh nhỏ nhắn, xinh xăn đặt trên bàn làm việc hoặc kệ sách, vì thế, hôm nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chọn và chăm sóc cá trong bình thủy sinh nhỏ nhắn, xinh xắn này như thế nào là tốt nhất nhé!
>>> Xem thêm: Khám phá bí mật bất ngờ về cá cảnh
Lựa chọn cá:
Đã là bình thủy sinh nhỏ thì chắc chắn rất khó để lắp hệ thống máy sủi oxy, vì thế lựa chọn loại cá thích hợp và mật độ cá thể trong bình là điều quan tâm hàng đầu. Chỉ nên chọn những loại cá khỏe mạnh, có khả năng chống chọi tốt với môi trường nghèo oxy.
Còn về mật độ nuôi, vì bình thủy sinh nhỏ nên chỉ nên nuôi từ 1-2 cá thể thôi, như vậy sẽ tốt nhất.
Cách thay nước:
Trước đây tôi cũng đã từng chia sẽ về cách thay nước cho cá trong hồ thủy sinh, và trong bình thủy sinh mini cũng giống như vậy thôi, nhưng vì bình mini nên nước rất nhanh bẩn, vì thế có thể thay nhiều hơn hồ thủy sinh, 1 tuần vài lần cũng được.
Lưu ý quan trọng nhất khi thay nước nuôi cá ở bất cứ hồ nào là không nên thay 100% nước mới cho cá, mà chỉ nên thay khoảng 1/3 lượng nước cũ đi thôi, để tránh cá bị sock nước, dễ chết!
Các loại cá cảnh đẹp được nuôi trong bình thủy sinh mini:
Cá betta, không cần sủi bọt oxy, thay nước 1 lần/tuần, cho ăn ít (để tránh cá ăn không hết, thành thừa, nước nhanh bị bẩn), và cũng rất dễ nuôi.
Cá kiếm, cá mún, cá Hà Lan cũng là những loại cá khỏe, thích hợp nuôi trong bình mini, màu sắc rực rỡ, rất đẹp, nhưng nhớ chỉ nên nuôi từ 1 con đến 2 con thôi nhé!
Một số lưu ý khác:
Nếu bạn muốn rải sỏi cho sạch và đẹp bình thì nên chọn các loại sỏi rất nhỏ và rải vừa phải thôi, một lớp mỏng để tránh làm mất diện tích hồ.
Nếu muốn sử dụng máy bơm oxy thì chọn loại có công suất nhỏ nhất, và bật từ 1-2 tiếng trong ngày, vì nếu công suất lớn và bật nhiều, cá sẽ bị mệt, dễ chết và có thể làm tóe nước ra ngoài.
Trong bể cá mini thì nên cho cá ăn các loại côn trùng như trùng chỉ hoặc lăng quăng là tốt nhất, vì chúng còn sống, bơi lại trong nước, và cá có thể ăn bất cứ lúc nào, còn như thức ăn khô, cá ăn không hết, để lâu sẽ mất chất và mùi vị, cá cảnh sẽ không ăn nữa và làm bẩn bể thủy sinh.
Từ khóa » Cá Cảnh Dễ Nuôi Không Cần Oxy
-
12 Loại Cá Cảnh Dễ Nuôi Không Cần Oxy Cho Người Mới Tập Nuôi
-
TOP 5 Các Loại Cá Cảnh Không Cần Oxy Mà Ai Cũng Có Thể Nuôi được
-
5 Loại Cá Cảnh đẹp Lung Linh Dễ Nuôi Không Cần Oxy được Nhiều ...
-
Top 10 Cá Cảnh Không Cần Oxy Rất Dễ Nuôi Cho Người Mới
-
Các Loài Cá Không Cần Oxy Dễ Nuôi - Betta Thủy Sinh
-
Một Số Loại Cá Cảnh Dễ Nuôi Không Cần Oxy - Nhật Ký Cần Thủ
-
Các Loại Cá Cảnh Dễ Nuôi Không Cần Oxy Cho Người Mới
-
#1 Tổng Hợp Cá Cảnh Dễ Nuôi Không Cần OXY Cho Người Mới
-
Cá Cảnh Không Cần Oxi - Kinh Nghiệm Quý
-
Tổng Hợp Cá Kiểng Không Cần Oxy, đẹp Và Giá Tốt Nhất Tại TpHCM
-
Top 7 Các Loại Cá Cảnh Dễ Nuôi Không Cần Oxy - Thủy Sinh Pro
-
TOP Cá Cảnh Dễ Nuôi Không Cần Oxy, Chi Phí Rẻ
-
Cách Nuôi Cá Cảnh Không Cần Oxy