Kỹ Thuật Nuôi Cá Sặc Rằn - UBND Tỉnh Cà Mau
Có thể bạn quan tâm
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Địa chỉ: Số 02, đường Hùng Vương, phường 5, tp. Cà Mau Điện thoại: (0290) 3667.888 Email: banbientap@camau.gov.vn
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH CÀ MAU Phát huy tinh thần 200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau, Đảng bộ, dân và quân tỉnh Cà Mau quyết tâm bảo vệ và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Kỹ thuật nuôi cá sặc rằn
01/03/2018 02:34:44 PM Màu chữ Cỡ chữHiện nay cá sặc rằn được nuôi rất phổ biến và có giá bán ổn định, tuy nhiên hiệu quả nuôi cá sặc rằn còn chưa cao do người dân chưa nắm vững được đặc tính sinh học và kỹ thuật nuôi của loài cá này. Mặt khác do điều kiện tự nhiên ở các mô hình nuôi khác nhau nên người nuôi thường gặp nhiều khó khăn trong khâu cải tạo ao, mật độ thả, lượng thức ăn sử dụng... cho nên phần nào còn hạn chế về năng suất. Dưới đây là kỹ thuật nuôi cá sặc rằn có hiệu quả kinh tế. I. XÂY DỰNG AO NUÔI - Cá sặc rằn không kén ao nuôi, nuôi trong ao, mương vườn, ruộng lúa...cá đều phát triển tốt. Diện tích lớn nhỏ đều nuôi được. Nên thiết kế ao có diện tích hình chữ nhật để dễ thao tác chăm sóc và thu hoạch. - Cá sặc rằn sống được ở nước ngọt và nước lợ với nồng độ muối 8%o, trong ao nuôi cá sặc rằn không nên để nước quá đục, không nên sử dụng nguồn nước có pH < 6, có thể tận dụng nước trong ruộng lúa cấp vào ao nuôi. - Khi nuôi với mật độ cao cần thiết kế ống bọng xả và cấp nước, đường kính tùy theo diện tích ao, thông thường đường kính ống bọng 30cm -40 cm là thích hợp. - Bờ ao phải cao hơn mực nước cao nhất trong năm từ 0,5m trở lên. Độ sâu của nước ao trên 1 m. II. CHUẨN BỊ AO NUÔI - Tháo cạn nước, tu sửa lại bờ ao, dọn cỏ xung quanh, chống rò rỉ, chống mất nước, kiểm tra ống bọng cấp thoát nước, diệt hết cá tạp, mầm bệnh trong ao. - Sên vét bùn đáy ao, chỉ để lại 10 - 20cm bùn đáy. - Dùng vôi bón xung quanh bờ ao và đáy ao, liều lượng từ 10 – 15 kg/100m2, sau đó phơi ao đến nứt chân chim. - Bón phân: Nên dùng phân hữu cơ bón lót cho ao, với lượng từ 15 -20kg/100m2, để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Đối với ao mới thì cần tăng lượng phân xanh (lá so đũa, cây họ đậu) liều lượng từ 25 – 30 kg/100m2. - Sử dụng phân vô cơ NPK (20:20:0) với lượng 0,8 – 1 kg/100m2 bón thay trong trường hợp không có hoặc có ít phân hữu cơ. - Sau khi bón phân, phơi ao 2 – 3 ngày và cho nước vào ao đạt độ sâu từ 1,2 - 1,5m (nước cấp phải qua túi lọc bằng vải kate để ngăn cá tạp, địch hại xâm nhập vào ao). Khoảng 4 - 5 ngày nước có màu xanh đọt chuối non thì bắt đầu thả cá giống. - Trường hợp tận dụng mương vườn để nuôi thì cần diệt trừ dịch hại trước khi thả cá. III. THẢ GIỐNG - Mùa vụ thả: Cá sặc rằn được nuôi quanh năm, nhưng tốt nhất nên thả vào đầu muà mưa (khoảng tháng 5 AL hằng năm). - Vận chuyển cá giống: Trong quá trình vận chuyển, cần đóng bao với mật độ thưa tránh trường hợp cá bị xây xát, mất nhớt. Nên vận chuyển cá vào lúc trời mát, thời gian vận chuyển dưới 10giờ. - Chọn cá giống có kích thước đồng đều, khỏe mạnh không xây xát, màu sắc tươi sáng đặc trưng của loài, không có dấu hiệu bệnh, không dị tật, dị hình. - Không nên chọn cá giống quá nhỏ, cá có kích cỡ từ 4 – 5 cm trở lên là thích hợp, tiện cho việc chăm sóc và quản lý. - Cá được thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. - Để hạn chế tình trạng sốc môi trường và nhiệt độ, bao cá giống cần được thả xuống ao nuôi từ 10 - 20 phút rồi mới thả cá từ từ ra ngoài, đồng thời phải quan sát biểu hiện ban đầu của cá để có hướng khắc phục kịp thời. - Mật độ thả từ 8 – 10con/m2. Nếu nuôi cá ở ruộng, không bổ sung thêm thức ăn thì thả với mật độ từ 3 - 5 con/m2. IV. QUẢN LÝ THỨC ĂN - Nguồn thức ăn bổ sung: Tùy vào điều kiện thực tế của từng nông hộ mà nguồn thức ăn bổ sung có thể là: - Cho ăn 100% thức ăn viên dành cho cá có vảy, có hàm lượng đạm 20 – 30% (thức ăn công nghiệp) trong khẩu phần ăn. - Thức ăn tự chế biến bao gồm: Cám gạo 65% + Cá tạp 25% + Chất kết dính 10%. - Phương pháp cho ăn: Hằng ngày cho cá ăn từ 1 - 2 lần vào lúc 7 - 8 giờ và 16 – 17 giờ. Nếu thức ăn tươi nên cho ăn qua sàng ăn để tiện việc kiểm soát thức ăn. Lượng thức ăn cho ăn hằng ngày thay đổi theo tháng nuôi: Hai tháng đầu là 10% tổng trọng lượng đàn cá, tháng thứ 3 - 4 cho ăn 7%, tháng 5 - 6 cho ăn 5% và những tháng sau cho ăn 3%. Để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, cần lưu ý một số yếu tố như: - Theo dõi sức ăn của cá, nếu sau 30 phút cá ăn hết là đạt yêu cầu. - Khi nước ao bị sậm màu (tảo nhiều, đáy ao bị đen) nên giảm lượng cho ăn. V. QUẢN LÝ AO NUÔI Sau khi thả cá, việc quản lý môi trường ao nuôi là việc làm rất cần thiết và cần thực hiện thường xuyên trong quá trình nuôi. - Thay nước: khi chất lượng nước xấu đi, chỉ nên thay nước khoảng 20 - 30 % để tránh tình trạng cá bị sốc. Việc thay nước sẽ làm tăng thêm oxy, giảm các chất độc trong hệ thống nuôi, kích thích cá hoạt động và bắt mồi, đặt biệt là kích thích sự tăng trưởng của cá. * Lưu ý: khi thay nước phải xác định được nguồn nước cấp có đảm bảo yêu cầu về chất lượng hay không để tránh tình trạng làm xấu đi hoặc ô nhiễm chất lượng nước trong ao nuôi. Có thể thay nước theo chu kỳ 15 - 20 ngày/1 lần (đối với những tháng nuôi cuối). - Phải thường xuyên theo dõi màu nước để điều chỉnh lượng thức ăn, phân bón, quan sát ao cá, tránh bị mọi, tràn bờ, địch hại (ếch, nhái, rắn,…) để diệt trừ; đồng thời quan sát hoạt động của cá (ăn mạnh hay yếu, có dấu hiệu bệnh hay không,…) để xử lý kịp thời. - Bón vôi trên bờ ao vào những ngày mưa nhiều để giảm phèn. - Định kỳ 15 – 20 ngày/lần sử dụng chế phẩm sinh học trong suốt quá trình nuôi. - Phát hiện cá bị bệnh phải báo ngay cho cán bộ kỹ thuật để có hướng xử lý kịp thời. VI. THU HOẠCH - Sau 8 - 10 tháng cá đạt trọng lượng 100 – 150gr/con thì có thể tiến hành thu hoạch. - Trường hợp kích cỡ cá trong ao không đồng đều thì dùng lưới thu tỉa, hoặc thu hết và thả nuôi lại cá nhỏ qua ao mới. VII. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CÁ 1. Phòng bệnh Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi như: - Xây dựng và cải tạo ao đúng theo quy trình kỹ thuật; - Chọn cá giống phải khỏe mạnh, mật độ nuôi phải phù hợp; - Nguồn nước cấp cho ao nuôi phải sạch không bị nhiễm bẩn; - Trong quá trình đánh bắt, sang ao tránh làm xây xát; - Cho cá ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng để cá có sức kháng bệnh; - Trước khi thả cá nên tắm cá giống bằng thuốc tím hoặc nước muối 3-5‰ trong thời gian 5-10 phút để diệt hết các mầm bệnh. 2. Một số bệnh thường gặp trên cá sặc rằn 2.1. Bệnh trùng quả dưa - Dấu hiệu bệnh lý: Trong giai đoạn đầu của bệnh sẽ xuất hiện những đốm màu trắng bằng đầu kim hoặc nhỏ hơn trên thân cá. Sau xuất hiện các đốm trắng trên da cá và vây cá bị tua ra. Cá bơi lội chậm chạp và tỷ lệ chết cao. - Cách phòng trị: Dùng 20 - 25ml lít Formol/m3 nước ao, trị 3 lần cách nhau 3 ngày 1 lần. 2.2. Bệnh trùng bánh xe - Dấu hiệu bệnh lý: Khi cá nhiễm bệnh, trên thân cá có màu trắng đục, da cá sậm lại, mang cá nhợt nhạt, cá giảm ăn và nổi đầu từng đàn trên mặt nước. - Cách phòng trị: Đây là bệnh ngoại ký sinh, có thể điều trị như sau: + Dùng Sulfat đồng (phèn xanh) phun khắp ao với liều lượng 0,3 – 0,5 gr/m3 nước ao trị 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 ngày. + Dùng Formol với liều lượng 20 - 25m/m3 nước. Trị 3 ngày liên tục.Nên trị bệnh cá lúc mát trời và trong thời gian trị bệnh nên giảm lượng thức ăn đi một nửa. 2.3. Bệnh nấm thủy my (nấm bông gòn) Khi xuất hiện bệnh, thân cá có những vùng trắng xám, trên đó có những sợi nấm nhỏ mềm, tua tủa. Sau vài ngày sợi nấm phát triển đang chéo váo nhau thành búi trắng như bông, nhìn thấy được bằng mắt thường (để cá bệnh vào nước trong dễ quan sát hơn). Có thể trị bằng một số phương pháp sau: - Tắm cá với nước muối 8‰ trong 30 phút, lặp lại sau 3 giờ tiếp theo. - Dùng thuốc tím (KMnO4) tạt xuống ao liều 3-5 g/m3 nước 2.4 Bệnh trùng mỏ neo Giống như cái que đầu có sừng cứng giống như mỏ neo cắm sâu vào cơ thể, thường bám trên các gốc vây ngực, vây hậu môn. - Dùng Formaline 20 - 25 ml/ m3 nước tắm cá trong 30 phút, lặp lại vào ngày tiếp theo và thay 70% nước mới cho cá. - Dùng lá xoan, dây giác 0,3 – 0,5kg/m3 nước, bó thành từng bó ngâm xuống ao.
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau Chia sẻ Nhận xét In Lên trênCác tin khác
-
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau vừa có công văn đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; các cơ quan báo, đài trong tỉnh, UBND các huyện và thành phố Cà Mau tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân trong tỉnh chủ động phòng, chống thiên tai khi mùa mưa, bão sắp đến. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Cà Mau đăng tải nội dung Hướng dẫn số biện pháp cơ bản trong phòng, chống đối với các loại hình thiên tai có khả năng xảy ra trên địa bàn tỉnh do Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh ban hành.
(22/05/2020) -
Trong quá trình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh, nếu không có quy trình xử lý nước thải, chất thải hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
(29/11/2018) -
Bệnh đầu vàng (YHD) là một loại bệnh nguy hiểm trên tôm sú. Theo nhiều bà con cho biết, khi tôm nhiễm bệnh có thể chết hàng loạt rất nhanh chỉ trong thời gian ngắn. Vậy nguyên nhân nào gây bệnh đầu vàng trên tôm? Cách phòng trị bệnh trên tôm sú như thế nào?
(21/11/2018) -
Trước hết, thay mặt cho hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Kinh Dớn, tôi xin gởi lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe đến quý vị đại biểu và chúc “Hội thảo về giải pháp sản xuất lúa an toàn” tổ chức thành công tốt đẹp.
(15/11/2018) -
Chỉ trong thời gian từ gần cuối năm 2015 – 2018 có rất nhiều hộ dân ở trong tỉnh Cà Mau, nhất là các huyện như: Đầm Dơi, Phú Tân, Cái Nước, Năm Căn… đã mạnh dạn chuyển từ mô hình nuôi tôm ao đất sang mô hình nuôi tôm ao bạt hay gọi là nuôi tôm siêu thâm canh, mang lại hiệu quả vượt trội; đồng thời, lợi nhuận cũng tăng lên đáng kể, sản lượng cao, tỷ lệ thành công lớn, chính vì thế đã và đang tạo đà cho diện tích nuôi siêu thâm canh tăng nhanh đáng kể, tạo ra bước đột phá mới, mở ra triển vọng cho ngành tôm của tỉnh Cà Mau nói riêng và mang con tôm Việt Nam ra khắp thị trường trên Tthế giới.
(15/11/2018) -
Nuôi tôm công nghệ Biofloc đã được nhắc đến khoảng 2014 – 2015, nhưng trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng cũng như một số tỉnh nuôi tôm trọng điểm nói chung thì chưa triển khai áp dụng thực hiện thành công. Từ cuối năm 2016, được sự hỗ trợ của Dự án CRSD Cà Mau, tỉnh Cà Mau có 15 người được tiếp cận với công nghệ Biofloc (9 nông dân và 6 cán bộ kỹ thuật) thông qua lớp tập huấn 2 ngày tại Ninh Hòa.
(13/11/2018) -
Năm 2017, được sự quan tâm của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân, UBND xã Nguyễn Việt Khái đã tạo điều kiện cho gia đình tôi thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh. Sau thời gian nuôi 93 ngày tôi thu tỉa được 3.540 kg, trọng lượng 32 con/kg; 107 ngày tuổi thu hoạch toàn bộ được 3.200 kg, trọng lượng 29 con/kg.
(09/11/2018) -
Nuôi tôm siêu thâm canh (STC) ở Cà Mau là mô hình đột phá, rất có triển vọng để phát triển trong tương lai. Bắt đầu phát triển từ năm 2016 với diện tích chỉ 175ha, nay tăng lên 1.750 ha. Hiện nay, công nghệ nuôi tôm STC ở Cà Mau chủ yếu áp dụng theo Semi Biofloc kết hợp với tuần hoàn khép kín; mô hình CPF và quy trình nuôi hai giai đoạn, ít thay nước. Hiệu quả nuôi STC khá cao với tỷ lệ nuôi thành công đạt trên 90%, năng suất từ 40 - 50 tấn/ha/vụ, nuôi 3 - 4 vụ/năm, đạt 120 - 150 tấn/ha/năm. Tuy nhiên, nuôi tôm STC bộc lộ nhiều khó khăn và thách thức: Lệ thuộc bên ngoài về con giống và nguyên vật liệu đầu vào, vấn đề xử lý môi trường, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng, nguồn vốn đầu tư lớn, trình độ tiếp thu và ứng dụng công nghệ của người dân còn thấp. Thực hiện tốt Chương trình hành động của Tỉnh ủy và UBND tỉnh về ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) và công nghiệp sinh học; khuyến khích ứng dụng CNSH trong nuôi tôm STC như quy trình nuôi tuần hoàn sinh học khép kín, Biofloc, Semi Biofloc, các quy trình nuôi ít thay nước; tiếp nhận công nghệ, từng bước chủ động sản xuất con giống, thức ăn và chế phẩm sinh học tại chỗ để giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh.
(05/11/2018) -
Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO), ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu trong bối cảnh dân số thế giới có thể đạt 9,7 tỷ người vào năm 2050. Trong khi sản lượng thủy sản khai thác duy trì tương đối ổn định từ cuối thập niên 1980 đến nay, nguồn cung thủy sản từ lĩnh vực nuôi trồng liên tục tăng. Năm 1974, thủy sản nuôi chỉ chiếm 7% nguồn cung thủy sản dùng làm thực phẩm thì đến năm 1994, tỷ trọng này tăng lên 26%, đạt 39% năm 2004. Tỷ trọng này vẫn tiếp tục tăng cho đến hiện nay.
(29/10/2018) -
Sau hơn mười năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ nông – ngư – lâm nghiệp sang ngư – nông – lâm nghiệp, nông nghiệp, nông thôn Cà Mau đã được nhiều thành tựu to lớn và khá toàn diện; trong đó, sản xuất thủy sản không ngừng phát triển, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng thủy sản; diện tích nuôi trồng thủy sản phát triển hơn 3 lần, năng suất, sản lượng ngày càng cao. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển dịch đúng hướng. Việc chuyển đổi mục đích và sử dụng đất kết hợp với sản xuất đa canh đã trở thành hướng chuyển dịch có hiệu quả, mở ra triển vọng về một nền nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững.
(26/10/2018) -
Trang đầu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trang cuối
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Tin vắn;tinvan
Display content menu Display portlet menu- Tin vắn
Tin vắn
- Chương trình nghệ thuật, bắn pháo hoa mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025 vào lúc 21 giờ ngày 28/01/2025, tại Quảng trường đường Trần Hưng Đạo.
- Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh tăng cường xử lý nghiêm tình trạng buôn lậu xăng dầu trên biển.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường thực hiện công tác chống khai thác IUU.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương xây dựng, hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
- UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 03 năm (2025 – 2027) trên địa bàn tỉnh.
- Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024 được tổ chức từ ngày 10/11 đến ngày 10/12.
- Chủ tịch UBND tỉnh ban hành kế hoạch kê khai và công khai tài sản, thu nhập năm 2024 của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh, các địa phương phối hợp tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa X.
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Văn bản
Display content menu Display portlet menu- Văn bản
- Văn bản trung ương
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Văn bản quy phạm pháp luật
- CSDL quốc gia về văn bản pháp luật
Thông tin
Display content menu Display portlet menu- Thông tin
- Đất đai
- Ngân sách
- Thi đua khen thưởng, xử phạt
- Đấu thầu, mua sắm công
- Chương trình, đề tài khoa học
- Lấy ý kiến xây dựng Văn bản QPPL
- Thông báo
- phòng chống tham nhũng, lãng phí; thực hành tiết kiệm
- Thông tin đối ngoại
- Danh bạ điện thoại
- Đường dây nóng
- ${title}${badge}
Từ khóa » Con Cá Sặc
-
Cá Sặc Là Cá Gì? Các Loại Cá Sặc Phổ Biến, Món ăn Ngon Từ Cá Sặc Và ...
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Sặc Rằn Dễ Hiểu Nhất - AO ƯƠNG DI ĐỘNG
-
Đặc điểm Sinh Học Và Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Hiệu Quả
-
Khô Cá Sặc Rằn U Minh, Lạt Vừa ăn, Con To Làm Quà
-
Cá Sặc Rằn Tươi Sống
-
Mô Hình, Kỹ Thuật Nuôi Cá Sặc Rằn Thương Phẩm ở Miền Tây - YouTube
-
Kỹ Thuật Nuôi Vỗ, Sinh Sản Và ương Cá Sặc Rằn
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Sặc Rằn Hiệu Quả, Lợi Nhuận Cao
-
Khô Cá Sặc Rằn ( Bổi) – Đặc Sản Dân Giã Miền Tây Nam Bộ - Zozozo
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Sặc Rằn | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
Cá Sặc Gấm Có Dữ Không? Giá Bao Nhiêu? Mua ở đâu? Sinh Sản Thế ...
-
Top Sale 7/2022 # Cá Sặc Bướm Bao Nhiêu Tiền 1kg, Mua Ở Đâu ...