Kỹ Thuật Nuôi Cá Thần Tiên (ông Tiên) - Wiki Phununet

Kỹ thuật nuôi cá thần tiên. Những hiểu biết chung về cá thần tiên. Làm gì để có bể cá cảnh đẹp như ý bạn.

Hiểu biết chung về cá thần tiên (Ông Tiên).

Họ: Cá rô phi - Cichlidae

Phân bố: Nam Mỹ (Guyan, Venezuela, sông Amazon với một số phụ lưu)

Chiều dài: tới 15 cm, tối đa 25 cm

Thức ăn: giun, động vật thân giáp, côn trùng, chất thực vật, thức ăn tổng hợp

Nhiệt độ nước: 22-30 độ C

Nguồn gốc:

Cũng như đa số loài cá cảnh khác, cá ông tiên có nguồn gốc từ sông Amazon thuộc Nam Mỹ. Có nhiều màu sắc khác nhau, thường gặp nhiều nhất là màu xanh xám, với các sọc chạy ngang qua lưng, phần bụng có màu nhạt so với phần lưng. Môi trường sống của cá thích hợp nhất trong khoảng độ phèn (PH ) từ 6.5- 7.0, nhiệt độ thích hợp từ 26-300C, hàm lượng oxy trên 4 mg/lít, độ cứng, độ kềm từ 20- 150 mg/lit. Đây là loài cá tương đối hiền hòa, có thể sống chung với nhiều loài cá khác trong cùng môi trường. Môi trường sống có thể là lu, thau, bể kiếng, bể ciment, bể bạt…Thức ăn là những loại mồi nhỏ như lăn quăn, trùn chỉ, bo bo, thức ăn viên…Thường sau khi nở, cá sống bằng khối noãn hoàng trong thời gian từ 4-5 ngày, thức ăn tiếp theo là bo bo hoặc Artemia, sau khoảng 1 tháng tuổi ăn chủ yếu là trùng chỉ, thức ăn viên, thịt bò băm nhuyễn. Đây là loài cá đẻ trứng, trưởng thành sau từ 6 tháng tuổi. Tuổi sinh sản thường từ 8-12 tháng tuổi. Rất khó khăn trong việc phân biệt cá đực- cá cái. Thường cá đực có trán vồ, lườn bụng lõm, mình dày, khoảng cách giữa vây hâu môn và vây bụng ngắn, cá cái có đặc điểm ngược lại. Khi sinh sản thường có hiện tượng bắt cặp, sức sinh sản trung bình từ 300-500 trứng ở lần đẻ đầu, lần đẻ tiếp theo tăng dần lên 800->1000 trứng. Thời gian tái thành thục, đẻ lại từ 15-20 ngày và lệ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường, trong đó yếu tố nhiệt độ, dinh dưỡng là ảnh hưởng nhiều nhất. Cá đẻ quanh năm, nhưng tập trung nhất những tháng 4-8 dl, những tháng lạnh đẻ ít hoặc ngưng đẻ. Cá đẻ trứng dính, đòi hỏi phải có giá thể. Giá thể là những viên gạch tàu hoặc gạch thông gió hình bát giác. ]Để việc sinh sản cá ông tiên thuận lợi, cần thiết phải tuyển chọn cá nuôi vỗ. Nên chọn những bầy cá khỏe mạnh, đồng đều kích cỡ, màu sắc đẹp, kiểu dáng lạ mang đi nuôi vỗ. Nên chọn cá có độ tuổi từ 7 tháng trở lên. Dụng cụ nuôi vỗ có thể là bể kính, bể ciment, bể bạt…Mực nước nuôi vỗ từ 30-45cm, mật độ nuôi vỗ từ 50-100con/m3, tỉ lệ đực-cái là 1:1, nuôi chung đực-cái. Thời điểm nuôi vỗ từ tháng 2,3 hàng năm, thời gian nuôi vỗ từ 20 ngày 1,5 tháng. Dụng cụ hỗ trợ trong nuôi vỗ là xục khí, hệ thống sưởi nhiệt, lọc nước. Nếu nuôi vỗ hồ ngoài trời, nên bố trí thêm lục bình trên mặt nước, nhằm che bớt ánh sáng chiếu xuống hồ nuôi, diện tích lục bình che phủ chiếm 2/3 mặt nước.Thức ăn sử dụng trong giai đoạn nuôi vỗ là lăn quăn, thịt bò, tim bò… Lượng ăn hàng ngày chiếm 3-5% so với trọng lượng thân cá, ngày cho cá ăn 1-2 lần. Mỗi ngày tiến hành thay nước, lượng nước thay bình quân từ 30-50%, chủ yếu là thay nước ở đáy hồ nuôi. Sau thời gian nuôi vỗ, tuyển chọn những con cá cái bụng to, mềm, màu sắc sặc sỡ. Cá đực khỏe mạnh, hoạt động mạnh, màu đẹp, vây kỳ dài. Tốt nhất là chờ trong bầy cá nuôi vỗ có hiện tượng bắt cặp, khi đó dùng vợt tách những cặp cá riêng ra. Thường dùng hồ kiếng để bố trí cá đẻ, dễ dàng quan sát, theo dõi. Hồ cá đẻ nên điều chỉnh xục khí vừa phải, lọc nước nên tắt trong giai đoạn cá đẻ, hỗ trợ thêm sưởi nhiệt và bắt thêm bóng đèn để cá bố mẹ dễ dàng chăm sóc trứng, cá con.

Cung cấp giá thể ngay khi vừa bố trí cặp cá vào. Khi cá bố mẹ thay nhau làm vệ sinh giá thể tất bật hơn là thời điểm cá sắp đẻ, việc làm vệ sinh được thực hiện bằng cách cá bố mẹ dùng miệng chà sát nhiều lần quanh giá thể. Trước khi đẻ, cá bố mẹ thay nhau rải lên bề mặt gía thể một lớp nhớt, keo, dính. Lớp nhớt này có tác dụng giữ trứng dính vào giá thể, và làm thức ăn cho cá con trong những ngày đầu khi khối noãn hoàng hết. Thường cá đẻ vào ban ngày, trứng lệ thuộc vào nhiệt độ môi trường nở sau từ 2.5-3 ngày. Sau khi tiêu hết khối noãn hoàng có nơi bụng, cá con bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài như bo bo nhỏ, Artemia…Sau 1 tháng tuổi cá bắt đầu sử dụng trùn chỉ, lăn quăn, thịt bò... đến khi trưởng thành.

Nuôi chung

Là loại cá kiểng nhiệt đới được ưa chuộng nhất. Xuất hiện trong thế giới cá cảnh từ đầu thế kỷ XX.

Cá Ông Tiên được nhập vào nước ta khoảng gần nửa thế kỷ nay.

Cá vừa đẹp vừa hiền, nuôi chung được với cá Tàu, cá Hồng Kim và vài giống cá kiểng khác.

Cá Ông Tiên có màu đen, sau này lai tạo ra được màu bạc trông lạ và hấp dẫn hơn.

Cá Ông Tiên có dáng tròn, thân dẹp, tuy mình không có màu sắc tươi tắn, nhưng nhờ có sự phối trí của cá vi kỳ như vi lưng, vi ngực, vi bụng quá dài nên khi di chuyển, cá tạo được sự mềm mại, thướt tha, chậm rãi trong dáng bơi, đĩnh đạc hoặc trong tư thế nên tạo nét phúc hậu thần tiên.

Rất khó phân biệt được giới tính của cá Ông Tiên. Người ta chỉ biết được một điều là giữa cá trống và cá mái khác nhau ở khoảng cách ở giữa vi bụng và vi hậu môn. Với cá mái thì khoảng cách này rộng hơn một chút. Cá mái khi trứng già thì bụng to, bơi chậm chạp. Lúc này cá trống nối đuôi theo cá mái để ve vẽn. Nhờ vào sự … tình tự này của chúng mà ta mới bắt đúng cặp trống mái ra nuôi riêng để cho sinh sản.

Hồ kiếng dành riêng cho cá Ông Tiên đẻ không nên nhỏ quá, ít ra cũng phải có dung tích chứa được năm sáu chục lít nước. Trong hồ nên đặt một cụm rong, sao cho đầu rong còn khoảng 20 cm nữa mới vươn tới mặt nước hồ. Ta có thể thay thế rong bằng một cục gạch ống còn mới và sạch đặt dựng đứng dưới đáy hồ. Có người còn dùng tô hoặc chén để làm ổ đẻ cho cá. Điều cần làm là bên trên cái vật để làm ổ đẻ cho cá. Phải cách xa mặt nước hồ khoảng 10 cm hoặc hơn để cá trống mái có chỗ mà lượn qua lượn lại…

Khi phát hiện ổ đẻ do chủ nuôi đặt vào hồ, cặp cá trống mái liền kè nhau đến gần và quấn quít bên nhau một lúc. Trước hết cá trống rưới lên một chất nhờn lên rong hoặc gạch ống (hoặc tô, chén), sau đó cá mái đẻ trứng lên chất nhờn đó…

Mỗi lứa, cá Ông Tiên có thể đẻ được vài trăm trứng đến cả ngàn trứng. Lứa đầu cá đẻ ít, nhưng những lần sau số trứng mỗi lứa mỗi tăng thêm….

Cá bố mẹ canh giữ ổ trứng. Thỉnh thoảng chúng làm đảo trứng và những trứng nào rơi xuống đáy hồ đều được cá trống siêng năng nhặt lên để lại ổ. Độ hai ngày sau thì trứng nở. Cá Ông Tiên con mới nở rất nhỏ và yếu. Chúng sống bám vào ổ, sau ba bốn ngày mới chịu rời khỏi để đi kiếm ăn.

Cá Ông Tiên đẻ sai, nhưng cá bố mẹ thích ăn dần con của chúng. Vì vậy, khi bầy cá con nở xong, liền bắt cá cha mẹ ra nuôi riêng, hoặc là dời ổ trứng sang một hồ khác

Khoảng ba bốn ngày tuổi, cá con đã biết ăn mồi. Chúng ăn được bo bo, bột trứng hoặc Biscotte (bột gạo rang vàng trộn với lòng đỏ trứng phơi khô). Từ mười ngày tuổi cá con đã ăn được lăng quăng…

Trong thời gian trứng chưa nở và đến khi ra cá con, hồ cá phải được cung cấp dưỡng khí thường xuyên để trứng nở đều và cá con mới mau lớn. Khoảng hai tháng tuổi, cá Ông Tiên con coi như đã trưởng thành.

Một loài cá đẹp: Cá Thần Tiên Ai Cập

- Tên thông thường: thần tiên Ai Cập

- Còn gọi là Orinoco Angelfish

- Tên Khoa học: Pterophyllum altum

– Họ: Cichlidae

- Xuất xứ: Nam Mỹ

- Kích thước tối đa: 20 cm

- Thức ăn: ăn tạp, tuy nhiên rất thích mồi sống

- Tầng sống: thích nghi rộng

- Môi trường nước nơi khai thác rất mềm.

- Nhiệt độ: 28-30 C

- PH: 5,5 – 7

- Khó phân biệt giới tính.

- Là loại sống bầy đàn được cho là hiền lành thích hợp nuôi trong môi trường thủy sinh tuy nhiên khi chúng đói chúng có thể ăn thịt những loại cá nhỏ hơn và ăn cả rong rêu.

Một con thần tiên Ai Cập to

828efa66 2650 43bb 9dc4 e61aebab3284 Một loài cá đẹp: Cá Thần Tiên Ai Cập

Bầy thần tiên Ai Cập trong hồ

0205345e 5eec 4fc5 ad7b ab6d9bc53b2c Một loài cá đẹp: Cá Thần Tiên Ai Cập

9ab5405a 1fd5 4ae4 9338 aaf466bb1470 Một loài cá đẹp: Cá Thần Tiên Ai Cập

Theo CCTH

Kỹ thuật nuôi cá rồng Kỹ thuật nuôi cá Đĩa Kỹ thuật nuôi cá chép cảnh Kỹ thuật nuôi cá ngựa cảnh Kỹ thuật nuôi cá ba đuôi Kinh nghiệm nuôi tép cảnh

(St)

Từ khóa » Cách Nuôi Cá Thần Tiên Sinh Sản