Kỹ Thuật Nuôi Cá Trắm Cỏ Trong Ao

Cá trắm cỏ là loài cá có khả năng thích ứng rộng với điều kiện môi trường, chúng sống được trong môi trường lưỡng tính. Thích ứng với nhiệt độ từ 13 – 32 độ C, nhiệt độ phù hợp là 22 – 28 độ C, khoảng PH thích hợp từ 5 – 6, ngưỡng ô-xi từ 3mg/1l trở lên. Cá trắm cỏ sống chủ yếu ở tần nước giữa và tầng nước dưới, nơi gần bờ có nhiều cỏ nước, thức ăn chính của cá là các loài thực vật như cỏ nước, cỏ thân mềm, rong đuôi chó, rong tôm, bèo tấm, bèo hoa dâu.

Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ
Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ

Ở giai đoạn nhỏ cá thường ăn tảo, chất bẩn là những thức ăn có sẵn trong môi trường nước. Khi cá lớn từ 8 – 10cm thì chuyển sang ăn thức ăn thực vật như cỏ, lá sắn, bèo tấm, thân cây chuối… Ngoài ra trong quá trình nuôi cá trắm còn ăn được các thức ăn tinh như cám gạo, bột ngô, bột sắn và thức ăn vi công nghiệp.

Kỹ thuật

Trong quá trình kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ chúng ta cần chuẩn bị như sau:

Điều kiện ao nuôi

Diện tích ao nuôi cá trắm cỏ khoảng từ 400 – 1000 m2
Diện tích ao nuôi cá trắm cỏ khoảng từ 400 – 1000 m2

Diện tích ao nuôi từ 400 – 1000 m2 là thích hợp nhất.

Ao nuôi phải quang đãng, không bị cớm dợp, bờ ao chắc chắn không rò rỉ, đáy ao bằng phẳng có lớp bùn dày khoảng 15 – 20cm.

Mức nước trong ao giao động từ 1 – 1,2m, nước quá nông hoặc quá sâu đều ảnh hưởng tới sự phát triển của cá.

Nguồn nước cung cấp cho ao phải sạch, không bị ô nhiễm bởi các nguồn chất thải, nước thải sinh hoạt, nước thải của các nhà máy ở khu công nghiệp, Ph nước 6,5 – 7,5 hàm lượng ô-xi hòa tan, duy trì từ 34mg/l.

Chuẩn bị ao nuôi

Sau mỗi vụ nuôi tiến hành tháo cạn, dọn sạch cỏ, tu sữa bờ, vét bùn (nếu lượng bùn quá nhiều nên vét bớt, chỉ để lại lớp bùn từ 15 – 20cm).

Bón vôi để diệt cá tạp và các mầm bệnh. Lượng vôi bón từ 7 – 10kg/100m2 đáy ao.

Cách bón: vôi được rắc đều lên mặt đáy ao và các thành bờ sau đó phơi nắng từ 2 – 3 ngày rồi mới cho nước vào ao.

Lấy nước vào đáy ao: nước lấy vào ao phải được lọc qua đăng hoặc lưới có mắt nhỏ để phóng cá dữ, cá tạp xâm nhập theo dòng nước vào ao.

Dùng 20 – 30kg phân chuồng để bón lót cho 100m2 ao trước 2 – 3 ngày để chuẩn bị thả cá.

Thả cá giống

Thời vụ thả cá giống:

  • Vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 3.
  • Vụ thu từ tháng 8 đến tháng 9.

Tiêu chuẩn cá giống: chọn những con giống cỡ lớn đồng đều từ 10 – 15cm/con, cá giống phải khỏe mạnh, vẩy hoàn chỉnh, không mất nhớt, cỡ cá đồng đều và không có bệnh.

Mật độ thả: Thả cá giống từ 2 – 3 con/1m2 ao.

Cách thả: cá giống sau khi vận chuyển từ cơ sở mua bán giống về đến ao phải cho cá làm quen với môi trường nước mới trước khi thả bằng cách ngâm dụng cụ vận chuyển xuống ao từ 5 – 10 phút sau đó mở dụng cụ ra và cho nước ao từ từ vào trong với lượng nước bằng nước đã có và từ từ thả cá ra.

Chú ý:

  • Nên tắm cho cá trước khi thả xuống ao bằng muối ăn pha loãng với nước sạch, liều lượng từ 2 – 3%, thời gian từ 5 – 10 phút.
  • Bà con nên mua cá giống ở những cơ sở có uy tín, được nhà nước cấp phép hoạt động để đảm bảo chất lượng cá giống.
  • Nên thả cá vào buổi sáng hoặc chiều mát để đạt được tỉ lệ sống cao.

Chăm sóc và quản lý ao nuôi

Thức ăn

xem thêm: giống cỏ nuôi cá trắm cỏ

Thức ăn xanh gồm các loại cỏ, rong, bèo tấm, bèo dâu, lá chuối, lá sắn. Nên cho cá ăn đủ hàng ngày để đảm bảo cá phát triển tốt.

Ở giai đoạn đầu các loại thức ăn như lá cỏ, sắn, thân cây chuối, lá ngô, lá chuối cần được băm nhỏ để vừa cửa miệng của cá.

Khi cá đạt từ 0,8kg/con trở lên có thể cho cá ăn trực tiếp các loại cỏ, lá sắn, lá chuối còn thân cây chuối vẫn phải cắt nhỏ.

Sau mỗi lần cho ăn cần kiểm tra vất bỏ các cọng cỏ, cây, lá già cá không ăn được để tránh làm ô nhiễm nguồn nước trong ao.

Lượng cho ăn cỏ, lá sắn, lá ngô tươi cho ăn từ 30 – 40% trọng lượng cá thả trên ao/ngày. Với rong, bèo, cây chuối cho ăn 60% trọng lượng cá thả trong ao/ngày.

Thức ăn tinh, thức ăn tự chế biến, cám gạo, cám ngô cho cá ăn với khẩu phần từ 1,5 – 2% trọng lượng cá có trong ao.

Thức ăn công nghiệp hiện nay có các loại như con cò mã số từ 8001 – 8008, con cá vàng mã số từ 632 – 636 tùy theo kích cỡ cá. Cách sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.

Quản lý ao

Theo dõi thường xuyên bờ ao, cống thoát nước, xem mực nước ao vào mỗi buổi sáng để có biện pháp khắc phục nếu có sự cố xảy ra.

Vào sáng sớm theo dõi nếu thấy cá nổi, đầu kéo dài không lặn xuống thì tạm dừng cho ăn và bơm thêm nước vào ao hoặc sử dụng máy phun đảo ngược nước trong ao để tăng hàm lượng ô-xi.

Định kỳ mỗi tháng sử dụng vôi bột hòa loãng với nước sạch té đều khắp mặt ao với liều lượng 2kg/100m2 ao.

Video hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ

Phòng trị một số bệnh thường gặp cho cá nuôi

Trong quá trình nuôi cá trắm cỏ thường bị một số bệnh sau như bệnh đốm đỏ, bệnh xuất huyết, trùng mỏ neo.

Bệnh đốm đỏ

Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm gây thiệt hại lớn đến năng suất và sản lượng nuôi.

Khi cá mới nhiễm bệnh thường giảm ăn, bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước quanh ao vào các buổi sáng. Trên thân cá xuất hiện những vết loét đỏ, vẩy rụng.

Cá bệnh nặng các gốc vây xuất huyết, tia vây rách nát cụt dần, vẩy rụng bong ra, các đốm đỏ xuất huyết, viêm tấy và loét rộng ra ăn sâu vào cơ thể gây mùi hôi thối, xung quanh vết loét có nấm, ký sinh trùng, mắt cá lồi đục, hậu môn viêm sưng tấy xuất huyết bụng trương to.

Khi cá bị nhiễm bệnh đốm đỏ việc chữa trị rất khó khăn do đó việc phòng bệnh tổng hợp rất quan trọng.

Cách phòng bệnh đốm đỏ: Sử dụng thuốc KN-04-12 của viện nghiên cứu môi trường thủy sản cho ăn để phòng bệnh. Còn đối với cá bị bệnh chỉ có những con còn ăn thức ăn mới trị được bệnh.

Bệnh xuất huyết

Đây là loại bệnh nguy hiểm thường gặp ở cá trắm cỏ do vi rút gây ra gây thiệt hại rất lớn cho người sản xuất. Hiện nay chưa có thuốc chữa nên bà con cần phải chú ý phòng bệnh ngay từ ban đầu.

Cá chết do bệnh xuất huyết biểu hiện toàn thân nguyên vẹn còn gọi là cá chết đẹp. Trước khi chết cá bỏ ăn, bơi chậm chạp, có con thân chuyển màu đen, khi bóc lớp vẩy thấy lớp cơ dưới da xuất huyết hoặc đem cá vào bóng tối dùng đèn pin soi thấy toàn thân cá ửng đỏ, mổ quan sát nội quan thấy ruột nguyên vẹn, không có thức ăn, bề mặt các nội quan xuất huyết. Khi cá bị bệnh với tỉ lệ cao hiệu quả nhất đối với cá đạt cỡ thương phẩm bà con nên tiến hành thu bán, còn với cá nhỏ thì tháo cạn để dọn dẹp lại ao.

Bệnh trùng mỏ neo

Khi bị trùng mỏ neo ký sinh ngoài việc hút chất dinh dưỡng của cá chúng còn làm viêm loét da, vây, mang tạo điều kiện cho các loại ký sinh trùng khác như nấm, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

Triệu chứng thường thấy trên cá xuất hiện những nốt đỏ, xuất huyết, các vùng bị viêm loét trên mình cá, cá thường gầy yếu, đầu to, da mất dần màu sắc bình thường, bơi lờ đờ chậm chạp, phản ứng kém với người và các sinh vật định hại.

Để phòng trị bệnh trùng mỏ neo có thể dùng lá Xoan tươi bó thành bó, đập dập thả xuống ao cá bệnh với lượng 30 – 50kg lá/100m2 nước.

Chú ý trong mấy ngày đầu do lá Xoan phân hủy mạnh dẫn đến thiếu ô-xi có thể làm cá nổi đầu nhẹ. Lá Xoan phân hủy có tác dụng làm cho thực vật phù du phát triển mạnh và hạn chế sự phát triển của trùng bánh xe.

Thu hoạch

Thu hoạch cá trắm cỏ
Thu hoạch cá trắm cỏ

Sau 7 – 8 tháng nuôi có thể đánh tỉa số cá lớn và thả bù cá giống đồng cỡ để tăng năng suất nuôi.

Cuối vụ thu toàn bộ cá, có thể chọn những con cá nhỏ giữ lại làm giống cho vụ sau.

Với quy trình nuôi như trên sau 10 – 12 tháng nuôi cỡ cá thu hoạch đạt cỡ 1,5 – 2kg/con. Tỉ lệ sống từ 60 – 70%, năng suất từ 12 – 42 tấn/ha.

Trên đây là quy trình kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ chúc bà con và các bạn áp dụng thành công

Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ trong ao4.9 (10) votes

Có thể bạn quan tâm

  • Các loài cá thích hợp nuôi trong ao nước ngọt
  • Mật độ nuôi cá trắm cỏ
  • Mô hình nuôi ghép cá trắm cỏ đạt hiệu quả kinh tế cao
  • Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè
  • Cá trắm cỏ ăn gì?
  • Độ sâu thích hợp của ao nuôi cá trắm cỏ
  • Cách phòng và trị bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ
  • Quy trình kỹ thuật chuẩn bị nuôi cá nước ngọt

Từ khóa » Cá Chém Cỏ