Kỹ Thuật Nuôi Chim Chích Chòe Lửa Hót Thánh Thót Suốt Ngày - VietQ

Kỹ thuật nuôi chim Chích chòe lửa đang trở thành phong trào tại nhiều nơi bởi đây là một giống chim hót cực hăng và hay có thể bắt chước rất nhiều các giọng hót của loài chim khác. Giọng hót của chúng thành thót, du dương, trầm bổng chưa có loại chim nào sánh nổi. Nếu chăm sóc và huấn luyện kỹ lưỡng thì giọng hót của loài chim này cực kỳ quyến rũ và phong phú.

 Chim Chích chòe lửa có giọng hót cực kỳ quyến rũ. Ảnh minh họa

Chim Chích chòe lửa có giọng hót cực kỳ quyến rũ. Ảnh minh họa

Chim Chích chòe lửa có tên tịếng Anh là White-rumped Shama, tên khoa học là Copsychus malabaricus. Là một chi nhỏ trong bộ chim Sẻ của gia đình của họ chim Đớp ruồi. Trước đây, nó được xếp loại đứng giữa của họ Chim chích và họ chim Đớp ruồi trong dòng họ Hoét, nhưng nó được biết dưới dạng họ chim Chích nhiều hơn.

Chọn lồng nuôi

Do chim Chích chòe lửa có đuôi khá dài nên để tạo cho chim có một không gian thoải mái nhảy nhót cần phải chọn lồng nuôi khoảng 72 nan tới 90 nan tùy theo đuôi của chim dài hay ngắn và cao từ 60 – 80cm.

Cách chọn chim Chích chòe lửa

Giống là một yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong quá trình nuôi chim Chích chòe lửa nên cần phải cực kỳ kỹ tính trong khâu chọn lựa. Thứ nhất phải chọn chim có mỏ dưới càng mỏng càng tốt, nhìn nó và so sánh với những chú kế bên. Mỏ phải thẳng dài, không được dị tật hoặc mỏ nhỏ dài ra.

Chích chòe lửa thích ăn cào cào, châu chấu, trùn dế,

Họng chim bắt buộc phải đen, màu trắng nhạt. Chú ý khi mua chim Chích chòe lửa về cần bắt chim ra, lấy tay vuốt nhẹ xuôi theo hướng từ đầu đến mỏ của chim cảm thấy bằng phẳng 1 đường thì lấy, đầu xà chứng tỏ chim lì còn đầu gồ cũng không nên lấy. Nên chọn chim mắt méo dài và mắt phải lõm sâu vào trong. Cũng cần phải chọn những chú chim có ngực to, khi đứng ngực ưởng ra ngoài.

Kỹ thuật nuôi chim Chích chòe lửa

Nếu khi bạn mua phải chim Chích chòe lửa bổi thì rất nhút nhát, khó thuần hóa, phải nhốt chim trong lồng tre hoặc mây lớn, cao, bên trong có cóng nước, cóng cào cào. Sau đó ta theo dõi tình hình sức khỏe của chim, xem chim hợp với thức ăn nào thì cho ăn nhiều. Do chim mớ bắt về chưa quen biết nhiều nên bên ngoài lồng phủ áo kín rồi treo nơi yên tĩnh vài ngày. Đợi đến khi nào chim bớt nhát thì ta có thể hé áo lồng và treo chim nơi có người qua lại để chim quen dần.

Để thuần hóa chim Chích chòe lửa mới mua về cần phải có kỹ thuật nuôi đúng cách. Ảnh minh họa

Để thuần hóa chim Chích chòe lửa mới mua về cần phải có kỹ thuật nuôi đúng cách. Ảnh minh họa

Thức ăn

Chích chòe lửa thích ăn cào cào, châu chấu, trùn dế, sâu gạo và đậu phộng trộn trứng. Trường hợp chim không biết ăn bột đậu phộng ta trộn chung bột và sâu cho chim ăn, dần dần chim sẽ quen và bắt đầu ăn bột.

Kỹ thuật chăn nuôi và chăm sóc lợn nái mang thai khỏe mạnh(VietQ.vn) - Kỹ thuật chăn nuôi và chăm sóc lợn mang thai không phải là việc làm đơn giản bởi thời kỳ này rất quan trọng quyết định tới sự thành quả của người chăn nuôi.

Cách tập cho chim Chích chòe siêng hót

Vì vốn có giọng hót cực hay ngoài thiên nhiên nhưng do chim thuần hóa ở trong nhà nên cũng có phần bị hạn chế do đó muốn chim Chích chòe hót căng, ta có thể nuôi thêm một con chim mái, nhưng tránh cho chúng nhìn thấy nhau. Chim trống chỉ cần nghe tiếng khẹt khẹt cạch cạch xuỳ của chim mái là nó sẽ hót ngay.

Ngoài ra chế độ ăn uống của chim đúng tiêu chuẩn và đầy đủ cũng khiến chim sung căng lửa và siêng hót. Do Chích chỏe lửa có tính hay bắt chước tiếng chim khác mà nó nghe được vì vậy cần siêng cho chim nghe băng tiếng sáo, âm nhạc, tốt nhất là đem chim đến những nơi có hội chim hoặc câu lạc bộ nuôi chim để làm giàu âm điệu cho giọng hót của nó.

An Dương

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Sơn ca hót cực đỉnh Kỹ thuật nuôi và cách chăm sóc chim Chào mào hót hay như ý muốn Kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng làm cảnh tuyệt đẹp tại nhà

Từ khóa » Cách Thuần Hoét Lửa