Kỹ Thuật Nuôi Chim Cu Gáy Pháp, Nhật Giai đoạn Sinh Sản

Chim cu gáy là một loài chim phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là các loại chim cu gáy Pháp Nhật. Với giá cả vừa phải, nuôi chim cu gáy Pháp, Nhật đang đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên các nuôi chim cu gáy sinh sản thì không phải ai cũng biết.

Tùy từng giai đoạn khác nhau thì cách chăm sóc chim cu gáy sẽ có một số điểm khác biệt. Hôm nay Niên Giám Nông Nghiệp sẽ giới thiệu tới bạn các chăm sóc chim cu gáy giai đoạn sinh sản cực hiệu quả nhé.

Mục lục nội dung

  • 1 Tổng quan về chim cú gáy Pháp, Nhật
  • 2 Cách phân biệt chim cu gáy đực và cái
  • 3 Nhiệt độ nuôi chim cu gáy Pháp Nhật
  • 4 Cách nuôi chim cu gáy sinh sản
    • 4.1 Chọn giống chim cu gáy sinh sản
    • 4.2 Lồng cho chim cu gáy sinh sản
    • 4.3 Ghép đôi cho chim cu gáy
      • 4.3.1 Cách ghép đôi chim cu gáy
      • 4.3.2 Lưu ý khi ghép đôi
    • 4.4 Thức ăn cho chim cu gáy sinh sản
  • 5 Thời gian chim cu gáy lúc sắp sinh
  • 6 Chăm sóc chim cu gáy non

Tổng quan về chim cú gáy Pháp, Nhật

Chim cu gáy có tên khoa học là Streptopelia chinensis tigrina. Chúng có nhiều đặc điểm giống với bồ câu. Dáng chim cú gáy thon gọn và có đuôi dài hơn bồ câu. Loài này có nguồn gốc chính là trên tiểu lục địa Ấn Độ và Đông Nam Á. Ngoài tự nhiên chúng phân bố trên toàn thế giới.

Chim cú gáy Pháp và Nhật là loài chim cu gáy sống tại Pháp Nhật. Hai loài này nhìn chung có nhiều đặc điểm giống nhau. Chim cu gáy Pháp Nhật rất dễ thuần, thích hợp với khí hậu Việt Nam.

Chim cu gáy Nhật hay còn gọi là vú nuôi. Chúng có cánh màu nâu, lông màu trắng sữa. Trên cổ chim cu gáy Nhật có một vành khuyên màu đen. Trong khi đó chim cu gáy Pháp thì toàn thân trắng tinh.

Nuôi chim cu gáy Nhật
Chim cu gáy Nhật
Chim cu gáy Pháp
Chim cu gáy Pháp

Tuy khác nhau về tên gọi và màu sắc lông nhưng về kích cỡ và đặc tính sinh sản lại giống nhau. Do đó trong chăn nuôi có thể nuôi phối hợp hai loại chim này với nhau. Cũng vì lẽ đó mà thông thường chim cu gáy Nhật thường đi chung với chim cu gáy Pháp.

Cách phân biệt chim cu gáy đực và cái

Phân biệt được chim cu gáy đực và chim cu gáy cái là một điều rất cần thiết trong việc nuôi chim cu gáy sinh sản đặc biệt là lúc ghép đôi chim cu gáy.

Đặc điểm chung của chim cu gáy đực là hình dáng chúng sẽ to hơn chim cu gáy mái. Đầu chim đực cũng sẽ to hơn và có mỏ ngắn hơn chim cu gáy mái. Mỏ chim mái sẽ dài và thon gọn hơn chim trống.

Chim cu gáy đực (phải) và chim cu gáy cái (trái)
Chim cu gáy đực (phải) và chim cu gáy cái (trái)

Trong điều kiện thường thì chim trống khi trưởng thành sẽ có tiếng gù. Đây là một đặc tính của chim giúp chúng thu hút con mái để tiến hành giao phối và sinh sản. Ngoài ra chim cu gáy Pháp Nhật đực sẽ có đuôi hơi cụp xuống trong khi chim cái sẽ có đuôi hơi vểnh lên.

Nên xem: Phong thủy chuồng gà và các kiểu chuồng gà "tốt nhất"

Một đặc điểm nữa để phân biệt chim cu gáy đực và chim cu gáy cái đó là háng. Khi vuốt từ ngực tới háng thì chim cu gáy đực sẽ có háng hẹp hơn chim cu gáy cái.

Nhiệt độ nuôi chim cu gáy Pháp Nhật

Chim cu gáy Pháp, Nhật là loại chim cu gáy có khả năng chịu nhiệt tốt. Nhiệt độ lên tới 40 oC cũng không ảnh hưởng nhiều tới khả năng sinh trưởng cũng như sinh sản của chim cu gáy.

Tuy nhiên mặc dù chim cu gáy Pháp Nhật là các nước có khí hậu tương đối lạnh, chim cu gáy lại chịu lạnh khá kém. Khi nhiệt độ xuống dưới 20 oC chim cu gáy thường dễ bị lạnh và thường kém phát triển. Thậm chí chúng có thể chết khi nhiệt độ quá thấp.

Cũng vì lẽ đó mà nuôi chim cu gáy ở nước ta phổ biến nhiều hơn ở các tỉnh miền Tây sông nước như An Giang, Hậu Giang, … Ở các tỉnh miền Bắc thường có mùa đông lạnh nên việc nuôi chim cu gáy gặp tương đối nhiều khó khăn.

Một trong những cách đơn giản giúp chim cu gáy giữ ẩm khi nhiệt độ xuống dưới 20 oC là pha nước muối cho chim uống. Thông thường, người nuôi chim cu gáy thường pha nước theo tỉ lệ 1 g muối với 1 lít nước.

Cách nuôi chim cu gáy sinh sản

Chọn giống chim cu gáy sinh sản

Chọn giống chim cu gáy sinh sản là một yếu tố rất quan trọng quyết định năng suất sinh sản của chim. Bạn nên chọn các nơi cung cấp giống uy tín đạt chất lượng. Chim cu gáy giống phải đảm khỏe mạnh, sức sống và sức chịu đựng cao.

Chim cu gáy giống không được có dấu hiệu bệnh tật virus, vi khuẩn. Chim giống phải được tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định. Ngoài ra, một số đặc điểm khác cần chú ý khi chọn chim như lông sáng mượt, ít rụng lông, chim sạch, giọng hót khỏe.

Lồng cho chim cu gáy sinh sản

Lồng cho chim cu gáy

Lồng cho chim cu gáy có hai dạng là chuồng xây bằng bê tông hoặc loại chuồng làm bằng sắt thép. Loại chuồng xây bằng bê tông phổ biến trong thời gian trước đây. Loại chuồng này thường vững chãi. Tuy nhiên tốn nhiều công xây dựng và không linh động.

Hiện nay phổ biến các chuồng bằng sắt thép. Loại chuồng này với nhiều ưu điểm vượt trội như nhỏ gọn, dễ di chuyển. Đồng thời loại chuồng này sẽ dàng cho việc ghép đôi chim cu gáy, hay để chim làm quen trước ghép đôi.

Với lồng chuồng bằng thép cần có kích thước tối thiểu rộng 50 cm dài 50 cm và cao 50 cm. Ngoài ra khu chuồng trại cần ở nơi yên tĩnh, thoáng gió. Tránh những nơi có tiếng động lớn, tiếng ồn hay bất thường khiến chim ấp sẽ không đạt hiệu quả cao.

Nên xem: Kỹ thuật nuôi dúi giúp người dân làm giàu chỉ sau 1 đêm

Đồng thời lồng chim nên đặt ở những nơi có ánh sáng tốt. Treo trên cao để tránh các tác nhân săn mồi như mèo, chó, rắn,.. Ngoài ra chim cần ánh sáng để phát triển do đó bạn nên tắm nắng cho chim vào mỗi sáng. Không nên treo chim trong bóng tối hoàn toàn.

Lồng chim cần bố trí sẵn các vị trí máng uống máng ăn cho chim. Bạn cũng nên tạo sẵn ổ cho chim mái để chúng đẻ và ấp trứng. Ổ thì có thể làm bằng rơm rạ hoặc cành cây khô. Kích thước trung bình là từ 10 tới 15 cm vừa đủ cho một chim mái ấp.

Máng ăn và máng nước

Không nên làm quá to để hai mái cùng để và tranh giành chỗ sẽ rất dễ gây ra tình trạng vỡ trứng. Đồng thời làm giảm tỉ lệ nở con và khả năng chăm sóc con non.

Ghép đôi cho chim cu gáy

Khi nuôi chim cu gáy sinh sản thì việc ghép đôi là điều hết sức quan trọng. Ghép đôi chim càng sớm thì càng tốt, càng ghép sớm thì chim sẽ càng hòa hợp. Lúc ghép đôi cũng cần một chút khéo léo.

Cách ghép đôi chim cu gáy

Bạn có thể giữ nguyên đôi chim cu gáy từ lúc bố mẹ sinh ra. Như vậy chúng đã quen với nhau trước và không xảy ra tình trạng cắn nhau. Bạn cũng không cần lo lắng vì dòng chim cu gáy là dòng đơn phối. Do đó cùng một bố mẹ đẻ ra chúng ta cũng có thể ghép chúng lại với nhau.

Nếu trong khi đẻ ra chỉ có một chim hoặc các con chim cùng mái hoặc cùng trống. Hay trong quá trình nuôi bị chết thì bạn phải tiến hành ghép đôi với chim cu gáy khác. Khi ghép thì cần ghép những con chim cu gáy có cùng độ tuổi với nhau.

Sau khi ghép cặp một mái một trống với nhau bạn nên quan sát chúng trong một ngày. Nếu chúng không tranh giành thức ăn của nhau, không đánh nhau và có thể vuốt ve nhau thì như thế là ghép đôi thành công.

Nếu trong một ngày mà chúng có những biểu hiện như là bay nhảy hoặc là đánh nhau thì nên bắt ra ngoài ngay. Tránh trường hợp để lâu dẫn tới cắn mổ nhau bị thương hoặc thậm chí chết. Tiến hành nhốt chúng vào hai lồng cạnh nhau và để chúng làm quan nhau trong một tới hai ngày.

Sau đó tiến hành ghép đôi lại. Điều này cũng rất quan trọng cho những người lần đầu nuôi chim cu gáy sinh sản. Nếu mua giống chim cu gáy chưa ghép đôi sẵn thì tốt nhất bạn nên để chúng làm quen nhau trước. Không nên tiến hành ghép đôi luôn.

Lưu ý khi ghép đôi

Chim cu gáy Pháp và Nhật là loại chim cu gáy dễ thuần. Chỉ cần chú ý độ tương đồng giữa trống và mái về kích thước cũng như độ tuổi là bạn có thể đạt được tỉ lệ ghép thành công cao.

Nên xem: Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi - sự phát triển của vật nuôi có mối liên quan gì tới hiện tượng này

Ngoài ra bạn cần chú ý ghép đúng một trống một mái. Nếu ghép hai cu gáy mái với nhau thì chúng vẫn đẻ trứng. Nhưng trứng sẽ không có phôi và không thể nở thành chim con được. Còn nếu ghép hai trống với nhau dễ nảy sinh tình trạng cắn nhau.

Thức ăn cho chim cu gáy sinh sản

Về cơ bản thức ăn cho chim cu gáy sinh sản không có nhiều khác nhiệt so với lúc sinh trưởng. Ngoài tự nhiên chim cu gáy ăn chủ yếu là các loại hạt như thóc, lúa mạch, bông cỏ, ngô, lạc, mè…

Đậu và hạt kê thì dồi dào dinh dưỡng. Lúa mạch đen giúp bồi bổ sức khỏe cho chim. Mè thì chứa một lượng dầu nhất định giúp bộ lông của chúng mềm mượt. Hầu hết các loại hạt cho chim cu thường có kích thước trung bình.

Thức ăn cho chim cu nên được thay đổi thường xuyên để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho chúng. Tránh cung cấp chỉ một loại hạt trong thời gian dài.

Thời gian chim cu gáy lúc sắp sinh

Chim cu gáy là loài sinh sản tương đối nhanh. Sau khi giao phối chúng sẽ để trứng sau khoảng từ 5 tới 7 ngày. Trứng sẽ được để sau các ngày liên tiếp. Một đặc tính khác so với các loài chim hay gia cầm khác là chim mái và trống sẽ thay nhau ấp trứng.

Nhưng cũng có những trường hợp chỉ có chim mái ấp trứng. Thời gian ấp trứng của chim cu gáy chỉ bằng một nửa so với gà. Sau 15 ngày, trứng sẽ nở. Trong quá trình ấp trứng bạn cần lưu ý nếu có hiện tượng bỏ ấp thì cần kiểm tra ngay.

Nếu chim có vấn đề gì thì tiến hành xử lý. Hoặc nếu không được thì cần bỏ trứng đi để chúng đẻ lứa khác.

Chăm sóc chim cu gáy non

Chim cu gáy non rất nhạy cảm với điều kiện nhiệt độ. Hãy luôn đảm bảo nhiệt độ lồng nuôi trên 20 oC. Khi nhiệt độ xuống dưới 10 oC thì chim non rất dễ chết. Nếu trong trường hợp chim cu gáy bố mẹ chết hoặc không có khả năng nuôi thì bạn cần giúp đỡ chim cu gáy con.

Chim cu gáy con

Chim non lúc đầu sẽ chưa thể tự mở miệng. Bạn nên chọn các loại cám sẵn dành cho chim non. Tiến hành pha với nước thành hỗn hợp lỏng sau đó dùng bơm kim tiêm để cho chim ăn.

Mỗi lần cho ăn từng ít một và cho ăn nhiều lần trong ngày. Khi chim lớn hơn thì có thể chuyển dần cho chúng ăn các loại hạt nhỏ.

Các nuôi chim cu gáy giai đoạn sinh sản không quá phức tạp. Chỉ cần nắm một vài kĩ năng cơ bản là bạn có thể nuôi cho mình chúng chú chim cu gáy. Hy vọng những chia sẻ của Niên Giám Nông Nghiệp sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn may mắn và thành công.

Theo: Biển Lặng

4/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Trại Cu Gáy Sinh Sản