Kỹ Thuật Nuôi ếch Trong Bể Bạt - AO ƯƠNG DI ĐỘNG
Có thể bạn quan tâm
Các bước kỹ thuật nuôi ếch trong bể bạt bạn cần thực hiện theo các quy trình như Ao ương di động chia sẻ như sau:
Điều kiện sống của ếch
Độ pH của nước để duy trì từ 6,5 - 7.
Nhiệt độ nước: 22 - 28 độ C
Độ sâu của nước đạt khoảng 30cm
Ếch sống ở nước ngọt độ mặn không quá 5‰
Thiết kế bể bạt nuôi ếch
Vị trí lắp dựng cần thông thoáng. Lưu ý tránh nơi có người hay qua lại; vì ếch rất nhát. Nên trồng thêm cây xanh xung quanh làm mát, che chắn. Không chắn hoàn toàn vì ếch cần hấp thụ ánh sáng tự nhiên từ mặt trời.
Bể bạt nuôi ếch thiết kế dạng hình chữ nhật, hình Elip, Vuông…chiều cao khoảng 1,2m – 1,5m. Nếu làm thấp ếch có thể nhảy ra ngoài hoặc chuột, rắn từ ngoài vào cắn ếch. Diện tích nuôi ếch từ 5-10m2.
Bên trong bể cần làm thêm bè bằng tre, gỗ..đặt cao khoảng 15-20cm để ếch trú nghỉ. Bể nuôi cần thiết kế có độ nghiêm để dễ dàng cấp thoát thay nước.
Kỹ thuật chọn ếch giống
Kỹ thuật nuôi ếch cần phải biết để đưa ra quyết định phù hợp cho điều kiện nuôi thích hợp nhất:
Tại Việt Nam hiện tại thường nuôi 2 loại ếch này là chủ yếu
Ếch đồng Việt Nam (Rana tigerina):
Trọng lượng trung bình từ 50 - 200gr/con. Tuy chất lượng thịt được đánh giá cao nhưng giống ếch này chưa thích nghi hoàn toàn khi nuôi công nghiệp, hiệu quả kinh tế chưa cao.
Ếch Thái Lan (Rana Rugulosa):
Trọng lượng trung bình từ 200 - 400gram/con. Giống ếch này có khả năng thích nghi tốt với điều kiện nuôi tập trung quy mô lớn dạng công nghiệp, hiệu quả kinh tế cao.
Tiêu chuẩn chọn giống:
Màu sắc: vàng sậm, da bóng và đẹp, chân đạp bơi mạnh, không bị viêm loét, dị dạng
Độ tuổi: Nên chọn ếch từ 1,5 tháng tuổi trở lên, chiều dài khoảng 4 - 6cm
Mật độ thả ếch
Khi thả ếch cần tắm nước muối pha loãng 3% để loại trừ nấm, bệnh ngoài da, vi khuẩn có hại bám trên ếch. Tắm khoảng khoảng 15-30 phút
Tháng thứ nhất: 150 - 200 con/m2
Tháng thứ hai: 100 - 150 con/m2 đối với ếch đạt kích cỡ 2 - 5g/con.
Tháng thứ ba: 80 - 100 con/m2, ếch lớn hơn chút có thể nuôi với mật độ 70 - 80 con/m2.
Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc ếch
Bảng tính định lượng thức ăn cho ếch
Lượng thức ăn hàng ngày | Trọng lượng bản thân |
7 - 10% | Ếch từ 3 - 30g/con |
5 - 7% | Ếch từ 30 - 150g/con |
3 - 5% | Ếch trên 150g/con |
Cho ếch ăn theo từng giai đoạn phát triển:
- Giai đoạn ếch từ 3-100gram
Giai đoạn này cho ếch ăn nhiều lần hơn khoảng 3-4 lần trong một ngày.
- Giai đoạn ếch trên 100gram
Giai đoạn này cho ăn từ 2-3 lần trong một ngày
**Lưu ý: lượng thức ăn vào ban đêm nhiều hơn. Vì ếch có tập tính bắp mồi vào ban đêm nhiều hơn
Cách chế biến thức ăn ếch:
- Cho ăn cá tạp nhỏ kích thước phù hợp với trọng lượng cơ thể của chúng. Bạn có thể dùng máy xay nhuyễn giúp ếch dễ hấp thụ hơn
- Thường xuyên kiểm tra sau khi cho ăn để điều chỉnh phù hợp tránh dư thừa gây lãng phí và ô nhiễm nguồn nước trong bể.
- Trường hợp ếch ăn quá 2 tiếng mà thức ăn tươi sống vẫn còn dư lại trong bể nuôi thì cần vớt ra ngay.
- Nên nuôi thêm trùn quế làm thức ăn cho ếch vì trùn quế rất giàu chất dinh dưỡng làm cho ếch lớn nhanh hơn.
Đối với giống ếch Thái Lan, chúng có thể ăn được cám viên từ khi mới được 1 tháng tuổi. Bà con có thể tận dụng ngô, thóc, hạt đậu nành, các loại bã đậu, bánh dầu, rỉ mật đường, chế phẩm sinh học… để phối trộn và ép thành cám viên cho ếch ăn hàng ngày. Nguồn thức ăn tự chế này vừa an toàn, sạch sẽ lại giúp bạn tiết kiệm được từ 30 - 35% nguồn chi phí cho chăn nuôi.
Cám viên tự làm từ nhiều thành phần khác nhau có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể thay thế hoàn toàn cám công nghiệp mua sẵn ngoài thị tường. Bà con có thể chủ động điều chỉnh hàm lượng dinh dưỡng, bổ sung thêm một lượng thuốc, vitamin, men tiêu hóa để nâng cao tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng.
Thay nước cho ếch nuôi
Trong kỹ thuật nuôi ếch thịt ở bể bạt, bà con cần kiểm tra và thay nước thường xuyên.
Trong tháng đầu tiên, thay nước từ 2- 3 ngày/lần, mực nước trong bể duy trì từ 20 - 30cm
Từ tháng thứ hai, thay nước 1 lần/ngày, mức nước trong bể nuôi giảm xuống còn 10 - 15cm.
Nên thay nước vào buổi sáng sớm. Nếu như thay vào chiều tối thì cần thay nước trước khi cho ăn.
Nếu sử dụng nước giếng khoan để thay nước trong bể xi măng nuôi ếch thịt, thì nguồn nước phải được bơm lên và dự trữ trước 1 ngày để loại bỏ mùi kim loại, các thành phần hóa học trong nước. Tuyệt đối không bơm trực tiếp vào bể sẽ làm ếch bị sốc.
Từ khóa » ếch Nuôi
-
Kỹ Thuật Nuôi ếch Chi Tiết Từ A – Z Cho Người Mới Bắt đầu
-
Mô Hình Nuôi Ếch Thương Phẩm - De Heus Vietnam
-
Kỹ Thuật Nuôi ếch Thịt Trong Giai Hoặc Trong Bể
-
Hướng đi Mới Cho Nghề Nuôi ếch ở Tháp Mười | THDT - YouTube
-
Kỹ Thuật Nuôi ếch đơn Giản Tại Nhà - Nhanh Cho Thu Hoạch - WikiOhana
-
Cách Phân Biệt ếch đồng - ếch Nuôi, Cách Làm ếch Chi Tiết An Toàn
-
Cách Xử Lý Một Số Bệnh Thường Gặp Trên ếch Nuôi - Báo Dân Tộc
-
Kỹ Thuật Nuôi ếch
-
[PDF] KỸ THUẬT NUÔI ẾCH - ResearchGate
-
Hướng Dẫn Bà Con Kỹ Thuật Nuôi ếch Trong Ao ít Bệnh, Sản Lượng Thịt ...
-
KỸ THUẬT NUÔI VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH TRÊN CON ẾCH
-
Kỹ Thuật Nuôi ếch Trong Vèo Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết
-
Kỹ Thuật Nuôi ếch Thương Phẩm Trong Bể