Kỹ Thuật Nuôi Heo Rừng Nhanh Thuần Cho Năng Suất Cao
Có thể bạn quan tâm
So với nhiều giống lợn thịt khác thì thịt heo rừng hiện nay được ưa chuộng hơn và có giá cao cũng như ổn định hơn rất nhiều. Để giúp bà con thuận lợi hơn trong việc chăn nuôi, thvm.vn sẽ giới thiệu cho bà con mô hình và kỹ thuật nuôi heo rừng sao cho nhanh thuần và đạt năng suất cao nhất. Tất cả sẽ có trong bài viết này!.
Đặc điểm của lợn rừng (heo rừng)
Để nhận biết được heo rừng và có kỹ thuật nuôi heo rừng, chăm sóc đàn heo tốt hơn thì bà còn cần nắm bắt được đặc tính của chúng. Heo rừng thuần hóa gồm 2 nhóm giống: giống heo rừng mặt dài và giống heo rừng mặt ngắn. Heo rừng có thân hình nhỏ gọn, cân đối, chúng di chuyển nhanh nhẹn, một chân lông bao giờ cũng có 3 ngọn, lông mọc theo sống lưng.
Mỗi năm heo rừng thường đẻ 2 lứa và mỗi lứa từ 8 đến 12 con. Thời gian mang thai của lợn rừng trung bình tầm 4 tháng. Heo mới sinh có trọng lượng khoảng 0,5 – 0,8kg/con.
Heo rừng là giống rất dễ nuôi, có sức sống tốt, thời gian nuôi ngắn, sinh sản tốt. Đặc biệt chi phí đầu tư nuôi heo rừng không lớn, tiêu tốn ít thức ăn. Một con heo rừng trưởng thành có thể trọng 30 – 40kg đối với con cái và 55-70kg đối với con đực.
Hiện nay, giá lợn rừng giống F1 là 220.000đ/kg và lai tuyển chọn là 200.000đ/kg. Để được tư vấn chi tiết cũng như có giá tốt nhất, bà con vui lòng liên hệ theo số Hotline: 0914.098.119
Kỹ thuật nuôi heo rừng thịt và sinh sản
Kỹ thuật nuôi heo rừng thịt
Chuồng trại
Kỹ Thuật Thâm Canh Lúa Lai TH3-3Xem thêmKhi làm chuồng nuôi heo rừng cần chọn chỗ đất cao và thoát nước tốt vì heo rừng sống trên đất khô quen rồi. Bà con lưu ý nên chọn nơi có nguồn nước sạch, xa khu dân cư xe cộ đi lại. Bởi lợn rừng vẫn còn giữ bản năng hoang dã, luôn cảnh giác và bỏ chạy khi có tiếng động lớn hoặc gặp người hay các động vật lạ khác.
Hiện nay lợn rừng được nuôi chủ yếu theo mô hình bán hoang dã để vừa dễ quản lý nhưng vẫn đảm bảo không gian vận động để giữ hương vị đặc trưng của lợn rừng hoang dã. Đấy cũng chính là điểm mấu chốt trong kỹ thuật nuôi heo rừng được hiệu quả.
Các giai đoạn chăm sóc heo rừng
Gồm có 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: nuôi tập trung để tăng trưởng. Sau khi heo đạt đến trọng lượng như ý thì chuyển qua giai đoạn 2.
- Giai đoạn 2: nuôi theo kiểu thả rông. Mục đích để lợn vận động nhiều, tiêu hao mỡ và làm thịt săn chắc hơn. Khi nuôi qua giai đoạn 2, cần chuẩn bị vườn có rào chắn xung quanh, đảm bảo đủ nước và không gian để lợn hoạt động. Đối với lợn nái nuôi sinh sản thì chỉ nuôi nhốt, không có giai đoạn thả rông.
Cần chú ý tăng cường thức ăn thô như cây chuối, thân cây ngô, rau củ các loại. Trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng nên bổ sung thêm cây thuốc nam như: cây nhọ nồi, khổ sâm, cỏ voi,…để tránh tiêu chảy và tăng sức đề kháng cho lợn.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng phải đảm bảo đủ lượng tinh bột cần thiết để lợn có đủ năng lượng hoạt động. Nguồn tinh bột chủ yếu từ: cám gạo, sắn, bắp bên cạnh các loại thức ăn bổ sung đạm như: đậu tương, đậu thiều, cá khô, vitamin.
Cần đảm bảo thức ăn sạch, không bị ẩm mốc. Với một số dạng thực phẩm khó tiêu, có thể sơ chế trước để lợn dễ tiêu hóa.
Biện Pháp Khắc Phục Thoái Hóa Giống LúaXem thêmĐỪNG BỎ LỠ nếu bạn đang bị sâu răng, hôi miệng, viêm nhiệt miệng lưỡi, viêm họng viêm amidan, viêm nha chu, sún răng:
Chi tiết sản phẩm: Tinh dầu Dạ Thảo Liên
Kỹ thuật nuôi heo rừng sinh sản
Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc lợn mẹ trong thời kỳ sinh sản đóng vai trò rất quan trọng để có được chất lượng đàn lợn con tốt nhất.
Dinh dưỡng
Đối với lợn rừng trong giai đoạn động dục và mang thai, cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, môi trường sống sạch sẽ, nguồn nước trong mát để đảm bảo sức khỏe cho đàn lợn.
Khi lợn nái sung mãn, mỗi kỳ động dục sẽ có nhiều trứng rụng, dẫn đến lứa đẻ được nhiều con hơn (từ 7-15 con trở lên). Ngược lại, lợn con sinh ra ít hơn và sức khỏe cũng yếu hơn.
Phát hiện động dục
Khi lợn rừng đến giai đoạn sinh sản thì theo dõi chặt sẽ những lần động dục. Bà con không nên phối giống ngay ở lần động dục đầu tiên và lần thứ hai. Bắt đầu đến đợt động dục thứ ba thì mới cho phối giống nhằm tăng mức độ rụng trứng và thụ thai.
Lợn rừng động dục từ 2-3 ngày, thường là 3 ngày. Âm hộ lợn sẽ sưng đỏ, cửa âm hộ có nhiều dịch nhờn loãng trong ngày đầu của đợt động dục. Lợn hay nhảy lên lưng lợn khác và có phản xạ giao phối như con đực, khi có lợn đực hoặc mùi lợn đực thì con cái mới kêu rên thành tiếng…Lúc này, nên cho 1 con lợn đực vào trong chuồng lợn nái để giao phối.
Thời gian phát hiện động dục là yếu tố quan trọng bâc nhất ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ thai. Thông thường sẽ cho lợn đực phối giống trực tiếp vào ngày thứ 2 kể từ khi phát hiện động dục.
Phát hiện có chửa
Sau 18 cho đến 25 ngày sau khi phối giống, lợn nái mà không có biểu hiện động dục trở lại thì 90% con lợn nái đó đã có chửa. Lúc này bà con cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho chúng.
Chế độ dinh dưỡng cho lợn nái khi mang thai
Giai đoạn lợn nái chửa kỳ 1 (02 tháng đầu)
Thức ăn:
- Cám trộn (cám ngô, cám mì): 0,8kg/ngày.
- Cám công nghiệp 967: 0,4kg/ngày.
- Rau xanh (rau muống, rau khoai lang, cỏ voi, …): cho ăn thoải mái.
Chế độ cho ăn:
– Thức ăn tinh: 3 bữa/ngày
- Sáng (7h-8h): 0,3 kg cám trộn + 0,2kg cám công nghiệp 967
- Trưa (12h-13h): 0,25 kg cám trộn + 0,1kg cám công nghiệp 967
- Chiều (17h-18h): 0,25 kg cám trộn + 0,1kg cám công nghiệp 967
– Thức ăn thô xanh: 2 bữa/ngày
- Sáng (10h): ăn thoải mái.
- Chiều (15h – 16h): ăn thoải mái.
Giai đoạn lợn nái chửa kỳ 2 (từ tháng thứ 3 đến khi đẻ)
Thức ăn:
- Cám trộn (cám ngô, cám mì): 0,9kg/ngày.
- Cám công nghiệp 967: 0,4kg/ngày.
- Rau xanh (rau muống, rau khoai lang, cỏ voi, …): cho ăn thoải mái.
Chế độ cho ăn
– Thức ăn tinh: 3 bữa/ngày
- Sáng (7h-8h): 0,3 kg cám trộn + 0,2kg cám công nghiệp 967
- Trưa (12h-13h): 0,3 kg cám trộn + 0,1kg cám công nghiệp 967
- Chiều (17h-18h): 0,3 kg cám trộn + 0,1kg cám công nghiệp 967.
– Thức ăn thô xanh: 2 bữa/ngày
- Sáng (10h): ăn thoải mái
- Chiều (15h – 16h): ăn thoải mái.
Trước khi lợn đẻ từ 1 cho đến 2 ngày cần giảm đi một nữa lượng thức ăn tinh bột và cám công nghiệp và giảm 50% rau xanh.
Tóm lại
Trên đây là những kỹ thuật nuôi heo rừng đã được triển khai và áp dụng thành công tại nhiều trang trại trên cả nước. Nắm rõ đặc điểm sinh sống và phát triển của loài lợn rừng này, cộng với việc áp dụng đúng các kỹ thuật đã được hướng dẫn, chắc chắn đàn lợn rừng sẽ đạt năng suất cao.
Mong rằng với những gì chúng tôi đã chia sẻ sẽ giúp ích cho bà con trong việc tiếp cận mô hình chăn nuôi và giống vật nuôi còn khá mới mẻ này. Mọi khó khăn về kiến thức cũng như kỹ thuật sẽ được chúng tôi cung cấp thêm để đạt hiệu quả cao nhất. Chúc bà con gặp nhiều thuận lợi và thành công!
5/5 - (1 bình chọn)Cổng Thông Tin Thương Hiệu Vùng MiềnCung cấp thông tin chính xác, tích cực cho người dân về nông nghiệp, nông sản Việt Nam. Cập nhật tin tức mới nhất về tình hình sản xuất nông nghiệp; hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, chia sẻ, phổ biến mô hình làm giàu hiệu quả và bền vững. Chia sẻ các kiến thức xã hội trong nhiều lĩnh vực khác như Giáo dục, du lịch,…
Từ khóa » Cách Nuôi Heo Rừng Thịt
-
Kỹ Thuật Nuôi Heo Rừng Hiệu Quả
-
Tiết Lộ Kỹ Thuật Nuôi Lợn Rừng Thương Phẩm Mà Hàng Trăm Người đã ...
-
Khởi Nghiệp Xanh: Mô Hình Nuôi Heo Rừng Bền Vững - YouTube
-
Hướng Dẫn Tạm Thời Kỹ Thuật Chăn Nuôi Lợi Rừng, Lợn Rừng Lai, Lợn ...
-
Kỹ Thuật Nuôi Heo Rừng Lai - Trung Tâm Khuyến Nông
-
Góc Học Tập: Kỹ Thuật Chăn Nuôi Heo Rừng Theo Mô Hình
-
Kỹ Thuật Nuôi Lợn Rừng Thương Phẩm Nhanh Lớn, Thịt Thơm Ngon
-
Bí Quyết Nuôi Lợn Rừng Lớn Nhanh Như Thổi, Thịt Săn Chắc
-
Nuôi Heo Rừng Bằng Cách Này, Nông Dân Khỏi Lo Giá Thức ăn Chăn ...
-
Kỹ Thuật Nuôi Heo Rừng Lai - Trại Giống Thu Hà
-
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HEO RỪNG LAI
-
Vài Kinh Nghiệm Nuôi Heo Rừng
-
Làm Giàu Nhờ Liên Kết Nuôi Heo Rừng Lai - Báo Đắk Lắk điện Tử
-
Nuôi Heo Rừng Lạ đời, Cho ăn Trái Cây, Uống Nước Lọc, ông Nông Dân ...