Kỹ Thuật Nuôi Lươn Sinh Sản. Kinh Nghiệm Sản Xuất Lươn Giống

Lươn là một loài thủy sản sống ở môi trường nước ngọt,  cũng là nguồn thực phẩm nhiều dinh dưỡng đặc biệt tốt cho người già và trẻ em. Vì nguồn cung ngoài tự nhiên ngày càng ít, do đó để giúp bà con chủ động nguồn lươn giống và năng suất cũng ổn định hơn, bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu tới bà con kỹ thuật nuôi lươn sinh sản bán nhân tạo.

Kỹ thuật nuôi lươn sinh sản. Kinh nghiệm sản xuất lươn giống

Kỹ thuật nuôi lươn sinh sản

Xây dựng bể nuôi

Bể để nuôi lươn nên chọn ở những nơi  không quá nắng, có bóng râm để che bóng cho mặt bể luôn mát. Kích thước bể tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình, hộ có thể làm bể nuôi dạng chữ nhật có cạnh chiều dài lớn hơn ít nhất là 2 lần chiều rộng, tổng diện tích có thể thấp nhất 15m2 và cao nhất là 30m2.

Xung quanh bể có thể dùng tre, gỗ hay trụ sắt để đóng xuống, đáy bể và thành bể được làm bằng bạt hoặc chất liệu nilon, cao su miễn có thể quây kín được hết diện tích của bể. Chiều cao có thể khoảng 80-120cm. Bơm nước vào để kiểm tra có bị rò rỉ chỗ nào không, nếu có phải xử lý ngay.

Đổ vào xung quanh bể một lượng khoảng 40 – 50cm đất sét hoặc bùn sạch để tạo độ nghiêng từ thành bể ra giữa bể.

Kỹ thuật nuôi lươn sinh sản. Kinh nghiệm sản xuất lươn giống

Sau khi kiểm tra bể đã hoàn toàn kín, đổ nước vào với mức nước khoảng 0,2-0,3m. Có thể thả thêm lục bình hoặc bèo tây, lá dừa, tre trúc… để giữ nhiệt độ trong bể và làm chỗ để lươn trú ngụ. Nhớ chừa một khoảng không để cho ăn.

>> Tham khảo thêm bài viết: Kỹ thuật nuôi lươn không bùn trong bể xi măng

Chọn lươn giống

Nếu bà con đi mua giống từ bên ngoài thì nhớ chọn mua nhiều nguồn thấp nhất cũng phải 2 nguồn trở lên, nếu chỉ mua cùng một nơi sẽ khó tránh khỏi trường hợp đồng huyết. Nên mua ở những nơi uy tín, để tránh mua nhầm lươn bị rà điện ngoài tự nhiên.

Lươn có đặc tính là con cái một thời gian sẽ tự sinh trưởng thành con đực (lưỡng tính). Vì vậy, khi mua lươn cần chú ý, nếu chọn con cái thì phải nặng trung bình 25 con mỗi kg, thời gian nuôi phải được khoảng 10-12 tháng. Con đực phải có trọng lượng trung bình 6 con mỗi kg. Tỷ lệ phối giống thích hợp nhất là thả 1 con đực với 1,5 con cái.

Kỹ thuật nuôi lươn sinh sản. Kinh nghiệm sản xuất lươn giống

Đặc điểm cần chú ý khi mua lươn giống: còn nhớt ở da, không bị xây xước, trườn nhanh nhẹn. Thời điểm mang lươn về nhớ chọn lúc mặt trời chưa lên, tốt nhất nên vào buổi chiều tối. Sau khi mang về đến nhà hãy cho lươn vào một thau hay chậu nước khoảng 2 tiếng rồi cho lươn tắm nước muối loãng khoảng 15 phút.

Cách chăm sóc

Sau khi lươn tắm nước muối loãng, thả lươn vào bể, nhớ không được mạnh tay, vì lươn rất nhạy cảm và nhút nhát. Thả với mật độ tùy theo khối lượng, thấp nhất 15 con/m2, nhiều nhất 20 con/m2.

Không cho lươn ăn vào ngày thứ nhất vì lươn cần thời gian để thích nghi môi trường. Những ngày sau đó bắt đầu giai đoạn nuôi vỗ. Mỗi ngày chỉ nên cho ăn 1 lần vào buổi chiều tối. Cho ăn các loại cá tạp, tôm, cua, trùn, nhuyễn thể (tươi sống) + thức ăn công nghiệp, tất cả xay nhuyễn, vo viên thả vào bể bằng dụng cụ cho ăn. Mới đầu lươn ăn rất ít, nên chỉ cho khoảng dưới 5% trọng lượng cơ thể. Thời gian cho ăn trong khoảng 2 tiếng. Có thể kèm các loại vitamin để tăng khả năng kháng bệnh cho lươn, trộn khoảng 5 lạng vitamin cho mỗi kg thức ăn.

Nhớ theo dõi sức ăn của lươn để điều chỉnh lượng cho phù hợp. Không cho lươn ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm.

Tốt nhất là thay nước 3-4 ngày/lần.

Kỹ thuật nuôi lươn sinh sản. Kinh nghiệm sản xuất lươn giống

Nuôi vỗ lươn trong vòng 3 tháng là đã có thể đẻ trứng không cần sự tác động của người nuôi. Bà con nhớ trang bị vợt (lưới có lỗ 0,25cm) để vớt trứng sau khi lươn đẻ và mang đi ấp.

Dấu hiệu nhận biết lươn đã đẻ: Bà con quan sát thấy trên mặt bể có 1 mảng bọt nước, càng lúc càng to ra thì trong vòng 1 hôm lươn sẽ sinh sản. Quan sát kỹ vào hôm sau sẽ thất xuất hiện trứng lươn có màu hơi vàng, kích cỡ 0,35cm.

Mỗi ổ trứng như vậy tầm khoảng 50-200 trứng. Chu kỳ đẻ của lươn là 2 tuần.

Cách thức gom trứng lươn: bà con dùng vợt chuẩn bị sẵn, vớt nhẹ ổ bọt mang lên rửa sạch và cho vào các thau hoặc chậu nước sạch, nhớ sục khí để có oxy trong nước (>5 ppm).

Điều kiện ấp trứng: giữ nhiệt trong chậu khoảng trên dưới 290C, độ pH phải đạt trung bình là 7. Trong vòng 10 ngày toàn bộ số trứng sẽ nở.

Ươm giống

Lươn mới nở cần cung cấp đủ oxy vì chúng không di chuyển lên trên mặt nước để thở được. Sau khoảng 1 tuần thì cho lươn vào bể riêng dành cho con mới sinh. Cho ăn từ từ các loại thức ăn nhỏ, dễ tiêu như bọ gậy, trùn nhỏ … với lượng ít thôi (dưới 10% trọng lượng cơ thể), số cử ăn trong ngày chia làm 4 lần.

Kỹ thuật nuôi lươn sinh sản. Kinh nghiệm sản xuất lươn giống

1 tuần tiếp theo ăn loại thức ăn lớn hơn, 2 tuần là đã có thể ăn các loại cá tạp, nhuyễn thể (nghiền nhỏ). Sau 1 tháng là đã có thể ăn như khẩu phần của lươn trưởng thành. Nuôi trong vòng 3 tháng là đã có thể xuất bán.

>> Tham khảo thêm bài viết: Kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm năng suất cao

Từ khóa » Cách Con Lươn Sinh Sản