Kỹ Thuật Nuôi Moina (bo Bo) - Tạp Chí Thủy Sản
Có thể bạn quan tâm
Moina macrocopa Ảnh: Plantsam
Đặc điểm sinh học của Moina
Cấu tạo cơ thể của moina gồm đầu và thân. Râu là phương tiện di chuyển chính. Đôi mắt lớn nằm dưới lớp da ở hai bên đầu. Một trong những đặc điểm chính đó là cơ thể chúng được bao phủ bởi một khung xương. Chúng tự lột lớp vỏ này một cách định kỳ. Túi ấp nơi trứng và ấu trùng phát triển nằm trên lưng của con cái. Moina trưởng thành (700 – 1.000 µm) có kích thước gần gấp đôi ấu trùng artemia (500 µm) và gần gấp 2 – 3 lần kích thước của trùng bánh xe trưởng thành (rotifer). Tuy nhiên, moina mới nở (nhỏ hơn 400 µm) gần bằng hay hơi lớn hơn trùng bánh xe trưởng thành và nhỏ hơn ấu trùng artemia. Hơn nữa, artemia chết khá nhanh trong nước ngọt. Kết quả, moina là thức ăn lý tưởng dành cho cá con mới nở.
Màu sắc do thức ăn và ôxy hòa tan (DO) quyết định, DO thấp có màu đỏ do lượng hemoglobin cao. Moina thích ánh sáng trung bình, tập trung trên mặt nước vào lúc sáng sớm hay trong những ngày âm u.
Phân bố: Chủ yếu ở nước ngọt, phát triển mạnh ở những thủy vực giàu chất hữu cơ đang phân hủy, nước trung tính hoặc hơi kiềm.
Sinh sản: Có 2 hình thức sinh sản (tương tự như luân trùng). Đơn tính (vô tính): Trong điều kiện môi trường thuận lợi. Hữu tính: Trong điều kiện môi trường không thuận lợi.
Thức ăn: Ăn lọc không chọn lọc nên có thể giàu hóa dinh dưỡng; thức ăn: tảo (lam, lục), vi khuẩn, mùn bã hữu cơ lơ lửng. Moina ăn các loại vi khuẩn, men bia, vi tảo và mùn bã hữu cơ (thối rữa). Vi khuẩn và nấm men có giá trị dinh dưỡng cao. Số lượng moina phát triển nhanh nhất khi lượng vi khuẩn, men bia và vi tảo dồi dào. Moina là một trong những sinh vật phù du có thể tiêu thụ tảo xanh Microcystis aeruginosa. Cả bã hữu cơ động lẫn thực vật đều cung cấp năng lượng cho sự tăng trưởng của moina. Chất lượng của mùn bã hữu cơ phụ thuộc vào nguồn gốc và độ tuổi của chúng.
Giá trị dinh dưỡng: Giá trị dinh dưỡng của moina phụ thuộc vào độ tuổi và loại thức ăn mà chúng được nuôi. Dù vậy, lượng protein ở moina chiếm 50% khối lượng khô. Moina trưởng thành chứa nhiều chất béo hơn moina non. Lượng chất béo chiếm 20 – 27% khối lượng khô ở moina cái trưởng thành và 4 – 6% ở moina non.
Kỹ thuật nuôi Moina
1. Nuôi trong bể
Yêu cầu:
Bể nuôi có độ sâu 0,4 – 1 m, ánh sáng: 50 – 80% ánh sáng tự nhiên; môi trường nước: kiềm; mật độ thả: 20 – 100 ct/l (trung bình 25 ct/l); sục khí nhẹ, không sục khí có bọt quá nhuyễn.
Thức ăn: Tảo tươi: Gây tảo. Tảo khô, men, cám gạo, phân chuồng (0,2 – 0,5 kg phân khô/m3). Có thể bổ sung thêm tào vào bể khi hết tảo. Tảo khô (Spirulina): 20 g/m3, cho ăn cách 2 ngày/lần. Men bánh mỳ: 20 – 30 g/m3, cho ăn tiếp 2 lần sau 4 – 5 ngày. Cám gạo: 100 – 150 g/m3, sau 2 – 3 ngày cho ăn thêm mỗi ngày với lượng 1 g/500 cá thể. Đây là thức ăn tiện lợi, rẻ tiền. Cám được hòa nước và xay bằng máy xay sinh tố sau đó lọc qua lưới 60µ trước khi cho ăn. Có thể cho ăn kết hợp các loại thức ăn trên cho moina ăn.
Các hình thức nuôi:
Nuôi từng đợt: Thời gian 5 – 10 ngày; thu hoạch toàn bộ khi mật độ đạt 3 – 5 ct/ml. Nuôi bán liên tục: thời gian nuôi từ 2 tháng trở lên; lượng thu hoạch hàng ngày 20 – 25%. Năng suất có thể đạt 110 – 375 g/m3/ngày.
Quản lý bể nuôi:
Kiểm tra moina: Lấy mẫu khoảng 15 ml cho vào đĩa petri kiểm tra trên kính lúp, moina màu xanh hoặc nâu đỏ, ruột đầy, bơi lội nhanh, không có trứng. Đếm mật độ, cho lugol hoặc cồn 700 vào để đếm số moina. Kiểm tra thức ăn: Dựa vào độ trong của nước, cho ăn khi độ trong cao hơn 30 cm. Khi phát hiện có tảo sợi, ấu trùng côn trùng hay địch hại khác cần thu hoạch toàn bộ, vệ sinh và bắt đầu mẻ nuôi mới.
Thu hoạch
Thu hoạch bằng cách dùng vợt lưới nhuyễn vớt những “đám mây” moina nổi trên mặt nước. Cũng có thể thu hoạch bằng cách xả hay hút nước qua lưới lọc kích thước 50 – 150 µm. Tắt máy sục khí và để thức ăn lắng xuống trước khi thu hoạch. Với bể nuôi bán liên tục, không nên thu hoạch quá 20 – 25% moina mỗi ngày trừ khi bắt đầu nuôi lứa khác. Nếu thu hoạch bằng cách xả nước bể thì cần phải thay nước trước khi thu hoạch. Thu hoạch mỗi lần một ít và thả moina vào bể nước sạch để giữ chúng sống sót. Chất cặn dưới đáy bể cần được quậy lên hàng ngày cùng với lúc thu hoạch để thức ăn nổi lên và ngăn cản vi khuẩn yếm khí phát triển.
2. Nuôi trong ao
Đây là hình thức nuôi phổ biến hơn, chi phí thấp hơn. Ao sâu ít nhất 60 cm, bón nhiều vôi. Lấy ít nước vào 15 – 20 cm và bón phân HC lần 1 (0,5 kg/m3). Sau 1 tuần, đưa mực nước lên 50 cm, bón phân lần 2. Khi tảo phát triển tốt, tiến hành thả giống (mật độ 10 ct/l) hoặc không cần thả nếu có giống tự nhiên. Quản lý: Bón phân hàng tuần và cấp thêm nước. Thu hoạch hàng ngày không quá 30% sinh khối trong ao.
Thiết kế: Có ao chứa lắng phân, ao nuôi sau 0,6 – 1 m. Cải tạo ao: Phơi khô, bón nhiều vôi. Lấy nước vào ao lắng trong 2 – 3 ngày trước khi vào ao nuôi, hàm lượng NH4 nên duy trì ở mức 35 – 50 ppm. Quần thể tự nhiên sẽ xuất hiện sau khoảng 4 – 5 ngày khi lấy nước vào ao hoặc có thể thả giống.
Quản lý: Cấp thêm nước từ ao lắng phân hàng tuần để duy trì quần thể tảo. Năng suất trung bình 2 kg/ngày/100 m2 ao nuôi (20 g/m3/ngày).
Từ khóa » Cách Làm Bo Bo Cho Cá ăn
-
Bobo Là Gì? Hướng Dẫn Cách Nuôi Bobo Cho Cá Chi Tiết Từ A-Z
-
Cách Nuôi Bo Bo Sinh Sản SỐ LƯỢNG KHỦNG Trong Thời Gian ...
-
Cách Nuôi BO BO Sinh Sản Số Lượng Khủng Tại Nhà - YouTube
-
Cách Nuôi Bobo Tồn Tại Lâu | Xóm Cá
-
Hướng Dẫn Nuôi Bobo Làm Thức ăn Cho Cá Bảy ... - Cá Kiểng Song Ngư
-
Cách Nuôi Bo Bo Không Cần Con Giống | Diễn Đàn Cá Cảnh
-
Cách Nuôi Bobo Cho Cá Betta
-
Hướng Dẫn Nuôi Bobo Làm Thức Ăn Cho Cá Bảy Màu
-
Cách Nuôi Bo Bo đơn Giản Không Cần Con Giống - Halfmoon Việt Nam
-
Cách Nuôi Bobo Vs Trùng Cỏ | Diễn đàn Chim Cá Cảnh
-
Cách Nuôi Bo Bo Không Cần Con Giống - .vn
-
BoBo Là Gì? Cách Nuôi Bo Bo Đơn Giản Cho Cá Bảy Màu Ăn Mau Lớn
-
CÁCH NUÔI TRỨNG NƯỚC (BO BO) NHANH - Công Ty SANDO
-
Hướng Dẫn Nuôi Bobo Là Gì? Cách Nuôi Bo Bo Đơn Giản Cho Cá ...