Kỹ Thuật Nuôi Ngỗng - 5 Tháng đạt 7kg - đảm Bảo Thành Công 100%
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi ngỗng đạt hiệu quả cao. Các loại thức ăn cho ngỗng. Ghép ngỗng sinh sản như thế nào. Úm ngỗng con cần chú ý những gì?
Mục lục nội dung
- 1 Chuồng nuôi ngỗng
- 2 Thức ăn cho ngỗng
- 3 Chăn nuôi ngỗng, cho ngỗng ăn rau gì?
- 4 Chọn và ghép con giống
- 5 Kinh nghiệm chăn nuôi ngỗng giai đoạn hậu bị và sinh sản
- 6 Làm ổ đẻ cho ngỗng
- 7 Một số câu hỏi về chăn nuôi ngỗng
- 8 Lịch tiêm phòng cho ngỗng từ khi sinh đến khi xuất bán?
Chuồng nuôi ngỗng
Để chăn nuôi ngỗng hướng sinh sản đạt hiệu quả cao. Trước hết cần chuẩn bị tốt hệ thống chuồng trại chăn nuôi. Phải có khu chuồng nhốt, sân, nơi tắm, bãi chăn thả. Chuồng nuôi ngỗng được xây cố định theo kiểu chuồng hở để tiện lợi cho ngỗng đi lại. Dễ dàng vệ sinh và đảm bảo thông thoáng.
Bên cạnh chuồng là hệ thống sân chơi được láng xi măng và có độ dốc để dễ quét dọn. Bên cạnh đó, các bạn cần bố trí diện tích mặt nước trước chuồng để cho ngỗng tắm, bơi lội và phối giống.
Chuồng thì giả dụ như là một mình nuôi một ngàn con thì mình cần chuẩn bị 120 mét vuông chuồng. Còn diện tích sân thả thì tầm 250 – 300 mét vuông sân. Xong sân thả còn ao thì cũng khoảng 250 – 300 mét vuông ao rồi quây thả là được.
Đó là với những hộ có diện tích rộng thoải mái. Còn như nhiều gia đình nuôi một trăm hoặc hai trăm con không có ao hồ thì lại xây bể để nuôi. Hình thức này vẫn đem lại hiệu quả kinh tế tốt.
Nuôi ngỗng vào mùa đông, sáu giờ sáng thả ra thì chúng sẽ xuống hết ao. Thế cho nên mới phải xây bể xuống ao để cho mái thụ thai thường tập chung vào chừng độ buổi sáng.
Thức ăn cho ngỗng
Với số lượng 1000 con ngỗng nuôi sinh sản thì ngoài việc chuẩn bị tốt hệ thống chuồng trại. Cũng hết sức lưu ý cần dự trữ nguồn thức ăn trong khoảng 6 tháng đến một năm. Như vậy vừa chủ động đảm bảo thức ăn cho ngỗng. Vừa giảm chi phí thức ăn so với việc mua thức ăn riêng lẻ.
Các loại thức ăn dùng trong khi nuôi chúng gồm có thức ăn như rau, bèo, cỏ, củ và quả. Đồ chứa cacbohydrat như thóc, ngô, đỗ tương và thức ăn bổ sung khoáng. Trong đó, thức ăn tinh bột dạng hạt cần được dự trữ liên tục. Để có thể bổ sung khi thiếu rau xanh và khi thời tiết không thuận lợi.
Thí dụ như là ngỗng sinh sản thì các bạn chỉ cho ăn thóc thôi. Chứ con ngỗng cũng không cần đòi hỏi đến cám. Mà ăn cám vào thì sản lượng trứng một năm cũng chỉ thế thôi. Một con ngỗng trong vòng một năm, cho ăn trong cả giai đoạn hậu bị và nuôi đẻ là hết chừng độ sáu mươi cân một con mỗi năm.
Đó là với ngỗng đẻ. Còn với ngỗng thịt, ngỗng thương phẩm thì bốn tháng là ăn hết chừng độ mười lăm cân thóc mỗi con. Số lượng thóc dành cho một ngàn con ngỗng sinh sản lên tới gần sáu mươi tấn thóc.
Nên xem: Nguyên nhân và cách khắc phục dê mất sữaDo vậy cứ nửa năm vào thời điểm thu hoạch lúa. Cần tiến hành mua thóc để dự trữ và cho ăn dần. Thóc được bảo quản tại kho tiêng nhằm tránh mối mọt, tiêu hao dinh dưỡng.
Chăn nuôi ngỗng, cho ngỗng ăn rau gì?
Bên cạnh thức ăn tinh bột, ngỗng còn tiêu thụ lượng thức ăn xơ khá lớn. Vì vậy các bạn cần lựa chọn khu thả ngỗng có nhiều bèo, rau, cỏ non.
Con ngỗng bố mẹ thì mình cho ăn phần lớn là bèo tây, bèo bồng. Rồi là mình thả ra ngoài bãi sông. Còn con ngỗng con trong mười ngày đầu thì nên có rau diếp hoặc là bèo tấm ở ruộng. Hoặc mà không có nữa thì lấy bèo tây thái nhỏ ra.
Khi được chăn thả và cung cấp đủ rau xanh, chúng ít bị thiếu khoáng và vitamin. Sự thiếu hụt này diễn ra với nhưng con nuôi nhốt. Khi đó thì bà con cần bổ sung thêm sỏi cát vàng hoặc bột vỏ sò, vỏ trứng. Bởi đây là nguồn thức ăn chứa nhiều canxi, photpho giúp ngỗng sinh sản tốt hơn.
Cho một ít cát vàng có sẵn dễ kiếm cho vào chậu thì ngỗng cũng ăn. Hoặc là đất quá trình mình chăn thả thì nó cũng ăn. Sành, gạch chúng cũng ăn và cũng tự kiếm bới được.
Thông thường con hậu bị được nuôi theo lối tầm soát. Phần lớn chăn thả ngoài đồng bãi, bởi ở giai đoạn đó cân nặng của ngỗng không tăng nhiều. Cách nuôi chăn thả có thể nâng cao sức khỏe của ngỗng, giảm bớt lượng tiêu tốn thức ăn. Đồng thời đàn ngỗng hậu bị thường xuyên được chọn lọc để chuyển sang đàn sinh sản.
Chọn và ghép con giống
Với con cái, chọn con có mắt đen, to, sáng, cổ nhỏ, dài ,ngực nhọn, mình dài. Bụng dưới nở nang, phao câu to. Những con này mắn đẻ, ấp khéo. Đối với con đực làm giống thì chọn những con có cổ ngẩng cao, ngực nở, hai chân cao, thân mình dài, lỗ hậu môn màu hồng.
Sau đó có thể ghép đàn nuôi đẻ theo tỷ lệ trống mái là 1:4 hay 1:5. Như vậy sẽ giúp nâng cao tỷ lệ trứng có phôi và chất lượng của con giống. Thông thường ghép một trên bốn rưỡi, tức là một con trống trên bốn con rưỡi cái. Đó là về tỷ lệ, còn để đảm bảo phôi là mình cứ đáp ứng đủ rau xanh.
Cho ngỗng ăn thóc nảy mầm thì nó cũng đảm bảo tỷ lệ phôi cao. Tầm độ 10 ngày thì ngâm cho một lần thóc mộng thôi. Trong suốt sáu tháng sinh sản của ngỗng từ tháng tám đến tháng hai âm lịch.
Việc cho ăn bổ sung sẽ giúp ngỗng đẻ nhiều hơn và giúp nâng cao tỷ lệ phôi. Nhờ đó con giống cũng khỏe mạnh hơn.
Nên xem: Phác đồ trị bệnh thương hàn ở gàKinh nghiệm chăn nuôi ngỗng giai đoạn hậu bị và sinh sản
Với kinh nghiệm chăn nuôi ngông sinh sản nhiều năm, nhiều hộ cho biết. Trong năm, mùa lạnh cũng là thời điểm ngỗng phát triển mạnh về thể trọng và sinh sản. Nhiệt độ thích hợp đối với ngỗng sinh sản là từ 14 đến 15 độ.
Trong tầm hai tháng đầu chúng đẻ nhiều và đều hơn. Bốn tháng còn lại của mùa đẻ tương ứng với hai lứa tiếp theo. Số lượng trứng sẽ giảm. Cuối tháng bảy đầu tháng tám âm lịch độ chớm heo may thì chúng bắt đầu vào đẻ.
Đẻ xong đến chừng độ tháng hai sang đầu tháng ba thì chúng thắt đẻ. Trong lúc nuôi đẻ, ngỗng vẫn được kết hợp chăn thả. Trong tự nhiên, ngỗng không có đặc tính bắt mồi như vịt, môi trường nước chỉ là nơi chúng tắm và giao phối.
Do vậy, khi buổi sáng cho chúng ra sân, chúng được vận độn tự do trên sân chơi và ao nước. Sau đó đưa ngỗng ra bãi chăn thả. Đó có thể là những cánh đồng đã gặt, bãi cỏ ven đê. Đó là những bãi chăn quanh năm.
Lượng rau xanh trong khẩu phần ăn của ngỗng chiếm từ 30 – 40 %. Buổi sáng chừng độ bảy giờ mình thả ra. Đến chừng độ tám giờ tám rưỡi mình cho về thì để cho nó đẻ. Đối với con ngỗng thì thường thường là nó đẻ đông trong khoảng thời gian từ chín rưỡi cho đến một rưỡi.
Xong một rưỡi mình lại thả đi chăn đến độ bốn rưỡi mới cho về. Chăn thì lại cho ra ven sông ven bãi như trên. Quá trình chăn thì cũng đơn giản thôi, con ngỗng ra đó thì phần lớn là ăn mạnh bèo tây.
Làm ổ đẻ cho ngỗng
Ngỗng có thể đẻ ba lứa với khoảng 30 – 50 quả trứng mỗi năm. Vào khoảng đầu tháng bảy âm lịch thì làm ổ đẻ cho ngỗng. Cứ hai đến ba con ngỗng cần một ổ đẻ. Ổ đẻ có thể làm xung quanh tường trong chuồng.
Các bạn có thể khoét nền chuồng thành hình võng xuống có kích thước 40 cm x 20 cm. Lấy rơm vò mềm rồi lót lên ổ một lớp dày 15 cm, và đổ thêm trấu vào ổ. Đàn ngỗng bố mẹ có thể sử dụng trong vòn năm năm.
Do vậy, các bạn nên ghép mười phần trăm ngỗng một tuổi, hai mươi phần trăm ngỗng hai tuổi, 35 phần trăm ngỗng ba tuổi, 25 % ngỗng bốn năm tuổi và 10 % ngỗng năm năm tuổi.
Tỷ lệ trống mái như đã nêu phía trên. Việc ghép đàn như trên giúp cho con đực có thể chọn con cái phù hợp với nó và nâng cao tỷ lệ trứng có phôi.
Một số câu hỏi về chăn nuôi ngỗng
Xin chuyên gia cho biết, tôi nuôi năm trăm con với độ tuổi từ hai mươi đến 25 ngày tuổi có biểu hiện bị liệt xong sau đó chết. Xin hỏi chuyên gia bị bệnh gì, cách khắc phục như thế nào?
Nuôi một số ngỗng tương đối lớn và hiện tại bị bệnh như vậy thì rất có khả năng dàn ngỗng đã bị bệnh dịch tả. Bệnh dịch tả hay bệnh viêm gan ở ngỗng hay ngan vịt là rất giống nhau. Xin được tư vấn có hai cách để giải quyết.
Nên xem: Cách thiết kế chuồng nuôi gà trong diện tích 100m2Cách thứ nhất là dùng vaccin dịch tả tiêm thẳng cho toàn đàn. Và khi tiêm thẳng như vậy thì sẽ có hai vấn đề xảy ra. Thứ nhất là những con đã bị nhiễm virus dịch tả rồi thì chắc chắn là sẽ bị chết. Những con chưa bị nhiễm và sức đề kháng tốt thì chúng có thể hình thành đáp ứng miễn dịch.
Thứ hai có thể đơn giản hơn và tốt hơn là mua kháng thể kháng virus này. Đối với tầm này ngày tuổi thì có thể tiêm 2 ml cho một con một ngày. Và tiêm liên tục trong ba ngày, tiêm bắp.
Trị nhiễm khuẩn thứ phát bằng kháng sinh ceftiofur cho uống một lần mỗi ngày trong vòng năm ngày. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Và trong quá trình điều trị thì càn phải nâng cao sức đề kháng bằng cách cho uống chất điện giải gluco C hòa với vitamin tổng hợp. Cũng cho uống liên tục ba đến năm ngày liền.
Như vậy ngỗng sẽ khỏi bệnh dịch tả. Sau khi khỏi bệnh mười ngày thêm vacccin dịch tả tiêm cho toàn đàn như vậy mới tạo ra được kháng thể bảo hộ.
Lịch tiêm phòng cho ngỗng từ khi sinh đến khi xuất bán?
Khi ngỗng mới nở ra thì công tác đầu tiên là chúng ta phải thực hiện nuôi úm ở trong chuồng úm. Và giữ nhiệt độ chuồng úm tuần đầu tiên nên giữ ở điều kiện từ 32 – 34 độ C. Sang tuần thứ hai thì nhiệt độ giảm xuống còn 30 – 32 độ C. Và tuần thứ ba từ 28 – 30 độ C. Đó là điều bắt buộc.
Dùng đường gluco C hòa cho chúng uống trong vòng ba ngày đầu để cho ngỗng khỏe mạnh. Cho ăn thì tuần thứ nhất nên giữ độ đảm khoảng từ 21 – 23 % đạm. Sang tuần thứ hai thì đạm giảm xuấng còn 19 %. Sang tuần thứ ba còn 14 15 %. Và sau đó trả lại trạng thái bình thường.
Còn phòng bệnh thì dùng vaccin dịch tả cho ngỗng, khi được khoảng bốn hay năm ngày tuổi. Có thể dùng thêm vaccin viêm gan siêu vi trùng để tiêm phòng. Như vây mới tạo được miễn dịch phòng bệnh.
Khi ngỗng được khoảng 40 – 45 ngày tuổi thì cần phải dùng vaccin phòng bệnh tụ trùng để tiêm phòng cho đàn. Thì đó là những bệnh tương đối phổ biến mà có thể xảy ra đối với ngỗng. Nếu chúng ta tiêm phòng tốt và thực hiện chăn nuôi vệ sinh tốt thì sẽ an toàn và đàn ngỗng phát triển tốt.
Chúc các bạn thành công với mô hình chăn nuôi ngỗng thịt thương phẩm hay ngỗng đẻ trứng.
Chuyên gia: Quang Hưng
5/5 - (3 bình chọn)Từ khóa » Thức ăn Ngỗng
-
Cho Ngỗng ăn Gì? Thức ăn Cho Ngỗng Thịt. Cách Vỗ Béo Ngỗng ...
-
Một Số Loại Thức ăn Phổ Biến Dùng Trong Chăn Nuôi Ngỗng
-
Ngỗng ăn Gì? - Top 10 Bí Ẩn
-
Ngỗng Ăn Gì ? Thức Ăn Cho Ngỗng Thịt Kỹ Thuật Nuôi Ngỗng
-
Kỹ Thuật Nuôi Ngỗng - Trại Giống Thu Hà
-
Tập Tính Thức ăn Của Ngỗng Sư Tử, Nuôi Ngỗng Rất Kinh Tế Nếu Biết ...
-
Kỹ Thuật Nuôi Ngỗng Sư Tử Hiệu Quả Nhờ Áp Dụng Máy 3A Vào ...
-
Chăm Sóc Ngỗng Con Mới Nở
-
Cho Ngỗng Ăn Gì - Cách Nuôi Ngỗng Đơn Giản Nhưng Khoa Học
-
Kỹ Thuật Nuôi Ngỗng Thịt. Thức ăn Cho Ngỗng Thịt. Cách Làm Chuồng ...
-
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Chọn Thức ăn Cho Ngỗng - Nông Nghiệp
-
Cách Nuôi Ngỗng đơn Giản Nhưng Khoa Học - Hiệu Quả Kinh Tế
-
Nuôi Ngỗng Con Và Ngỗng Thịt