Kỹ Thuật Nuôi Thương Phẩm Cua Xanh
Có thể bạn quan tâm
- 0225.3541.398
- hctc.ttknhp@gmail.com
- Giới thiệu
- Chức năng nhiệm vụ
- Cơ cấu tổ chức trung tâm
- Danh bạ điện thoại
- Hoạt động Khuyến nông
- Tham gia chỉ đạo sản xuất
- Đào tạo, tập huấn và Thông tin tuyên truyền
- Tư vấn và Giới thiệu sản phẩm
- Xây dựng mô hình
- Chăn nuôi
- Trồng trọt
- Thủy sản
- Các chương trình dự án
- Nghiên cứu khoa học
- Gương sản xuất giỏi
- Chuyển đổi số
- Văn nghệ Khuyến nông
- Tin tức
- Tin tức trung tâm
- Tin ngành nông nghiệp
- Thông tin thị trường
- Tài liệu KT
- Trồng trọt
- Chăn nuôi
- Thủy sản
- Thư viện
- Thư viện ảnh
- Thư viện video
- Thư viện văn bản
- Trang chủ
- Tài liệu KT
- Thủy sản
- Kỹ thuật nuôi thương phẩm cua xanh
08:24:43 06/12/2021 Lượt xem 17520 Cỡ chữ
Mục lục 1. Điều kiện, phạm vị áp dụng 1.1. Thiết kế khu vực nuôi - Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động. Vì vậy vùng đất xây dựng trại phải đạt được một số tiêu chí sau: + Vùng đất phải bằng phẳng và cao trình vị trí trại không nên cao quá 3 – 4 m so với mực nước triều cực đại. Nếu cao trình vùng nuôi quá lớn sẽ gây khó khăn cho việc bơm nước và tăng chi phí sản xuất. + Có nguồn nước ngọt đảm bảo cho sinh hoạt, vệ sinh trại và hạ độ mặn khi cần thiết, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Nguồn nước không bị ô nhiễm, không nhiễm phèn… + Diện tích mặt bằng xây dựng trại không nên quá hẹp, tối thiểu ở mức 300 – 100m2, đảm bảo tiêu chuẩn và bố trí các hạng mục công trình và hơn nữa là quan tâm tới khả năng mở rộng công trình sản xuất trong tương lai. + Chọn vùng nuôi có cua tự nhiên xuất hiện nhiều.Ao nuôi cua đảm bảo các yêu cầu sau:
Điều kiện | Yêu cầu kỹ thuật |
Địa điểm xây dưng ao | Nằm trong vùng quy hoạch NTTS |
Nguồn nước | Vùng biển có nguồn nước mặn, lợ, không bị ảnh hưởng bởi các nguồn gây ô nhiễm |
Độ mặn (‰) | Vùng nước Từ 5‰ cho đến độ mặn 33‰. |
Độ trong (m) | 0, 4-0,5 |
pH nước | 7,5-8,5 |
Chất đất | Bùn, cát bùn, bùn cát |
pH đất | > 5,0 |
Cao trình đáy | Trung hoặc cao triều |
Cỡ cua giống (Con/kg) | Mật độ nuôi (Con/m2) | ||
Nuôi trong BTC | Nuôi QCCT | Thời gian nuôi (Tháng) | |
Cua hạt tiêu | 2 - 3 | 1 - 2 | 5 - 6 |
Cua hột me | 1 - 2 | 0,5 - 1 | 3 - 4 |
Cua mặt đồng tiền | 0,5 - 1 | 0,3 - 0,5 | 2 - 2,5 |
Trước khi thả giống khoảng 1 tuần người nuôi cần theo dõi dự báo thời tiết để có kế hoạch thả nuôi cho phù hợp.
+ Trong hai vụ nuôi cần bố trí một vụ chính, một vụ phụ để đảm bảo kịp sản xuất 2 vụ/năm. Những ao nuôi chưa đảm bảo mực nước, cua nuôi thường xuyên bị bệnh, chỉ nên thả nuôi 1 vụ trong năm. - Tùy thuộc vào diện tích nuôi, thời gian nuôi và kích cỡ giống để chúng ta xác định số lượng cua thả cho một đơn vị diện tích cụ thể. Nên vận chuyển cua vào sáng sớm để thả vào buổi sáng. Môi trường ao nuôi luôn biến động vì thế thả vào buổi sáng có thể rút ngắn thời gian thuần pH và nhiệt độ và có thể quan sát được hoạt động của cua trong ngày thả. Cua sẽ thích nghi với pH và nhiệt độ của ao nuôi ngay sau khi thả nhưng độ mặn thì phải được điều chỉnh trước khi cua xuất trại Thả giống vào lúc trời mát: sáng sớm 6-8h hoặc chiều muộn 16-17h, nhiệt độ giao động từ 22-280C, trời không mưa.... Trước khi thả cua vào ao nuôi phải kiểm tra độ mặn của đầm nuôi cua giống. Nếu độ mặn của đầm nuôi cua giống xấp xỉ độ mặn vùng thu mua thì không phải thuần dưỡng cua nuôi, nếu độ mặn ở hai vùng này có sự chênh lệch trên 5‰ nhất thiết phải thuần dưỡng cua giống. Nếu tăng độ mặn thì mỗi lần chỉ tăng 1 - 3‰ và cứ sau 2 - 3 giờ lại tăng độ mặn một lần. + Đối với cua giống việc di chuyển có phần hạn chế do với các đối tượng nuôi khác như cá và tôm, chính vậy việc xác định địa điểm thả cua là rất linh động, có khi phải thả tại nhiều điểm khác nhau trong ao hoặc thậm trí phải thả rải đều khắp toàn bộ trong ao để giúp cua phân bố đều và tránh lúc mới thả cua tiêu diệt lẫn nhau. + Vì cua giống hiếu động, bản năng tự vệ cao nên các thao tác bắt cua giống thả phải nhanh, chuẩn xác, không để cua cắp phải bất cứ vật gì để có thể làm rụng mất chân càng cua. Thời gian thả cua giống càng nhanh càng tốt, tránh cua bị mất nước. - Vận chuyển cua giống bàng cách dùng khay nhựa 30 x 40 cm lót vải mùng phía dưới và rải giá thể lên trên, tưới nước mặn sạch để giữ ẩm khi vận chuyển. - Tùy theo kích cỡ cua mà vận chuyển theo số lượng như sau: + Cua tiêu: 1000 con/ khay + Cua hột me 200 con/ khay + Cua mặt đồng tiền 100 con/ khay + Thời gian vận chuyển từ 24 - 30 giờ. + Tỷ lệ sống đạt từ 90 - 99% + Vận chuyển cua vào sáng sớm, tốt nhất khi nhiệt độ từ 25 -280C. Tuỳ theo khoảng cách, có thể vận chuyển bằng máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu biển, xe đạp, xe máy.. 2.3. Chăm sóc và quản lý: 2.3.1. Thức ăn và cách cho ăn: * Thức ăn cho cua: - Cua ăn thức ăn động vật là chính. Cho đến hiện nay, phần lớn các hộ nuôi cua đều sử dụng thức ăn động vật tươi sống là chính. Nhưng cua cũng có thể ăn cả mùn bã hữu cơ thực vật. Thức ăn chủ yếu của cua là: cá vụn, còng, ba khía, đầu cá, don, dắt, trai, ốc, cá, tôm, còng, cáy v.v.... Các loại thực vật bao gồm: rau, củ, bèo, khoai, sắn, bã đậu cám gạo v.v.. - Việc sử dụng thức ăn tự nhiên cho cua cũng cần phải quan tâm đến việc làm sạch trước khi sử dụng vì khi thu mua thức ăn tự nhiên còn lẫn nhiều tạp chất, dơ bẩn và có thể lẫn các loại khác và đôi khi có mầm bệnh trong đó. Chính vì vậy khi chuẩn bị cho ăn cần phải làm sạch thức ăn. - Tùy vào giai đoàn phát triển của cua mà người nuôi cần xác định loại thức ăn, kích cỡ thức ăn phù hợp để cua dễ dàng sử dụng và nâng cao được cường độ sử dụng mồi. - Thức ăn tươi sống: Gồm động vật còn nguyên con, còn sống hoặc đã chết nhưng thịt còn tươi. Không dùng thịt động vật đã bị ươn ôi và thịt động vật đã ướp mặn không có khả năng rửa sạch mặn. Các động vật, thịt động vật sử dụng làm thức ăn cho cua gồm: + Cá tươi: thường sử dụng các loài cá biển vụn cá Sơn, cá Linh, cá Chốt chuột, cá biển vụn... + Động vật nhuyễn thể: gồm các động vật nhuyễn thể như don, dắt... + Động vật giáp xác: chủ yếu là các loại tôm, cua rẻ tiền. + Động vật khác: thường là tận dụng thịt của các động vật rẻ tiền không thuộc diện dùng làm thực phẩm cho người, và thịt phế liệu của các xí nghiệp chế biến thực phẩm như cá, tôm, mực... + Vệ sinh sàng ăn và khu vực cho ăn Cho ăn hợp lý, đúng kỹ thuật giúp cua nhanh lớn, khỏe mạnh, không gây ô nhiễm môi trường, sức đề kháng cao và ngược lại cho ăn không hợp lý cua chậm lớn, khả năng cảm nhiễm với mầm bệnh tăng. Chính vì vậy sàng ăn và khu vực cho ăn phải được vệ sinh thường xuyên sạch sẽ, tránh dơ bẩn, có địch hại và mầm bệnh. Hàng ngày cần vệ sinh sàng ăn và khu vực cho ăn bằng cách sử dụng vôi để khử trùng. * Cách cho ăn: - Muốn nuôi cua có năng suất cao giá thành hạ người nuôi phải tìm cách giảm hệ số thức ăn. Một trong những biện pháp có hiệu quả góp phần giảm hệ số thức ăn là việc sử dụng hợp lý thức ăn trong đó kỹ thuật cho ăn giữ vai trò rất quan trọng. Kỹ thuật cho ăn đúng được thế hiện ở những điểm sau đây: Cua lớn nhanh; ít bệnh, sử dụng hết thức ăn; nước ao không bị nhiễm bẩn, màu nước và mùi vị không có những biến đổi lớn. - Để đảm bảo cho cua ăn đúng kỹ thuật, cần chú ý đến 5 điểm sau đây: + Thời gian cho ăn: ở giai đoạn cua còn nhỏ chúng ta cho ăn 1 lần/ngày và khi cua lớn cho ăn 2 lần/ngày và tốt nhất là cho cua ăn vào lúc mát của buổi sáng và chiều tối. + Số lần cho ăn hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến hệ số chuyển hoá thức ăn, đến tốc độ tăng trưởng của vật nuôi, vì vậy một việc làm rất quan trọng trong chế độ cho ăn là xác định được số lần cho ăn trong một ngày. Ít nhất cũng phải cho cua ăn 2 lần/ngày. + Vị trí cho ăn: nơi cho cua ăn phải thoáng mát, xa đường đi lại và người làm việc đông đúc. Nên có sàn ăn. Để sàn ăn chìm dưới mặt nước. Thông qua sàn ăn có thể theo dõi được xem cua có ăn hết thức ăn hay không để điều chỉnh mức ăn tăng hay giảm. Cũng có thể chọn những vị trí sạch cho ăn. + Đảm bảo chất lượng và số lượng thức ăn. Chất lượng thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng thức ăn, tốc độ lớn và sức khỏe của cua. Vì vậy khi nuôi phải sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, thích hợp với cua, cụ thể: Thức ăn tươi sống: còn sống hoặc đã chết nhưng thịt còn tươi. Không dùng thịt động vật đã bị ươn ôi và thịt động vật đã ướp mặn không có khả năng rửa sạch mặn. + Thức ăn phải được rải đều quanh ao để cua khỏi tranh nhau. Có thể dùng sàng ăn để kiểm tra sức ăn của cua. Sau 2-3 giờ cho ăn kiểm tra sàng ăn, nếu cua ăn hết thức ăn trong sàng có thể tăng lượng thức ăn, nếu thức ăn vẫn còn thì giảm lượng thức ăn. Nên cho ăn từ từ, đảm bảo sử dụng hết thức ăn, quan sát mức độ sử dụng thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Đối với thức ăn tươi sống: Rửa sạch thức ăn trước khi cho ăn. Nên cho ăn nhiều loại thức ăn động vật để bổ sung dinh dưỡng cho nhau. Không nên chỉ cho ăn một thứ duy nhất vì chất dinh dưỡng sẽ không đầy đủ. - Để biết tình hình sử dụng thức ăn của cua chúng ta cần phải kiểm tra sàng ăn, kiểm tra sinh trưởng và kiểm tra môi trường ao nuôi để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. - Kiểm tra mức độ sử dụng thức ăn: Cua là loài rất phàm ăn và ăn nhanh, vì vậy sau khi cho ăn khoảng 1-2 giờ, kiểm tra sàng ăn hoặc vị trí cho ăn xem có sử dụng hết thức ăn không để điều chỉnh lượng thức ăn. Thông thường nếu sau 1-2 giờ mà ở sàng ăn hết thức ăn có thể tăng thêm lượng thức ăn ở lần cho ăn sau. Nếu chưa hết cần phải giảm lượng thức ăn xuống. - Cho ăn theo phương pháp “4 định” giúp cua ít bệnh tật, nuôi cua sẽ đạt năng suất cao. + Định chất lượng thức ăn: Thức ăn dùng cho cua ăn phải tươi, sạch sẽ không bị mốc meo, hôi thối, không có mầm bệnh và độc tố. Thành phần dinh dưỡng thích hợp đối với yêu cầu phát triển cơ thể cá trong các giai đoạn. + Định số lượng thức ăn: Dựa vào trọng lượng cua để tính lượng thức ăn, thường sau khi cho ăn từ 3 - 4 h cua ăn hết là lượng vừa phải. Cua ăn thừa nên vớt bỏ đi để tránh hiện tượng thức ăn phân huỷ làm ô nhiễm môi trường sống. + Định vị trí để cho ăn: Muốn cho cua ăn một nơi cố định cần tập cho cua có thói quen đến ăn tập trung tại một điểm nhất định. Cho cua ăn theo vị trí vừa tránh lãng phí thức ăn lại quan sát các hoạt động bắt mồi và trạng thái sinh lý sinh thái của cơ thể cua. Ngoài ra để phòng bệnh cho cua trước các mùa vụ phát sinh bệnh có thể treo các túi thuốc ở nơi cua đến ăn, có thể tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh. + Định thời gian cho ăn: hàng ngày cho cua ăn 2 - 3 lần, tuỳ theo kích cỡ cua giống và giai đoạn phát triển của cua biển. Phân bón phải ủ kỹ với 1% vôi nung và bón liều lượng thích hợp nếu không sẽ làm xấu môi trường nước ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể cua. Thực hiện biện pháp kỹ thuật cho cá tôm ăn theo “4 định” tuỳ từng mùa vụ, chất nước, điều kiện môi trường và trạng thái cơ thể cua,... mà có sự thay đổi cho thích hợp. - Khẩu phần thức ăn của cua hàng ngày khoảng từ 7 - 10% trọng lượng cua. - Lượng thức ăn cho cua được điều chỉnh tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, môi trường ao nuôi. - Khi có mưa lớn, điều kiện thời thay đổi thì cũng giảm lượng thức ăn xuống từ 20-30% tránh dư thừa thức ăn gây lãng phí. 2.3.2. Quản lý ao nuôi: - Chế độ thay nước: theo con nước thủy triều, 1 -2 lần/tháng, mỗi lần 20-30% lượng nước trong ao. - Kiểm tra chất lượng nước và xử lý cải thiện chất lượng nước. Hàng ngày theo dõi các chỉ tiêu ô xy hòa tan, pH, độ trong, độ sâu và màu nước ao. Nếu chất lượng nước không đạt yêu cầu kỹ thuật có thể xử lý bằng hóa chất theo bảng tham khảo sau: Mục đích | Hóa chất | Liều lượng |
Tăng độ kiềm | Bột đá | 50 kg/ha/ngày |
Tăng pH | - Bột đá - Vôi nước | 100-300 kg/ha/lần 50-100 kg/ha/lần |
Giảm pH | Formol | 10-20 ppm (lúc trời nắng) |
Giảm biến động pH | Bột đá | 50-70 kg/ngày |
Diệt bớt tảo trong ao nuôi | Formol | 10-20 ppm (lở góc ao) |
Tăng quá trình phân giải chất hữu cơ, mầm bệnh | Chế phẩm sinh học | Theo hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hóa |
Ths. Đặng Thị Thanh - TP. Phòng Chuyển giao kỹ thuật Thủy sản
Chia sẻ Khuyến nông hải phòngtài liệu kt Khác:
15/11/2022 1804
Quy trình nuôi thương phẩm cá bống bớp đực trong ao đầm nước lợ15/11/2022 1617
Quy trình nuôi cá đối mục (Mugil cephalus linnaeus 1758) trong ao đầm nước lợ10/10/2022 3457
Quy trình nuôi thương phẩm Tôm thẻ chân trắng (LITOPENAEUS VANNAMEI) vụ Thu - Đông đạt năng suất cao trong nhà bạt07/10/2022 1215
Quy trình nuôi kết hợp Cá Hói (Scatophagus argus), Tôm Sú (Pennaeus monodon) và Cua Biển (Scylla serrata) tại Hải Phòng07/10/2022 3469
Quy trình nuôi rạm thương phẩm26/09/2022 2010
Giải pháp giảm Hệ số thức ăn (FCR) trong nuôi trồng thủy sản06/12/2021 18517
Quy trình nuôi tôm càng xanh toàn đực hai giai đoạn,các biện pháp phòng và trị một số bệnh thường gặp06/12/2021 18980
Quy trình kỹ thuật nuôi cá song (Epinephelus coioides) bằng lồng trên biển Bài viết mới nhất22/11/2024
12/11/2024
12/11/2024
06/11/2024
06/11/2024
Mạng xã hội
Thiết kế website: HIG WEB Trang chủ Thống kê truy cập- Hôm nay: 3080
- Hôm qua: 19369
- Tuần này: 67424
- Tuần trước: 68102
- Tháng này: 550369
- Tháng trước: 555226
- Lượt truy cập: 4583644
Dùng điện thoại scan mã QR này để truy cập vào website
0225.3541.398 ×Từ khóa » Cách Nuôi Cua Nước Mặn
-
Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi Cua Biển Công Nghiệp, Bán Công Nghiệp
-
Tìm Hiểu Kỹ Thuật Nuôi Cua Biển Trong Ao
-
Nuôi Cua Biển Trên Cạn Cho Lợi Nhuận Tăng Hơn 50% - VnExpress
-
Kỹ Thuật Nuôi Cua Biển Trong Bể Xi Măng Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao
-
Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi Cua Biển Công Nghiệp, Bán Công Nghiệp Sử ...
-
Cua Biển Sống Ở Nước Ngọt Được Không? Những Lưu Ý Về Việc ...
-
Độc đáo Mô Hình Nuôi Cua Biển Trong Nhà ở đất Thủ đô
-
Mô Hình, Kỹ Thuật Nuôi Cua Biển Năng Suất Cao - YouTube
-
Bước Quan Trọng Nhất Trong Nuôi Cua Biển Trong Ao đất - YouTube
-
Kỹ Thuật Nuôi Cua Biển Trong Bể Xi Măng Hiệu Quả Nhất
-
Làm Giàu Từ Nuôi Cua Biển Theo Mô Hình Mới - YouTube
-
Kỹ Thuật Nuôi Cua Biển - Nhiều Kinh Nghiêm Hay Lắm Nha - YouTube
-
Nuôi Cua Biển Con Thành Cua Thịt | Farmvina Nông Nghiệp
-
Kỹ Thuật Nuôi Cua Biển