Kỹ Thuật Nuôi Tôm Càng Xanh Nước Ngọt Hiệu Quả - SunCo Group

Nuôi tôm càng xanh trong nước ngọt được xem là một trong các nghề nuôi trồng thủy sản phổ biến hiện nay với giá trị kinh tế cao, đem lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân. Vậy kỹ thuật nuôi tôm càng xanh nước ngọt được triển khai như thế nào, áp dụng thế nào cho đúng cách và mang lại hiệu quả cao. Hãy cùng tìm hiểu những hướng dẫn cơ bản dưới đây để hiểu rõ hơn về mô hình nuôi tôm này nhé!

Nội Dung Chính

Toggle
  • Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh
  • Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh nước ngọt
    • Chọn ao nuôi tôm càng xanh
    • Chọn tôm giống
    • Thả tôm vào trong ao
    • Thức ăn cho tôm
    • Thay nước cho tôm càng xanh
    • Theo dõi sức khỏe tôm nuôi
    • Bẻ càng cho tôm càng xanh
    • Phòng bệnh cho tôm càng xanh
    • Thu hoạch tôm càng xanh
  • Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh nước ngọt trên ao hồ trải bạt nhựa đen
  • Một số lưu ý khi nuôi tôm càng xanh trong nước ngọt

Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh

Tôm càng xanh là giống tôm có tên khoa học là Macrobrachium rosenbergii hay còn được gọi là tôm lớn nước ngọt. Tôm này chủ yếu sống trong môi trường nước ngọt, tôm có nguồn gốc từ Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Tôm càng xanh có thịt rất thơm ngon, chắc, có giá trị dinh dưỡng rất cao, là nguồn thực phẩm có giá trị thương mại lớn. Tại Việt Nam, tôm càng xanh hiện được nuôi ở nhiều địa phương trên cả nước, tạo ra nguồn thu nhập lớn cho bà con.

Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh nước ngọt

Mặc dù nuôi tôm càng xanh đem lại giá trị kinh tế rất cao nhưng cần phải nuôi đúng kỹ thuật mới đem lại hiệu quả, hạn chế nguy cơ dịch bệnh. Cụ thể kỹ thuật nuôi như sau:

kỹ thuật nuôi tôm càng xanh nước ngọt

Chọn ao nuôi tôm càng xanh

Nên chọn ao nước trong, không ô nhiễm, không độc hại, nguồn nước phải dồi dào, dễ dàng cấp thoát nước, ít bùn lắng và có nguồn điện thuận tiện. Đặc biệt trước khi thả tôm càng xanh vào trong ao thì cần rút cạn hết nước trong ao, phơi nắng đáy ao, tu sửa sạch sẽ bờ ao, dọn bùn lắng, diệt trừ sinh gây hại cho tôm, tiêu độc ao tôm.

Chọn tôm giống

Tôm giống có 2 loại là tôm giống tự nhiên và tôm nhân tạo, tùy theo từng tình hình thực tế mà lựa chọn giống phù hợp. Khi chọn giống cần đảm bảo kích thước tốt nhất khoảng 1-2cm, nặng khoảng 6-8gram/con, đồng đều nhau. Tránh mua tôm quá chênh lệch về kích thước sẽ dễ gây hiện tượng tranh giành thức ăn.

Thả tôm vào trong ao

Mật độ thả tôm giống thích hợp nhất là 8 – 12 con/m2, không nên thả quá dày sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển của tôm hoặc cũng không nên quá thưa sẽ gây lãng phí.

Thời điểm thả tốt nhất là vào lúc sáng sớm hoặc là buổi chiều mát, không được thả khi trời nắng to hoặc đang mưa lớn sẽ khiến tôm dễ chết do tác động từ nhiệt độ.

Trước khi thả tôm, bạn nên ngâm tôm trong bể nước cho tôm quen với nhiệt độ và độ pH có trong ao, giúp rôm càng xanh dễ dàng thích nghi nhất.

Thức ăn cho tôm

Thức ăn chủ yếu của tôm là cám viên công nghiệp với hàm lượng đạm từ 25 – 32%. Lúc mới đầu nuôi tôm có thể dùng thức ăn của tôm sú hay tôm thẻ chân trắng cho tôm càng xanh ăn. Sau đó thì dùng xen kẽ thức ăn tự chế biến nấu chín 1 lần/ngày.

Số lần cho tôm ăn khoảng 2 – 3 lần/ngày, rải đều thức ăn khắp ao rồi sau đó thì hạn chế rải thức ăn ở khu vực có nhiều chất thải (rãnh giữa ao).

Liều lượng thức ăn, ngày đầu thì cho ăn 1,2kg/1000 tôm giống. Rồi răng dần 100gam/ngày, sang tuần 2 là 200gam/ngày, tuần 3 là 300gam/ngày…Trong quá trình này nên kiểm tra và điều chỉnh thức ăn về sau cho hợp lý.

Xem thêm : Kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt

Thay nước cho tôm càng xanh

Cần phải chủ động thay nước ao thường xuyên, tuy nhiên nhớ chỉ thay 20 – 30% nước trong ao nuôi. Khi cấp nước cho ao cũng cần kiểm tra yếu tố môi trường trong ao lắng lẫn ao nuôi phải tương đồng, đảm bảo nguồn nước cấp chất lượng.

nuôi tôm càng xanh trong bể xi măng

Theo dõi sức khỏe tôm nuôi

Phải chú ý theo dõi kiểm ta tôm nuôi để có cách điều chỉnh kịp thời hợp lý. Ví dụ như theo dõi các dấu hiệu bệnh trên tôm, dự đoán thời kỳ lột xác…

Bẻ càng cho tôm càng xanh

Khoảng 60- 75 ngày sau khi nuôi thì bạn cần bẻ càng giúp cho tôm càng xanh sinh trưởng và phát triển tốt, tăng kích cỡ tôm, tăng tỷ lệ sống và hạn chế tình trạng ăn lẫn nhau và tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Phòng bệnh cho tôm càng xanh

Bạn nên cung cấp thêm Vitamin C vào thức ăn cùng men vi sinh đường ruột để tăng cường tiêu hóa và sức đề kháng cho tôm, nhất là thời kỳ tôm lột xác.

Thu hoạch tôm càng xanh

Sau khoảng 4 tháng nuôi tôm thì có thể tiến hành thu hoạch tôm càng xanh. Nên thu hoạch làm nhiều lần, chú ý kích cỡ, chất lượng và giá bán thị trường để có sự điều chỉnh về thu hoạch sao cho hợp lý nhất.

Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh nước ngọt trên ao hồ trải bạt nhựa đen

Ngoài kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong nước ngọt theo tiêu chuẩn truyền thống bạn có thể tham khảo phương pháp nuôi tôm trên ao vuông trải bạt nhựa HDPE

Với phương pháp nuôi trên trên ao hồ lót bạt, việc nuôi tôm sẽ trở nên thuận tiện và có nhiều ưu điểm hơn các phương phác khác hiện nay

Một số lưu ý khi nuôi tôm càng xanh trong nước ngọt

Hiện nay để tăng hiệu quả tối đa cho việc nuôi tôm càng xanh, đa phần bà con đều áp dụng mô hình nuôi tôm càng xanh nước ngọt trong bể lót bạt. Mô hình này giúp bà con không cần lo lắng về cải tạo ao, dễ nuôi, dễ chăm sóc, dễ quản lý, hạn chế dịch bệnh, thu hoạch dễ dàng, đảo vụ nhanh, tăng lợi nhuận cho người nuôi.

Để tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật nuôi tôm càng xanh nước ngọt trong bể/ao lót bạt, xin liên hệ qua hotline: 0989 999 219 (Call/zalo)

Xem thêm báo giá bạt lót hồ tôm giá rẻ tại đây

Từ khóa » Tôm Càng Xanh Con ăn Gì