Kỹ Thuật Nuôi Tôm Hùm Bông, Tôm Hùm Xanh, Tôm Hùm đất Lợi Nhuận ...

Tôm hùm là loại thực phẩm đắt đỏ có giá từ 800.000 đến trên 1.000.000 VNĐ/ kg, loại tôm này có thể chế biến được nhiều món ăn cao cấp tốt cho sức khỏe, mang lại nguồn lợi kinh tế cao cho người nuôi. Nắm được các kỹ thuật nuôi tôm hùm dưới đây sẽ giúp người dân dễ dàng hơn trong việc lựa chọn con giống, kiểm soát dịch bệnh, quản lý ao nuôi một cách hiệu quả nhất.

  • Chất độc trong ao nuôi: Thử thách lớn cho sản xuất tôm bền vững
  • Sự khác biệt giữa bệnh đốm trắng do vi khuẩn và virus ở tôm
  • Phương pháp để xác định kích thước tôm thẻ chân trắng một cách đơn giản
  • Nuôi nước sạch, tôm khỏe mạnh: Bí quyết tăng năng suất trong nuôi tôm
  • Giải pháp tối ưu phòng chống virus đốm trắng

Tôm hùm là tên gọi chung của các loài tôm biển có kích cỡ lớn (dài nhất 60 cm, cân nặng đến 15 kg, tuổi thọ kéo dài từ 50 – 100 tuổi). Tôm hùm thường sống ở đáy biển trong các hang hốc, khe đá. Thịt tôm hùm thơm ngon, ngọt, giàu đạm và được xem là “vua” của các loài tôm, đây là loại đặc sản được ưa chuộng trên khắp Thế Giới.

Ở Việt Nam hiện nay có 3 loài tôm hùm chiếm sản lượng đáng kể đó là tôm hùm bông, tôm hùm xanh, tôm hùm đất và nhiều loại tôm khác. Đây đối tượng có giá trị xuất khẩu cao nên đã và đang được các địa phương đầu tư, phát triển, phân bố từ tỉnh Quảng Bình đến Bình Thuận, giải quyết được vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bài viết này, Dr.Tom sẽ chia sẻ cho quý bà con kỹ thuật nuôi hùm bông, tôm hùm xanh, tôm hùm đất (tôm hùm nước ngọt) nuôi tôm hùm trong bể xi măng đúng kỹ thuật, ngăn ngừa dịch bệnh, đem lại năng suất cao cho vụ nuôi.

1. Kỹ thuật nuôi tôm hùm bông

Tôm hùm bông là loại tôm quý hiếm, có giá thành cao hơn so với những loại tôm hùm khác. Loại tôm này thường được nuôi trong bể – Đây là cách nuôi tôm hùm trong bể xi măng được đánh giá là tiên tiến, cho năng suất cao, dễ dàng kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.

Kỹ thuật nuôi tôm hùm bông

Tôm hùm bông là một trong những loại tôm hùm ngon và có giá đắt nhất

— Trong kỹ thuật nuôi tôm hùm bông trong bể xi măng thì việc chọn địa điểm nuôi phải đảm bảo chủ động được nguồn nước biển, độ mặn ổn định trong khoảng 30 – 35‰. Nước cấp vào bể cần qua xử lý để đảm bảo không bị nhiễm thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại. Trại nuôi tôm hùm bông cần phải có cấu tạo địa chất ổn định, có mái che, không có động đất, sạt lở, địa hình phải bằng phẳng, gần vùng cung cấp tôm giống.

— Tôm hùm bông được nuôi trông bể xi măng dạng tròn hoặc dạng vuông

+> Dạng tròn có đường kính 5,7 m, sâu khoảng 1,6 m

+> Dạng vuông mỗi cạnh 10 m

— Thiết kế mặt đáy nghiêng 5% về phía lỗ thoát. Ống thoát nước phải có kích thước là 114 mm nằm giữa bể.

— Trong kỹ thuật nuôi tôm hùm bông cần phải thiết kế bể lọc sinh học tuần hoàn, bê ly tâm và bể chứa nước đã lọc.

+> Bể lọc sinh học tuần hoàn dạng hình chữ nhật, có 4 ngăn. Kích thước của ngăn đầu tiên là 1,5 x 5 x 1,6 (m), các ngăn còn lại có kích thước bằng nhau 1,5 x 5 x 0,8 (m).

+> Bể ly tâm thiết kế đường kính 2 m với chiều cao là 1,6 m

+> Bể chứa nước đã lọc có thể tích từ 4 – 30 m3

— Cũng giống với kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi tôm hùm bông cũng cần phải xử lý diệt khuẩn trong nước bằng Chlorine theo liều lượng thích hợp kết hợp với sục khí liên tục trong 48 tiếng. Nước đã được xử lý sẽ được bơm vào hệ thống bể nuôi tôm hùm.

— Tôm hùm giống tại các trại nuôi uy tín, vận chuyển bằng phương pháp hở có sục khí, mật độ vận chuyển khoảng 500 con/ thùng xốp có kích thước 0,4 m x 0,4 m x 0,6 m. Thả tôm giống với mật độ 10 con/m2. Thuần hóa sao cho nhiệt độ bên trong thùng xốp đồng nhất với nhiệt độ trong bể nuôi.

— Kỹ thuật nuôi tôm hùm bông sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên hoặc cá tạp (cá liệt, ghẹ, sò). Cho tôm ăn khoảng 3 lần/ ngày, trong 2 tháng đầu tính lượng thức ăn bằng 30% trọng lượng thân tôm. Những tháng tiếp theo giảm dần từ 15 – 20% trọng lượng thân tôm.

— Thường xuyên quan sát, kiểm tra các yếu tố môi trường. Định kỳ thay nước từ 15 – 30 ngày/ lần, áp dụng kế hoạch cải thiện môi trường nuôi tôm nước mặn bằng chế phẩm sinh học để đem lại môi trường tốt nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển.

Các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm hùm bông

Chỉ tiêu Thông số
Độ cứng  < 5
pH 7 – 8
NH3– < 0,01
NO2– < 0,05
Fe2+ 0,1
Nhiệt độ 310C

— Kỹ thuật nuôi tôm hùm bông có thời gian thu hoạch từ 18 – 20 tháng, lúc này tôm sẽ đạt khối lượng từ 0,7 – 1,3 kg/con.

Hiện nay, mô hình nuôi tôm hùm trong bể xi măng đã được phát triển mạnh mẽ ở Úc, Singapore, Nhật Bản và ở Việt Nam cho kết quả khả quan. Tuy nhiên, mô hình này cần phải vốn đầu tư lớn, thời gian nuôi kéo dài.

2. Kỹ thuật nuôi tôm hùm xanh

Tôm hùm xanh có giá tôm thương phẩm rẻ hơn rất nhiều so với tôm hùm bông. Có nhiều thời điểm con tôm hùm xanh cao nhất khoảng 80.000 đồng/ con, trong khi đó tôm hùm bông lên đến 450.000 đồng/con. Tuy nhiên, việc nuôi tôm hùm xanh có ưu điểm về thời gian ngắn, thu hồi vốn nhanh trong khoảng từ 8 – 12 tháng/ vụ, thức ăn đơn giản, vốn thấp nên rất nhiều địa chỉ chọn kỹ thuật nuôi tôm hùm xanh thay thế cho tôm hùm bông.

Một hộ nuôi ở Cam Ranh cho biết: “Trước đây người dân chủ yếu nuôi tôm hùm bông, nhưng trong 5 năm trở lại đây nhiều người đã chuyển đổi sang nuôi tôm hùm xanh với các ưu điểm đầu tư thấp, tiêu thụ nhanh và thời gian ngắn”.

Hiện tại, cách nuôi tôm hùm xanh chủ yếu là nuôi trong lồng. Theo thống kê tại Cam Ranh có khoảng 29.400 lồng nuôi, tiêu biểu nhất là xã Cam Bình với gần 4.000 lồng nuôi.

Cách nuôi tôm hùm xanh tại Cam Ranh

Cách nuôi tôm hùm xanh tại Cam Ranh

Kỹ thuật nuôi tôm hùm xanh được thực hiện như sau:

— Chọn địa điểm nuôi tôm có độ mặn khoảng 30 – 36‰, không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, sạt lở đất. Địa điểm thả lồng phải có nguồn nước trong sạch, không nhiễm hóa chất, nước thải công nghiệp, độ sâu ở mức tối thiểu khi triều kiệt là 1,5 m.

— Thiết kế lồng nuôi kiểu lồng hở hoặc kiểu lồng kín

+> Lồng hở: được cố định bởi các cọc gỗ găm xuống đất, kích thước phù hợp 4 x 4(m), 3 x 4(m) và 4 x 5(m).

+> Lồng kín: thích hợp sử dụng cho những khu vực có nhiều gió, có độ sâu cao. Kích thước phù hợp 3x2x2 (m) hoặc 3x3x2 (m) (dài x rộng x cao).

+> Lồng ương giống: lồng kín, khung được làm bằng sắt, kích thước là 2x2x2 m (dài x rộng x cao).

— Chọn giống tôm hùm xanh tại địa chỉ uy tín ở địa phương, kích thước phát triển đồng đều, giống phải được đánh bắt tự nhiên không được sử dụng bất cứ một loại hóa chất gây mê nào khác.

— Trong kỹ thuật nuôi tôm hùm xanh, khi thả tôm giống cần phải thả tôm đực riêng và tôm cái riêng, thả theo từng nhóm dựa vào kích cỡ. Mật độ thả 10 con/m2.

— Thức ăn của tôm hùm xanh là cá tạp, cua ghẹ, cầu gai. Tùy vào kích cỡ của tôm và kích cỡ của thức ăn mà chúng ta có thể băm nhỏ tùy ý. Cho tôm ăn 3 lần/ ngày đặc biệt vào buổi sáng sớm và chiều tối.

=>Lưu ý: Áp dụng kỹ thuật nuôi tôm hùm xanh cần phải thường xuyên kiểm tra lồng, kiểm tra tình trạng tôm, lượng thức ăn phù hợp tránh dư thừa.

— Sau thời gian nuôi từ 8 – 12 tháng tôm có thể đạt khối lượng 1,2 kg/ con lúc này có thể tiến hành thu tỉa những con có khối lượng lớn.

3. Kỹ thuật nuôi tôm hùm nước ngọt

Tôm hùm nước ngọt hay còn có tên gọi khác là tôm hùm đất, tôm hùm đỏ. Đây là loài tôm ăn tạp, dễ nuôi, có thể thả cả trong ao và ruộng lúa. Khoảng nhiệt độ sống của chúng khá rộng dao động trong khoảng từ 20 – 28 độ C.

— Nuôi tôm hùm nước ngọt cũng giống với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt từ khâu chuẩn bị ao, đến khâu quản lý và thu hoạch. Nước được xử lý và cấp vào ao nuôi đảm bảo không bị nhiễm hóa chất, chất độc hại.

— Kỹ thuật nuôi tôm hùm nước ngọt thường sử dụng thức ăn chính là mùn bã hữu cơ, ngoài ra còn có các loại thức ăn khác như khô đậu, ngũ cốc, rau quả, rong cỏ, tảo, côn trùng, xác động vật, các loại thức ăn chế biến khác.

Kỹ thuật nuôi tôm hùm đất không gây hại cho môi trường

Kỹ thuật nuôi tôm hùm đất không gây hại cho mùa màng

Một hộ nuôi ở Tiền Giang cho biết “Từ khi áp dụng kỹ thuật nuôi tôm hùm đất (tôm hùm nước ngọt) tôi ăn ngon, ngủ khỏe mà không phải nghĩ gì đến dịch bệnh. Tôi chỉ cần lấy nước sông vào, thả giống, cho tôm ăn và sử dụng chế phẩm sinh học rồi chờ thu hoạch. Trong suốt quá trình nuôi, tôi thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố môi trường về mức ổn định”. 

Tuy nhiên, loại tôm hùm nước ngọt này đã từng bị cấm nuôi ở một số địa phương do chúng có thể gây hại cho mùa màng hơn cả ốc bươu vàng.

4. Kỹ thuật nuôi tôm hùm giống

Hiện nay tôm hùm giống ngày càng khan hiếm, nhiều địa phương đã nghiên cứu và áp dụng kỹ thuật nuôi tôm hùm giống bằng lồng đem lại nhiều kết quả khả quan.

Kỹ thuật nuôi tôm hùm giống tương tự như kỹ thuật nuôi tôm hùm xanh, chỉ khác ở mật độ thả 60 ngày đầu khoảng 50 – 60 con/ m2. Sau 60 ngày mật độ sẽ thả thưa hơn chỉ còn 15 – 20 con/m2. Từ 90 – 100 ngày nên thả mật độ khoảng 12 – 15 con/m2.

Hình ảnh tôm hùm giống được bắt từ biển

— Thời gian thích hợp để ương tôm hùm giống từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm.

— Thức ăn là các loại cá tạp, cua, ghẹ, cầu gai và cần phải được băm nhỏ cho phù hợp với kích thước của tôm. Cho tôm hùm giống ăn khoảng 2 lần/ ngày từ 15 – 20% trọng lượng của đàn tôm.

— Nuôi khoảng từ 5 – 7 tháng, khi kích thước của tôm giống đạt khối lượng từ 80 – 150 g/ con ta có thể tiến hành thu hoạch chuyển con giống đến địa điểm thả nuôi tôm thịt.

— Tôm giống phải có kích thước cân đối, khỏe, bơi ngược dòng nước, tôm có đầy đủ các phần phụ, màu sắc tươi sáng, tôm khỏe, xét nghiệm PCR không mang mầm bệnh.

Nuôi tôm hùm thường gặp một số bệnh như trắng râu, đầu to, mềm vỏ, mang đen, đỏ thân,… do đó người nuôi cần phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Bổ sung Vitamin C, khoáng, vitamin, men vi sinh trộn vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm. Vào thời kỳ lột xác cần bổ sung khoáng, loại bỏ xác tôm và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

KHÁM PHÁ TÔM HÙM BIỂN LỘT XÁC

Hy vọng với việc áp dụng kỹ thuật nuôi tôm hùm đúng kỹ thuật sẽ giúp người nuôi trúng mùa – trúng giá, cung cấp ra thị trường tôm thương phẩm chất lượng, không bị nhiễm hóa chất độc hại. Truy cập website drtom.vn để tham khảo thêm nhiều bài viết về kỹ thuật nuôi tôm thẻ, tôm sú.

Tìm kiếm liên quan:

– Tôm hùm nuôi bao lâu

– Kinh nghiệm nuôi tôm hùm

– Cách nuôi tôm hùm alaska

– Mô hình nuôi tôm hùm trong bể

Từ khóa » Tôm Hùm Nước Ngọt ăn Gì