Kỹ Thuật Nuôi Vịt Thả đồng Cho Năng Suất Cao - Máy ấp Trứng CNE
Có thể bạn quan tâm
Sau khi kết thúc một mùa vụ, lúa đã thu hoạch, người nông dân có thể tận dụng thức ăn bằng cách nuôi 1 lứa vịt thả ra đồng. Phương thức nuôi này có ưu điểm là ít tốn vốn làm chuồng, trại, ít tốn công chăm sóc.
Vịt thả nhặt hết các hạt thóc rơi vãi và tự tìm kiếm thức ăn trong tự nhiên như tôm, cua, sâu bọ và côn trùng… giảm thiểu sự tiêu tốn thức ăn.
Vịt thả đồng có chất lượng thịt thơm ngon, đáp ứng nhu cầu của thi trường. Thịt Vịt thả đồng rất được ưa chuộng và có giá thành cao. Ngoài ra, thả vịt ra đồng còn bổ xung chất hữu cơ cho đồng ruộng, tiêu diệt côn trùng, sâu bệnh.
Chuồng trại nuôi vịt thả đồng
Nội dung bài viết
Giai đoạn vịt con:
Vịt con mang về cần sưởi ấm và tránh nước trong vòng 7 – 10 ngày. Trong giai đoạn này cần cho vịt vào chuồng sạch sẽ, có sàn hoặc trấu ở dưới nền để vịt không bị chết. Sau 10 ngày có thể cho vịt tập làm quen với nước và sau khoảng 15 – 20 ngày tùy thời tiết có thể thả ra đồng.
Giai đoạn vịt chạy đồng
Ban ngày cho vịt ra đồng nhưng ban đêm vẫn cần chỗ cho vịt nghỉ ngơi. Nên làm lán cho vịt gần với đồng ruộng chăn thả. Không cần làm lán quá cầu kỳ, lán có mái che và chỗ cho vịt nghỉ ngơi, tránh mưa bão.
Bà con cần có biện pháp quản lý số lượng đàn vịt, tránh thất thoát do đi lạc hoặc bị bắt trộm. Nên thả ra đồng gần nhà để tiện chăm sóc và quản lý cũng như thu hoạch trứng
Thức ăn cho vịt
Giai đoạn vịt con
Hệ tiêu hóa của vịt con yếu hơn vịt lớn nên bà con cần chú ý cho vịt ăn sạch và uống sạch. Bà con có thể mua thức ăn hỗn hợp về cho vịt ăn. Sau đó có thể chộn thêm với ngô, thóc hay cơm nguội… với lượng thức ăn thô tăng dần cho vịt làm quen khi thả ra đồng
Giai đoạn vịt thả đồng.
Buổi sáng trước khi thả ra đồng bà con nên cho vịt ăn nhưng không nên cho ăn no hẳn, sau đó thả ra đồng cho vịt tự tìm kiến thức ăn.
Buổi tối sau khi lùa vịt về, tùy mức độ no, đói mà cho vịt ăn thêm.
Thức ăn cho vịt gồm: Ngô, thóc, cơm hoặc tôm tép, ốc…, có thể cho vịt ăn thêm rau xanh.
Giai đoạn nuôi vỗ béo vịt thả đồng
Gần đến thời gian xuất chuồng cần cho vịt ăn các chất giàu dinh dưỡng để vịt đạt cân và thịt thơm ngon. Giai đoạn này chỉ nên cho vịt ăn ngô, thóc, cám gạo, tấm, khô dầu đỗ tương, khô lạc, bột cá…
Cho vịt ăn tự do, không hạn chế thức ăn để vịt thoải mái và tăng trọng nhanh.
Nhốt vịt không cho đi lại nhiều. Đến khi đạt cân, lông, mã đẹp thì xuất bán.
Phòng bệnh cho vịt thả đồng
Phòng bệnh cho vịt nuôi theo hình thức thả đồng rất quan trọng bởi đàn vịt dễ bị các yếu tố môi trường bên ngoài gây bệnh như giun sán, các bệnh truyền nhiễm v…v…
Nên thả vịt ở những nơi có nguồn nước ra vào thường xuyên, có nước lưu thông tránh vi sinh vật gây bệnh
Tiêm vacxin phòng bệnh đúng quy trình:
STT | Ngày tuổi | Loại văcxin | Cách sử dụng |
1 | 2 | Khán thể rụt mỏ 0,5 CC | Tiêm dưới da |
2 | 5 | Vacxin viêm gan | Tiêm dưới da |
3 | 7 | Vacxin bại huyết | Tiêm dưới da |
4 | 10 | Vacxin dịch tả | Tiêm dưới da |
5 | 30 | Vacxin Cúm gia cầm | Tiêm dưới da |
- Xem thêm: Cách chọn con giống vịt ngan
- Thu hoạch và bảo quản trứng vịt trước khi ấp
- Cách ấp trứng thủy cầm
- Cách ấp trứng ngan nở 90%
Từ khóa » Cách Nuôi Vịt Chạy đồng
-
Kỹ Thuật Nuôi Vịt Chạy đồng
-
Chăn Nuôi Vịt Thịt Chạy Đồng - De Heus Vietnam
-
Kỹ Thuật Nuôi Vịt đẻ Chạy đồng - Trại Giống Thu Hà
-
Phương Thức Nuôi Vịt Chạy đồng
-
Kỹ Thuật Nuôi Vịt Chạy đồng Tiết Kiệm Chi Phí, Có Năng Suất Cao
-
Gian Nan Nghề Nuôi Vịt Chạy đồng Mùa Nước Nổi | ANTV - YouTube
-
Nuôi Vịt Chạy đồng "một Vốn, Bốn Lời"
-
Kỹ Thuật Chăn Nuôi Vịt Chạy đồng - Tài Liệu Text - 123doc
-
Nắm Vững Kỹ Thuật Nuôi Vịt Thả đồng Giúp Chăn Nuôi đạt Hiệu Quả Cao
-
NUÔI VỊT CHẠY ĐỒNG - Thuốc Trang Trại
-
Nuôi Vịt Chạy đồng
-
Nuôi Vịt Chạy đồng, Nghề Lượm Bạc Cắc Gắn Với Người Miền Tây - Zing
-
Nuôi Vịt Chạy đồng - Báo Cần Thơ Online
-
Đổi Mới Cách Chăn Nuôi Vịt Chạy đồng - Báo Nhân Dân