Kỹ Thuật Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Bằng Chỉ Số - Khả Năng Thanh ...
Có thể bạn quan tâm
Bên cạnh khả năng thanh toán ngắn hạn hay tốc độ thanh toán, thì khả năng thanh toán dài hạn là một yếu tố then chốt trong quá trình phân tích Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vậy chỉ số này nói lên điều gì? cách tính chỉ số khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp,... Bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc trên.
Xem thêm: Báo cáo tài chính là gì? Cách phân tích báo cáo tài chính căn bản 2021 - Mục tiêu và nguyên tắc
XEM NHANH BÀI VIẾT
- 1 Khả năng thanh toán dài hạn
- 1.1 Yếu tố ảnh hưởng khả năng thanh toán dài hạn
- 1.2 Các chỉ số phân tích khả năng thanh toán dài hạn
- 2 Ví dụ minh họa
- 3 Kết luận
Khả năng thanh toán dài hạn
Yếu tố ảnh hưởng khả năng thanh toán dài hạn
Khi phân tích khả năng thanh toán trong dài hạn của một doanh nghiệp, cần cân nhắc 2 yếu tố sau:
- Khả năng thanh toán lãi vay
- Mức độ rủi ro tài chính
Các chỉ số phân tích khả năng thanh toán dài hạn
Dưới đây là 3 chỉ số cần tính toán:
Trong đó,
1. Hệ số khả năng chi trả lãi vay: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) cho biết nguồn thu nhập để chi trả cho lãi vay. Nếu so sánh lợi nhuận trước thuế và lãi vay với chi phí lãi vay, doanh nghiệp thường kỳ vọng lợi nhuận trước thuế và lãi vay lớn hơn chi phí lãi vay, để họ có đủ nguồn lực để chi trả chi phí lãi vay này.
Bởi vậy, thông thường sẽ so sánh hệ số khả năng chi trả lãi vay (công thức 1) với giá trị 1.
- Nếu hệ số này > 1, chứng tỏ doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng chi trả lãi vay
- Nếu hệ số này < 1, chứng tỏ khả năng chi trả lãi vay đang có vấn đề.
Lưu ý: Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ thấy phần tử số có thể là EBITDA (tức là lợi nhuân trước thuế và lãi vay và khấu hao). Lý do cho việc này là vì, chi phí lãi vay không phải là chi phí bằng tiền, bởi vậy hoàn toàn có thể loại bỏ chi phí này để tính phần lợi nhuận có thể dùng để chi trả chi phí lãi vay.
2. Hệ số nợ so với tài sản: Cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp có bao nhiêu phần trăm là nợ và bao nhiêu phần trăm là vốn chủ sở hữu.
Ví dụ: Nếu hệ số này bằng 30%, điều này cho biết rằng nợ phải trả đang là 30% còn lại 70% sẽ là vốn chủ sở hữu.
3. Hệ số giữa nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu: Thể hiện mối tương quan giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Về cơ bản, công thức này khá tương đồng với công thức số 2, đều thể hiện đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.
- Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn: Tài sản dài hạn là nguồn có thể sử dụng để thanh toán cho nợ dài hạn. Do vây, nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn, chứng tỏ rằng, Công ty có khả năng thanh toán nợ dài hạn tương đối tốt. Bởi vậy, thông thường, giá trị này thường được so sánh với 1.
- Hệ số giữa nợ phải trả so với giá trị thuần của tài sản hữu hình: Tức là, loại bỏ những loại tài sản vô hình ra khỏi công thức tính, nên công thức tính sẽ phải trừ đi mục tài sản vô hình.
Xem thêm: Kỹ thuật phân tích Báo cáo tài chính bằng Chỉ số - Khả năng thanh toán dài hạn
Ví dụ minh họa
Dưới đây là bảng chỉ số khả năng thanh toán dài hạn của Công ty Thế giới Di động (MWG).
- Chỉ số chi trả lãi vay: Chỉ số này đang giảm dần từ 17,77 năm 2016 xuống còn 9,89 năm 2019. Tuy nhiên, hiện tại, chỉ số này đang rất cao. Nếu so sánh với tiêu chuẩn là 1, thì chỉ số này cao hơn rất là nhiều. Bởi vậy, tính tới thời điểm 2019, Công ty cũng không có vấn đề gì liên quan đến khả năng chi trả lãi vay của mình cả.
- Hệ số nợ/ tài sản: Hệ số này đang chiếm tỉ lệ tương đối cao, khoảng 70%. Chứng tỏ doanh nghiệp đang có 70% là nợ và 30% là vốn chủ sở hữu.
- Khả năng thanh toán nợ dài hạn: Năm 2016, doanh nghiệp không có nợ dài hạn, nên chỉ số này là không tồn tại. Từ năm 2017 đến 2019, chỉ số nợ này tăng dần từ 3.3 đến 5.97. Chứng tỏ rằng, tỉ lệ tài sản dài hạn/ nợ dài hạn đang tương đối cao.
- Hệ số nợ/ tài sản hữu hình: Tỉ lệ này ổn định từ năm 2016 đến 2019, ở mức khá cao so với giá trị tiêu chuẩn 1. Bởi vì, hệ số nợ/ tổng tài sản cũng rất cao.
Kết luận chung: Nhìn vào các chỉ số của Công ty, thì hiện tại doanh nghiệp này không có vấn đề gì về khả năng thanh toán dài hạn. Tuy nhiên, cơ cấu nợ/ tài sản tương đối cao. Ở những bài viết trước đã giới thiệu, chỉ số nợ/ tài sản chủ yếu đến từ nợ ngắn hạn chứ không phải nợ dài hạn. Bởi vậy, tình hình tổng quan khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp này tương đối tốt.
Xem thêm: Kỹ thuật phân tích Báo cáo tài chính bằng Chỉ số - Khả năng thanh toán
Kết luận
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc có thể phân tích Báo cáo tài chính của bất kì doanh nghiệp nào bằng chỉ số khả năng thanh toán dài hạn, để đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp đó. Những bài viết thú vị khác cùng chủ đề đang đón chờ bạn đọc trên blogs của Gitiho, đừng quên tìm hiểu thêm nhé! Chúc bạn học tốt!
Từ khóa » Hệ Số Thanh Toán Lãi Vay Dài Hạn
-
Hệ Số Khả Năng Thanh Toán Lãi Vay Là Gì? Công Thức Tính Và ý Nghĩa
-
6 Tiêu Chí đánh Giá KHẢ NĂNG THANH TOÁN Của Doanh Nghiệp
-
Hệ Số Khả Năng Thanh Toán Lãi Vay Là Gì? Cách Tính Ra Sao?
-
Hệ Số Khả Năng Thanh Toán Lãi Vay. - ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
-
Công Thức Tính Hệ Số Khả Năng Thanh Toán Lãi Vay - Tài Chính 24H
-
Hệ Số Thanh Toán Là Gì? Cách Tính Hệ Số Thanh Toán Chính Xác - F88
-
Phân Tích Khả Năng Thanh Toán Lãi Vay
-
Hệ Số Khả Năng Thanh Toán Nợ Dài Hạn (H) - 123doc
-
Hệ Số Khả Năng Thanh Toán Lãi Vay - View Term - Stockbiz
-
21. Trắc Nghiệm - Tài Chính - Đề Số 21 - Vietstock
-
Công Thức Tính Hệ Số Khả Năng Thanh Toán Lãi Vay Chính Xác ...
-
Các Nhóm Chỉ Tiêu Thể Hiện Khả Năng Thanh Toán - Học Viện Tài Chính
-
Hệ Số Khả Năng Thanh Toán Lãi Vay Của Doanh Nghiệp - Tài Chính
-
[PDF] Yếu Tố Tác động Hệ Số Thanh Toán Hiện Hành Vốn Lưu động Vốn Chủ ...