Kỹ Thuật Sơn Inox: Hướng Dẫn Sơn Màu, Sơn Bóng 2K
Có thể bạn quan tâm
Inox là vật liệu được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực đời sống. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng của người dùng ngày càng cao, đặc biệt là về thẩm mỹ. Sơn inox trở thành giải pháp giúp các sản phẩm đa dạng hơn, màu sắc bắt mắt hơn. Hôm nay trong bài viết Đại Dương sẽ trình bày chủ đề về kỹ thuật sơn lên chất liệu inox. Bằng phương pháp sơn màu thông thường và phương pháp sơn bóng 2K cho inox đang là xu hướng hiện nay.
Nội dung chính
- Tại sao cần sơn lên inox?
- Các loại sơn trên bề mặt inox thông dụng
- Sơn bóng 2K là gì?
- Dùng sơn 2K để sơn inox – xu hướng tuyệt vời
- Hướng dẫn quy trình sơn inox siêu bám dính
- Những lưu ý khi sơn inox
Tại sao cần sơn lên inox?
Inox là một hợp kim của sắt và crom. Mặc dù là thép không gỉ và khả năng chống oxy hóa của inox rất tốt. Nhưng một số loại inox với tỉ lệ thành phần crom ít, sắt nhiều sẽ dẫn đến tuổi thọ sản phẩm không đồng đều nhau. Ví dụ, sản phẩm từ inox 201 sẽ có khả năng chống rỉ sét ít hơn sản phẩm từ inox 304 và 316.
Một số inox có độ dày mỏng hơn và không có khả năng chống trầy. Do đó, chúng cần một lớp phủ bên ngoài để bảo vệ cũng như gia tăng khả năng chống oxy hóa hơn. Ngoài ra, chúng còn giúp sản phẩm không bị bám bụi, rêu hay ẩm mốc dưới tác động của môi trường (hơi nước, nắng mưa…)
Đối với những inox có tỉ lệ crom ít, giá thành rẻ nhưng với sự kết hợp của sơn trên bề mặt inox sẽ giúp sản phẩm tăng độ bền, tiết kiệm chi phí hơn.
Ngoài ra sơn inox còn giúp tăng thẩm mỹ cho các sản phẩm, đáp ứng thị hiếu của đa dạng khách hàng.
Các loại sơn trên bề mặt inox thông dụng
Sơn màu lên inox: Sơn các màu sắc mong muốn khác nhau lên về mặt inox
Sơn vô hình: Hay còn gọi là phủ 2K, lớp sơn này giúp bề mặt inox gần như không có gì thay đổi. Nhưng giúp bảo vệ bề mặt của inox.
Sơn bóng 2K là gì?
Sơn bóng 2K là loại sơn hỗn hợp, có nguồn gốc là sự kết hợp của 2 thành phần khác nhau là nhựa acrylic polyol và chất đóng rắn. Hai thành phần này đều góp phần giúp bề mặt sơn trở nên siêu bám dính, bảo vệ bề mặt inox không bị trầy xước, rỉ sét hay ố vàng.
Sơn bóng 2K có loại sơn không màu (vô hình) hoặc có nhiều màu sắc để lựa chọn. Vì thế chúng được dùng nhiều ở ngành nội và ngoại thất.
Ngoài các loại sơn inox khác, sơn bóng 2K là một trong những loại sơn thông dụng nhất. Giúp bảo vệ bề mặt inox khỏi những tác động từ bên ngoài. Nhờ có nhiều ưu điểm nên nó được ứng dụng rất rộng rãi trong cả ngành công nghiệp lẫn ngành dân dụng.
Ưu điểm
Sơn 2K có nhiều ưu điểm khiến nó trở thành loại sơn được ưa chuộng:
-
Sử dụng được trên đa dạng các loại vật liệu như gỗ, kim loại, hợp kim, sắt, thép, inox, nhựa…
-
Có khả năng chống rỉ sét rất tốt: bảo vệ bề mặt khỏi những tác động có hại đến vật liệu. Đối với sản phẩm từ kim loại dễ gỉ như sắt, thép, sơn 2K cũng thể hiện công dụng hiệu quả vượt trội. Đối với inox, khi phủ một lớp sơn bóng 2K, sẽ càng làm tăng tuổi thọ và giá trị vốn có của inox.
-
Độ bền cao: màu sơn không bị phai trong thời gian dài, bề mặt sơn bóng, đẹp, trong và sáng, không bị trầy xước. Ngoài ra, còn chống được tia UV có hại.
-
Khả năng chống thấm nước tốt: So với các loại sơn khác, sơn 2K giúp chống thấm nước nên cũng phù hợp với các sản phẩm ngoại thất như lan can, cầu thang, cổng…
-
Không màu: Khi muốn giữ nguyên màu sắc thật của vật liệu ( ví dụ như inox). Sơn bóng 2K trong suốt không màu cực kì hiệu quả không chỉ giữ được màu thật mà còn bảo vệ vật liệu.
-
Ít ô vàng, kéo dài tuổi thọ cho vật dụng.
-
Lớp sơn dày dặn, bám dính tốt trên bề mặt. Đối với vật liệu có bề mặt đặc biệt như inox, sơn bóng 2K cũng thể hiện sự bám dính rất tốt.
-
An toàn: Hàm lượng kim loại có trong sơn ở mức an toàn nên cũng thích hợp với các sản phẩm gia dụng.
Có thể bạn chưa biết: Các tuyệt chiêu tẩy gỉ inox
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm trên, sơn bóng 2K cũng có một số hạn chế. Tuy nhiên, so với những ưu thế nổi trội của mình, sơn 2K vẫn chiếm được sự tin chọn của khách hàng.
-
Giá thành và chi phí thi công sơn 2K thường cao hơn các loại sơn khác.
-
Thời gian khô chậm hơn các loại sơn khác nên thời gian thi công thường lâu hơn.
-
Độ phủ của sơn 2K tốt nhưng cũng phụ thuộc vào tay nghề của người thợ. Cũng như bề mặt của vật liệu (bóng, nhám hay gồ ghề)
-
Cần phải pha sơn theo tỉ lệ được nhà sản xuất khuyến cáo (trên bao bì) thì mới đạt được độ bám dính hoàn hảo.
Dùng sơn 2K để sơn inox – xu hướng tuyệt vời
Inox vốn là loại vật liệu chống gỉ tốt, nhưng với yêu cầu khắt khe của thị trường; mong muốn một sản phẩm tốt hơn; tuổi thọ lâu hơn nữa; việc sử dụng một loại sơn đa năng như sơn bóng 2K khi sơn inox 304 là biện pháp tối ưu, ngày càng thịnh hành trong sản xuất. Cùng Đại Dương tìm hiểu ngay nhé.
Những lý do khiến sơn bóng 2K là một trong những lựa chọn tốt khi sơn inox:
-
Bề mặt inox láng, sơn bóng 2K siêu bám dính nên lớp sơn chắc chắn, không bị bong tróc, phồng hơi…
-
Gia tăng độ bền, sự chống rỉ sét cho inox, đặc biệt là ở môi trường ẩm ướt.
-
Sơn 2K không màu nên vẫn giữ được màu inox nguyên bản, giữ được nét đẹp sang trọng, sạch sẽ của inox.
-
Làm tăng vẻ đẹp và giá trị của sản phẩm inox
Hướng dẫn quy trình sơn inox siêu bám dính
Inox là loại vật liệu có màu bạc, bề mặt trơn, bóng hoặc mờ, độ bám dính khác với các loại vật liệu khác. Đối với sắt, thép nên sơn màu lên inox cũng cần phải có kỹ thuật chuẩn xác. Nhờ đó, lớp sơn không dễ bị bong tróc hoặc hư hại theo thời gian.
Sơn inox phải đáp ứng các yêu cầu:
- Độ bám dính chắc chắn
- Độ mịn như sơn tĩnh điện để đảm bảo thẩm mỹ
-
Chống trầy xước, chịu được tác động như va đập, chống bong tróc.
Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu:
- Máy phun sơn/ súng phun sơn
- Dung môi pha sơn
- Dung dịch đông cứng
- Sơn inox chuyên dụng
Quy trình sơn inox:
-
Bước 1: Vệ sinh bề mặt sản phẩm cần sơn
Dùng khăn mềm thấm ướt với dung dịch dung môi. Sau đó, lau lên bề mặt inox sao cho không còn bụi bẩn, dầu mỡ hay tạp chất nào. Khi vệ sinh, cần lau đều tay để chắc chắn không bỏ qua khu vực nào trên bề mặt.
- Bước 2: Lắc sơn
Bước này giúp sơn được đồng đều
- Bước 3: Pha sơn
Tiến hành pha sơn với dung dịch đông cứng và dung dịch dung môi theo đúng tỉ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất. Để màu sơn cũng như chất liệu thành phẩm được tốt nhất. Tỉ lệ khuyến cáo là 6:1:3 là 6kg sơn: 1lít dung dịch đông cứng: 3 ít dung dịch dung môi. Sau khi pha sẽ được hỗn hợp là 10lít.
Khuấy đều hỗn hợp khoảng 5 phút, sau đó để khoảng 15 phút nữa trước khi phun sơn lên sản phẩm.
- Bước 4: Phun sơn
Tiến hành phun trực tiếp lên sản phẩm và không cần sơn lót trước một lớp cũng được. Lưu ý phun đều tay để bề mặt sản phẩm được hoàn hảo nhất. Nếu khéo léo, bạn có thể sẽ có một sản phẩm với bề mặt mịn như sơn tĩnh điện mà độ bám dính tốt; kéo dài tuổi thọ của sản phẩm hơn nữa.
Đối với loại sơn bóng 2K, quy trình sơn lên inox cũng bắt đầu từ việc làm sạch. Sau đó dùng cọ hoặc chổi hoặc máy phun sơn. Phun đều tay để tạo độ phủ hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, ở bước pha dung dịch, cần lưu ý pha đúng tỉ lệ (được khuyến cáo trên bao bì hộp sơn). Tỉ lệ pha loãng không >10% nếu dùng cọ và không >20% nếu dùng súng phun sơn.
Những lưu ý khi sơn inox
Sau khi pha, hỗn hợp sơn có thể sử dụng được trong khoảng 4 tiếng. Cần lưu ý khoảng thời gian này để lớp sơn có chất lượng tốt nhất.
Vì inox là loại vật liệu đặc biệt, bề mặt của nó trơn nhẵn hơn nhiều. Nên độ bám dính cũng có những đòi hỏi nhất định. Không phải bất cứ loại sơn nào cũng có thể dùng để sơn lên inox. Cần phải dùng sơn inox chuyên dụng và dung môi pha sơn kết hợp với pha đúng tỉ lệ. Lưu ý loại sơn, thành phần sơn để thực hiện kỹ thuật sơn bề mặt kim loại của inox cho đúng.
Sơn inox hiện nay có loại 1 thành phần và loại 2 thành phần:
Gốc Alkyd hoặc gốc Acrylic
Loại này thường chúng ta không cần phải sơn một lớp sơn lót để chống rỉ. Cấu tạo của sơn 1 thành phần có độ bám dính ở mức tương đối. Thời gian thực hiện cũng khá nhanh chóng. xem thêm thông tin về các loại sơn phủ
Sơn mạ kẽm
Với loại 2 này thì độ bám dính cao hơn, bền hơn nhờ có lớp chống rỉ epoxy bên trong. Loại sơn này cũng phù hợp cho nhiều loại bề mặt inox hay các sản phẩm vật liệu khác. Tuy nhiên, quy trình thực hiện công phu hơn và giá thành cũng cao hơn.
Ứng dụng loại sơn phù hợp với sản phẩm và mục đích sử dụng. Điều này sẽ giúp gia tăng tối đa công dụng và giảm thiểu chi phí. Cụ thể, với sản phẩm inox sử dụng ở môi trường bình thường, ít tác động, sơn inox thường có thể đáp ứng tốt. Còn đối với sản phẩm có quy mô lớn như công trình, điều kiện môi trường tác động nhiều. Người dùng nên sử dụng sơn mạ kẽm có lớp chống rỉ để tăng tối đa khả năng bảo vệ.
Bài viết liên quan: Thép mạ kẽm có bền không?
Kỹ thuật sơn inox là một phương pháp giúp cho các sản phẩm ưu việt về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, đáp ứng được những nhu cầu khắt khe của thị trường. Do đó, ngày càng nhiều nhà sản xuất ứng dụng vào các sản phẩm của mình. Góp phần giúp thị trường ngành inox phong phú và phát triển hơn.
Ban biên tập: Đại Dương
5 / 5 ( 1 vote )Từ khóa » Cầu Thang Inox Có Sơn được Không
-
Inox Có Sơn được Không? Quy Trình Sơn Lên Inox Chuẩn - ROY
-
Cầu Thang Inox Và Những điều Cần Biết
-
Inox Có Sơn được Không - DECOR PAINT
-
Sơn Inox - Bí Quyết để Các Sản Phẩm Inox Bền Và đẹp - Inoxmaubaoan
-
Vì Sao Nên Chọn Cầu Thang Sắt Sơn Tĩnh điện?
-
Inox Có Sơn được Không?
-
Tất Tần Tật Những điều Cần Biết Về Cầu Thang Inox Khi Lắp đặt
-
Dịch Vụ Sơn Cầu Thang Sắt, Cầu Thang Inox đẹp Uy Tín Tại Hà Nội
-
Inox Có Sơn được Không? Inox Sơn Tĩnh điện?
-
Hướng Dẫn Làm Mới Cầu Thang Sắt
-
Cầu Thang Gỗ Và Cách đánh Bật Các Vết Bẩn Cứng đầu
-
Những điều Cần Biết Khi Chọn Lắp đặt Cầu Thang Inox - Trangkim
-
Thi Công Cầu Thang Inox Bao Nhiêu Tiền Tại Sơn Tây – Hà Nội ?