Kỹ Thuật Sơn Mài Và Khảm Trai.

Nghề Kỹ thuật sơn mài khảm trai

1.Giới thiệu chung về khoa Mỹ nghệ và ngành Kỹ thuật sơn mài khảm trai

Khoa Mỹ nghệ trường Cao đẳng Kỹ thuật – Mỹ nghệ Việt Nam được thành lập vào năm 2007 và được nhà trường giao nhiệm vụ đào tạo các nghề: Kỹ thuật sơn mài khảm trai và nghề Gia công và thiết kế sản phẩm Mộc. Trải qua 15 năm thành lập và phát triển, khoa Mỹ nghệ ngày càng phát triển lớn mạnh. Hàng năm, đào tạo hàng trăm sinh viên ra trường, tỉ lệ việc làm là đạt 100%, với mức lương trung bình 9-10tr/ tháng.

Với mong muốn tạo ra đội ngũ lao động trẻ có tay nghề, có kỹ năng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, trường Cao đẳng Kỹ thuật – Mỹ nghệ Việt Nam nói chung và khoa Mỹ nghệ nói riêng đang từng bước học hỏi, cố gắng phát triển, nâng cao năng lực đào tạo nghề để trở thành lựa chọn hàng đầu cho các bạn trẻ có nhu cầu học nghề ở khu vực miền Bắc.

Sơn mài được coi là một trong các chất liệu hội họa ở Việt Nam. Đây là sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn (nghề sơn ta) thủ công truyền thống của Việt Nam thành kỹ thuật sơn mài. Kỹ thuật mài là điểm khác biệt lớn giữa đồ thủ công sơn mỹ nghệ và tranh sơn mài Việt Nam.

Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai, v.v. vẽ trên nền vóc màu đen. Đầu thập niên 1930, những họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre, v.v. và đặc biệt đưa kỹ thuật mài vào tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo để sáng tác những bức tranh sơn mài thực sự. Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó. Tranh có thể được vẽ rồi mài nhiều lần tới khi đạt hiệu quả mà họa sĩ mong muốn. Sau cùng là đánh bóng tranh.

Khảm trai là một nghề cần nhiều công sức, lắm công phu. Để có được một sản phẩm khảm trai tinh xảo, sống động, người nghệ nhân phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau: từ vẽ mẫu, cắt theo họa tiết mẫu, dán miếng cắt đó vào gỗ và đục theo các họa tiết, đến dán miếng trai, dùng đá mài mài phẳng và dùng dao bằng thép tách tỉa ra các họa tiết nhỏ, dùng giấy ráp đánh cho nổi họa tiết lên. Cuối cùng toàn bộ sản phẩm sẽ được đánh vécni cho bóng lên để các họa tiết nổi lên sống động như một bức tranh. Nét nổi bật của sản phẩm khảm trai Chuôn Ngọ là những mảnh trai không vỡ, luôn phẳng, đục gắn xuống gỗ rất khít. Việc lựa chọn vỏ trai, vỏ ốc, hay vỏ hến cho phù hợp với sản phẩm sắp làm ra cũng là một khâu rất quan trọng. Vỏ trai có nhiều loại: trai cánh mảnh nhỏ, sẫm màu; trai thịt trắng, vỏ mình dầy; trai Nông Cống (Thanh Hóa) có nhiều vân. Ốc biển phải là ốc xà cừ, có nhiều ở vùng biển Quy Nhơn, Quảng Nam Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết. Hến biển chỉ có loại vỏ xác, thường có nhiều ở Quy Nhơn là dùng làm khảm trai được. Ngoài ra còn có một thứ vỏ trai đặc biệt gọi là Cửu Khổng (vì có 9 lỗ vỏ ở phía mép vỏ), có vân màu sắc phong phú hơn mầu cầu vồng. Muốn làm hàng mặt nổi như: núi non, cánh phượng, cánh công, phải tìm bằng được Cửu Khổng. Nhờ bàn tay khéo léo, tài hoa và óc sáng tạo phong phú của người nghệ nhân mà những mảnh trai vô tri vô giác bỗng chốc trở thành những bức tranh sống động có giá trị văn hóa, nghệ thuật cao.

Chương trình đào tạo nghề Kỹ thuật Sơn mài - Khảm trai:

TT

Các môn học/ mô đun

MĐ 11

Chuẩn bị dụng cụ, nguyên, vật liệu sơn mài

MĐ 12

Pha chế sơn

MĐ 13

Làm vóc

MĐ 14

Vẽ sơn mài truyền thống

MĐ 15

Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu khảm trai

MĐ 16

Khảm hoa văn trang trí

MĐ 17

Khảm hoa lá, cây cảnh

MĐ 18

Khảm con giống

MĐ 19

Khảm kiến trúc

MĐ 20

Khảm ngư­ời

MĐ 21

Trang sức sản phẩm khảm trai

II.3

Môn học, mô đun tự chọn

MĐ 22

Vẽ tranh sơn mài tứ quý bốn mùa

MĐ 23

Vẽ tranh sơn mài tứ linh

MĐ 24

Khảm hạt trang trí

MĐ 25

Khảm con giống thuộc loài chim

  1. Đối tượng và hình thức tuyển sinh

TT

Trình độ

đào tạo

Thời gian đào tạo

Cấp bằng

Đối tượng tuyển sinh

Học phí

Hồ sơ

đăng ký

1

Cao đẳng Kỹ thuật sơn mài khảm trai

(6210412)

3 năm

Kỹ sư

thực hành

 

Tốt nghiệp THPT, bổ túc văn hóa hoặc tương đương.

900.000đ/ tháng

 

Phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu quy định;

Sơ yếu lý lịch;

Ảnh mầu cỡ 4x6 ( 4 ảnh), cỡ 3x4 (2 ảnh);

giấy chứng nhận là đối tượng ưu tiên (nếu có);

Bản sao có công chứng các giấy tờ sau: Học bạ; Bằng tốt nghiệp THPT, THCS hoặc tương đương; Giấy khai sinh; Sổ hộ khẩu

2

THPT kết hợp Cao đẳng 

(6210412)

4 năm

 

Kỹ sư

thực hành

 

Tốt nghiệp THCS

Mức thu như sau:

-Chương trình trung cấp 2 năm: Miễn học phí 

-Học liên thông từ trung cấp lên cao đẳng 2 năm: 900.000đ /tháng

3

Trung cấp Kỹ thuật sơn mài khảm trai

 (5210412)

2 năm

 

Trung cấp

 

Tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT, THCS.

800.000đ/ tháng

Hình thức xét tuyển:

Xét tuyển học bạ

Thời gian khai giảng:

Theo thông báo tuyển sinh

Tải hồ sơ xét tuyển tại đây 

  1. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:

 Sau khi tốt nghiệp, trường Cao đẳng Kỹ thuật – Mỹ nghệ Việt Nam cam kết 100% bố trí việc làm cho sinh viên. Học sinh sinh viên có thể tin tưởng đến với trường Cao đẳng Kỹ thuật – Mỹ nghệ Việt Nam như một địa chỉ đào tạo nghề tin cậy ở miền Bắc Việt Nam.

     Tìm thiểu thêm các nghề đào tạo của trường tại đây.

  1. Đăng ký xét tuyển:

Đăng ký xét tuyển trực tuyến tại website của nhà trường bằng cách sau:

 Click vào mục Đăng kí ngay trên Website của nhà trường (https://vcth.edu.vn/), điền thông tin theo yêu cầu.

Nơi đăng kí nhận hồ sơ và nhập học:

- Hồ sơ đăng ký trực tuyến Fanpage: facebook.com/ktmnvn và Website: www.vcth.edu.vn

- Hoặc nộp trực tiếp, gửi qua Bưu điện theo địa chỉ:

Phòng Tuyển sinh và Hỗ trợ việc làm

- Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam

- Khu Nội thương, Dương Xá, Gia Lâm, TP Hà Nội

- ĐT: 024.36780857 - 0984308585

 

Ban truyền thông

Từ khóa » Tranh Son Mai My Nghe Viet