KỸ THUẬT SƠN VÀ QUY TRÌNH SƠN PU CƠ BẢN - Sơn Opec Paint
Có thể bạn quan tâm
Quy trình sơn PU cơ bản
Bước 1 : Sau khi chà nhám đạt yêu cầu, tùy theo mẫu màu sơn yêu cầu có để nguyên thớ gỗ hay sơn bóng mà quyết định bả bột hay không bả bột. Tuy nhiên phần lớn đối với hệ sơn Pu đều sử dụng mẫu sơn bóng bề mặt. Khi thực hiện bã bột, cũng cần chú ý trên mẫu sơn có yêu cầu thể hiện các đường vân gỗ hay không? Nếu có thì bột bã phải là bột màu ( thông thường bột đen hoặc nâu). Việc thực hiện bước bã bột này là cần thiết nhằm lấp đầy các tim gỗ cũng như các khuyết tật nhở trên bề mặt. Nếu không thực hiện bước này sẽ tốn rất nhiều công sức và nguyên liệu để trám các khe hở này sau khi sơn.
Bước 2 : Vì nền gỗ có những điểm khác biệt so với kim loại là màu của nó không đồng nhất nên cần phải có các bước chỉnh sửa màu nền của gỗ. Việc pha màu phụ thuộc vào mẫu màu cũng như loại gỗ đang sử dụng.
Bước 3 : Sơn lót lần 1(siller) . Đây là lớp sơn không màu, thông thường được pha theo tỷ lệ 2 :1 : 3 (2 lót : 1 cứng : 3 xăng) ==> Tỷ lệ này cũng có thể gia, giảm hoặc thêm các chất phụ gia khác nhằm điều chỉnh tốc độ bay hơi của sơn. Trong điều kiện thời tiết nóng, việc bốc hơi nhanh sẽ làm cho bề mặt sơn bị nỗi tim hoặc tệ hơn là nỗi bọt khí, sẽ mất nhiều công sức để sữa chữa. Ở bước này đã lấp gần đầy các tim gỗ. Nếu làm tốt, với các loại tim gỗ nhỏ và đã thực hiện tốt bước bã bột trước đây, thì có thể chỉ cần một bước sơn lót để giảm chi phí, nguyên liệu và nhân công. Từng bước sơn lót (siller) cần phải chà nhám, trám trét các khuyết tật còn lại.
Bước 4: Sơn màu lần 1. Việc pha màu do thợ sơn có kinh nghiệm quyết định. Để tránh màu không đều hoặc quá đậm, sơn màu lần một này chỉ sơn khoảng 90% mẫu màu yêu cầu.
Bước 5 : Sơn màu lần 2, hoàn thiện 100% mẫu màu yêu cầu . Lần sơn này người thợ sơn sẽ sơn đậm hơn các chỗ còn thiếu màu. Ở bước này cần bố trí thợ sơn có kinh nghiệm để thực hiện.
Bước 6 : Sơn lót lần 2. Lớp sơn này chỉ cần vừa đủ mỏng để giữ lớp màu không bị bong tróc khi chà nhám, cũng như trám trét các khuyết tật còn lại, lần sơn lót này, sau khi chà nhám phải đạt 100% bề mặt và không còn các khuyết tật. Chà nhám đạt yêu cầu, kiểm tra hoàn thiện các khuyết tật nếu có lần cuối trước khi sơn phủ (bóng hoặc mờ)
Bước 7: Phun sơn phủ (bóng hoặc mờ) tùy theo mẫu sơn mà chọn sơn phủ (bóng hoặc mờ) thích hợp. Thường thì tỷ lệ pha cúng phải theo tỷ lệ 2 :1 :3 (2 sơn phủ + 1 cứng + 2,5 hoặc 3 dung môi) Tỷ lệ pha này có thể gia giảm hoặc thêm các phụ gia khác tùy theo điều kiện thời tiết và kinh nghiệm của thợ sơn. Lưu ý, ngoài sự cố nỗi bọt với lớp lót thì nếu trong buổi tối, sáng sớm, lúc trời có nhiều sương mù màng sơn bóng rất dễ bị mờ do bão hòa hơi nước trên bề mặt sơn, vì vậy cần pha thêm phụ gia để làm chậm tốc độ bay hơi. Đây là lớp sơn hoàn thiện quyết định rất nhiều đến chất lượng của lớp sơn nên người thợ cần có kinh nghiệm khi thực hiện bước này. Điều kiện phòng sơn phải đạt yêu cầu không có bụi bẩn, nhất là đối với các sản phẩm sơn yêu cầu có độ bóng cao.
Từ khóa: kỹ thuật sơn gỗ, sơn gỗ pu, kỹ thuật sơn gỗ PU cơ bản
Quay lạiTừ khóa » Cách Sơn Pu Cửa Gỗ
-
Tiêu Chuẩn Pha Sơn Pu Và Kỹ Thuật Sơn Gỗ đẹp, Bền, Màu Mịn
-
Cách Pha Sơn PU Hệ Mờ để Sơn Cửa Gỗ - YouTube
-
Hướng Dẫn Pha Chế Sơn PU Và Cách Sơn PU Trên đồ Gỗ
-
Quy Trình Sơn Lại Cửa Gỗ Cũ - Xưởng đồ Gỗ Quang Tùng
-
Cách Pha Chế Sơn PU Và Kỹ Thuật Sơn PU Trên đồ Gỗ
-
Cách Pha Chế Sơn Pu Và Cách đánh Sơn Pu Bằng Tay Chuẩn
-
Cách Pha Sơn PU Cho đồ Gỗ Nội Thất
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Tự Sơn Cửa Gỗ Tại Nhà
-
Cách Lựa Chọn Và Quy Trình Sơn Cửa Gỗ đúng Cách Có độ Bền Cao
-
Quy Trình Sơn Pu Của Gỗ Màu Trắng, Cách Sơn Gỗ Thành Màu Trắng
-
Cách Tự Sơn đồ Gỗ, Cửa Gỗ Sang Màu Trắng đẹp
-
Quy Trình Sơn đồ Gỗ Cũ Với Sơn Gỗ Woodstain Finish - Sơn Lotus
-
Cách Tự Pha Chế Và Quét Sơn PU Cho đồ Gỗ Không Cần Thợ
-
Sơn PU Là Gì? Hướng Dẫn Quy Trình Pha Sơn PU Đồ Gỗ Nội Thất