Kỹ Thuật Sử Dụng Thuốc Trừ Cỏ An Toàn, Hiệu Quả Trong Sản Xuất Trồng ...
Có thể bạn quan tâm
Ảnh: Ruộng lúa bị ngộ độc thuốc trừ cỏ
Cỏ dại được coi là một trong những đối tượng gây hại rất quan trọng làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất cây trồng do cỏ dại cạnh tranh với cây trồng về ánh sáng, dinh dưỡng và nước làm cho cây trồng không dủ điều kiện sinh sống nên sinh trưởng và phát triển kém; cỏ dại còn là ký chủ của sâu bệnh và tạo điều kiện sinh thái thích hợp cho sự phát triển của sâu bệnh; bên cạnh đó cỏ dại làm tăng thêm giá thành sản phẩm do việc xử lý cỏ dại phải tốn thêm cộng và những phương tiện máy móc, nhiên liệu, hoá chất đã làm tăng chi phí, tăng giá thành trong sản xuất nông nghiệp...
Hiện nay, để xử lý cỏ dại thuốc trừ cỏ được người dân coi là biện pháp ưu việt, hữu hiệu nhất, được sử dụng rất rộng rãi phổ biến trong nhiều lĩnh vực từ trồng trọt, lâm nghiệp, vệ sinh phát quang…. Trong sản xuất nông nghiệp tại Quảng Ninh, với tình trạng thiếu lao động và áp lực về mở rộng diện tích, trình độ thâm canh của người dân như hiện nay, việc sử dụng thuốc trừ cỏ là điều không thể tránh khỏi, ngay như đối với sản xuất lúa, các diện tích gieo sạ gần như 100% diện tích phải sử dụng thuốc trừ cỏ ít nhất 1 lần.
Lý do đầu tiên phải kể đến là sử dụng thuốc trừ cỏ giúp tiết kiệm được đáng kể chi phí so với các biện pháp khác, ít tốn công lao động. Qua theo dõi và khảo sát thực tế, tại Quảng Ninh người dân có thể tiết kiệm trên 50% chi phí để trừ cỏ bằng thuốc trừ cỏ trên cùng một đơn vị diện tích so với biện pháp thủ công. Đồng thời sử dụng thuốc trừ cỏ có thể sử dụng vào nhiều thời điểm khác nhau, nhanh chóng trên diện rộng....
Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc trừ cỏ đặc biệt là thuốc trừ cỏ hóa học trong sản xuất đang dấy lên mối lo ngại sâu sắc về những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến cây trồng, môi trường, đến chất lượng nông sản cũng như sức khỏe của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của nông nghiệp do thuốc trừ cỏ có khả năng tiêu diệt vi sinh vật có ích, gây mất cân bằng hệ sinh thái.
Để giảm thiểu những tác động tiêu cực của thuốc trừ cỏ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo chỉ sử dụng thuốc trừ cỏ khi thật cần thiết và lựa chọn các loại thuốc cỏ có tính chọn lọc, có độ độc thấp, thân thiện với môi trường. Khi sử dụng thuốc trừ cỏ phải theo hướng dẫn trên nhãn mác và nghiêm túc thực hiện nguyên tắc “4 đúng” như sau:
(1) Đúng thuốc: cần chọn loại thuốc phù hợp với đối tượng cỏ dại muốn diệt, bao gồm yêu cầu ít độc hại đối với người, động vật và môi trường. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc cấm, thuốc không rõ nguồn gốc, không có trong danh mục thuốc trừ cỏ được phép sử dụng tại Việt Nam như các loại thuốc trừ cỏ có hoạt chất 2,4D và Paraquat.
(2) Đúng lúc: cần sử dụng loại thuốc phù hợp với tình trạng cỏ dại tại thực địa. Ví dụ đối với cây lúa, thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm phun sau khi gieo sạ từ 0-3 ngày (tốt nhất nên phun ngay sau khi sạ xong hoặc sáng sạ chiều phun thuốc); Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm sớm phun khi cỏ đã mọc từ 1-2 lá (tương đương sau khi gieo sạ 4-7 ngày). Đối với thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm muộn thì phun khi cỏ mọc từ 2,5-3 lá (tương đương sau khi gieo sạ 8-15 ngày). Không phun khi thời tiết nắng nóng hoặc trời chuẩn bị mưa to, gió lớn.
(3) Đúng nồng độ và liều lượng: Nồng độ và liều lượng các loại thuốc trừ cỏ luôn được ghi trên nhãn thuốc, người sử dụng cần đọc kỹ và tuân thủ thực hiện đúng để đảm bảo hiệu quả thuốc và an toàn cho người sử dụng và môi trường xung quanh. Ngoài ra cần chú ý luôn dùng nước sạch khi pha thuốc trừ cỏ để đảm bảo thuốc không bị giảm tác dụng.
(4) Đúng cách: Pha, trộn và phun, rải thuốc đều, theo đúng hướng dẫn của từng loại thuốc để đảm bảo hiệu quả tác động lên cỏ dại và không ảnh hưởng tới cây trồng. Ví dụ sử dụng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm đối với lúa cấy thì mực nước trong ruộng không được vượt điểm sinh trưởng của cây...
Ngoài ra, không nên tự ý hỗn hợp nhiều loại thuốc trừ cỏ khi phun cũng như không nên kết hợp pha chung với thuốc trừ sâu, trừ bệnh. Sau khi sử dụng phải xử lý, thu gom vỏ bao gói thuốc trừ cỏ vào đúng nơi quy định; không sử dụng thuốc trừ cỏ và đổ thuốc trừ cỏ dư thừa sau sử dụng đầu nguồn nước.
Từ khóa » Cây Lúa Bị Ngộ độc Thuốc Cỏ
-
Người Dân Hốt Hoảng Trước Hiện Tượng Cây Lúa Bị “ngộ độc” Sau Khi ...
-
Nhiều Diện Tích Lúa Xuân Xã Bản Qua Bị Ngộ độc Thuốc Diệt Cỏ
-
Top 15 Cách Xử Lý Lúa Bị Ngộ độc Thuốc Cỏ
-
APN - HƯỚNG DẪN CỨU RUỘNG LÚA PHUN NHẦM THUỐC CỎ ...
-
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Giúp Cây Nếp Phục Hồi Khi Bị ảnh Hưởng Bởi ...
-
Lúa Chết Hàng Loạt Sau Khi Dùng Thuốc Trừ Cỏ - Công An Nghệ An
-
Phun Thuốc Trừ Cỏ Cho Lúa đúng Cách - AgriDrone
-
Nông Dân Kêu Trời Vì Thuốc Diệt Cỏ Làm Lúa "tịt" đòng
-
Cần Hết Sức đề Phòng Lúa Xuân Bị Ngộ độc Thuốc Trừ Cỏ
-
Vĩnh Hòa: Lúa Đông Xuân Bị Chết Do Thuốc Diệt Cỏ - Báo Bình Định
-
I. Hiện Tượng Lúa Bị Ngộ độc Phèn
-
Các Hiện Tượng Ngộ độc Trên Cây Lúa Và Giải Pháp Khắc Phục
-
Biện Pháp Khắc Phục, Hồi Sinh Cây Trồng Bị Ngộ độc Phân Bón, Thuốc ...