Kỹ Thuật Tắm Cho Người Bệnh Tại Giường | Cleanipedia

Tại sao việc vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân lại quan trọng?

Với người bình thường, việc tắm hàng ngày là điều cần thiết phải làm để loại bỏ đi lớp bụi bẩn sau một ngày hoạt động. Những người trẻ tuổi có thể tắm thường xuyên hơn nếu họ muốn và họ không gặp vấn đề gì về lưu lượng máu.

Tuy nhiên, đối với các người bệnh không thể di chuyển tốt hoặc không thể di chuyển được cần được tắm trên giường. Bạn có thể tắm toàn bộ trên giường mà không làm ướt ga trải giường.

Đối với người lớn tuổi, bạn có thể tắm cho bệnh nhân 2,3 lần mỗi tuần. Tắm rửa thường xuyên giúp người thân của bạn cảm thấy sảng khoái và sạch sẽ. Làn da khỏe mạnh và có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Đây là cơ hội thích hợp để kiểm tra da để tìm vết loét hoặc phát ban từ đó đưa ra các phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.

Người phụ nữ mặc đồng phục y tế đang chăm sóc cho bệnh nhân nằm trên giường bệnh trong phòng bệnh viện.

Vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân rất quan trọng

Vệ sinh cá nhân cho người bệnh là một công việc quan trọng, đòi hỏi sự kiên nhẫn và hiểu biết của người chăm sóc. Vì vậy, bạn cần nắm kỹ những quy trình cơ bản và nội dung cần lưu ý trên để thực hiện cách tắm rửa và chăm sóc cho người thân. 

Ngoài ra bạn có thể tham khảo và sử dụng dịch vụ chăm sóc người bệnh của bTaskee chỉ 60 giây đặt lịch: https://www.btaskee.com/cham-soc-nguoi-benh/

Mục đích tắm cho người bệnh tại giường

  • Để giữ da sạch sẽ, phòng ngừa viêm nhiễm qua da và các bệnh về da.

  • Tăng cường sự tuần hoàn và giúp sự bài tiết của da được dễ dàng.

  • Đem đến sự thoải mái cho người bệnh.

Chống chỉ định

  • Người bệnh sau phẫu thuật, mê man

  • Người bệnh bị bệnh quá nặng, huyết động không ổn định, có nguy cơ ngừng tuần hoàn.

  • Người bệnh đa vết thương.

Chỉ định

  • Người bệnh nằm lâu tại chỗ không tự làm được (người bệnh bị gãy xương, liệt).

  • Người bệnh sau phẫu thuật thần kinh tình trạng bệnh đã ổn định.

Chuẩn bị

Người thực hiện

02 điều dưỡng viên.

Người bệnh

  • Điều dưỡng: thăm hỏi người bệnh, giới thiệu tên, chức danh của mình. 

  • Giải thích cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh biết việc mình sắp làm để họ yên tâm.

  • Giúp bệnh nhân đi đại tiện hoặc tiểu tiện trước (nếu người bệnh tỉnh)

Người chăm sóc đang chăm sóc cho một người phụ nữ lớn tuổi nằm trên giường bệnh.

Giải thích cho người bệnh biết việc mình sắp làm để họ yên tâm

Dụng cụ

  • Thau đựng nước ấm (xô nước ấm).

  • Ca đựng dung dịch vệ sinh.

  • Hai khăn bông nhỏ.

  • Hai khăn bông lớn.

  • Xà phòng tắm.

  • Lược chải tóc.

  • Dụng cụ bấm móng tay.

  • Bộ quần áo.

  • Bình phong.

  • Vải đắp.

  • Bồn hạt đậu + gạc.

  • Kềm kocher.

  • Dung dịch vệ sinh (Gynofar/NaCl 0,9%)

  • Cồn 900

  • Thuốc phòng chống loét (sanyrene).

  • Găng sạch.

  • Bô dẹt.

  • Tấm nilon

Hồ sơ bệnh án

Có kèm theo phiếu theo dõi và chăm sóc người bệnh.

Tiến hành kỹ thuật 

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ

Bước 2: Kiểm tra người bệnh

  • Đối chiếu với hồ sơ bệnh án.

  • Nhận định toàn trạng người bệnh.

  • Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp.

Bước 3: Thực hiện kỹ thuật

  • Điều dưỡng rửa tay và đeo khẩu trang.

  • Mang dụng cụ đến kế bên giường bệnh.

  • Tắt quạt, đóng cửa, che bình phong.

  • Mang găng, trải tấm nilon dưới vùng mông người bệnh.

  • Phủ khăn đắp che cho người bệnh.

  • Cởi bỏ quần áo người bệnh và cho vào túi đựng đồ bẩn.

  • Tiến hành quy trình tắm: tắm lần lượt các phần: (động tác tắm chà theo hình xoắn ốc và theo trình tự: làm ướt - tắm xà phòng - tắm sạch - lau khô - trải tấm nilon, khăn bông bên dưới phần muốn tắm.

Rửa mặt: (không cần rửa với xà phòng). 

+ Lót khăn lông lớn dưới đầu hoặc quanh cổ người bệnh.

+ Dùng khăn bông nhỏ làm ướt khăn bằng nước ấm lau mặt theo trình tự: mắt, trán, má, mũi, quanh miệng, cằm, tai, cổ, gáy. Sau đó lau khô.

Tắm tay:

+ Tay xa: tay chéo trước ngực, trải khăn bông dưới cánh tay.

+ Tay gần: tay dọc theo thân người, trải khăn lông dưới cánh tay.

+ Hai bàn tay: trải khăn bông, để tấm nilon ở dưới, để thau nước lên trên bên cạnh giường, cho từng bàn tay người bệnh vào thau nước, rửa sạch, cắt móng tay (nếu cần), lau khô.

Tắm ngực - bụng:

+ Nam: tắm ngực thì che bụng và ngược lại.

+ Nữ: tắm trong khăn để người bệnh được kín đáo.

Tắm chân:

+ Chân xa, chân gần: Trải tấm nilon sau đó trải khăn bông dưới chân.

+ Hai bàn chân: quấn mền để người bệnh kín đáo, lót khăn ở dưới, đặt thau nước lên trên, cho lần lượt từng chân vào thau, rửa sạch.

Tắm bộ phận sinh dục:

+ Đặt người bệnh nằm ngửa, đặt bô dẹt dưới mông, đặt bồn hạt đậu giữa 2 đùi.

+ Người bệnh là nam: Tay cầm gạc nâng nhẹ dương vật lên, dùng kềm kocher gắp gạc rửa quanh lỗ tiểu, rộng ra xung quanh dọc theo dương vật từ trên xuống, chú ý các nếp bao quanh quy đầu. Cuối cùng rửa hậu môn, thấm khô.

+ Người bệnh là nữ: Dùng kềm kocher gắp gạc rửa vùng sinh dục, chú ý rửa kỹ các nếp, rửa từ trên xuống dưới. Mỗi lần rửa phải thay gạc mới. Cuối cùng rửa phần hậu môn và thấm khô.

Tắm lưng - mông:

+ Lưng: để người bệnh nằm nghiêng hoặc sấp, lót nilon và khăn dọc theo lưng.

+ Mông: trải nilon và khăn dọc theo mông.

+ Thực hiện massage vùng mông – lưng: thoa cồn, phấn khắp da.

  • Mặc quần áo mới cho người bệnh, trải lại drap giường (nếu cần).

  • Chải suôn tóc.

  • Báo cho người bệnh biết việc đã xong, giúp người bệnh nằm lại tư thế tiện nghi.

Bước 4: Dọn dẹp dụng cụ

  • Đồ vải, khăn gửi đi giặt.

  • Rửa dụng cụ bằng xà bông, nước, lau khô và trả về chỗ cũ.

  • Rửa tay sát khuẩn.

Bước 5: Ghi hồ sơ

  • Ngày giờ tắm.

  • Tình trạng da của người bệnh trong và sau khi tắm. 

  • Phản ứng của người bệnh nếu có.

  • Tên người điều dưỡng thực hiện.

Hai y tá đang rửa đầu cho bệnh nhân.

Tắm rửa thường xuyên giúp người bệnh sạch sẽ thoải mái, ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm

Những điểm cần lưu ý

  • Thay nước mỗi khi nước bẩn và thay nước mới khi tắm sang vùng khác của cơ thể.

  • Khăn lau từng vùng cơ thể phải riêng.

  • Nên tắm cho người bệnh trước bữa ăn. Nếu tắm sau bữa ăn thì cần cách xa1h để khỏi ảnh hưởng đến tiêu hóa.

  • Tránh để người bệnh bị nhiễm lạnh trong suốt thời gian tắm.

  • Động tác chà khăn khi tắm theo hình xoắn ốc. Động tác tắm thật tế nhị nhất là đối với người bệnh khác giới.

  • Lau khô da với động tác kích thích tuần hoàn về tim.

  • Tắm bên xa trước, bên gần sau.

  • Giữ cho người bệnh được kín đáo khi tắm (chỉ để lộ phần muốn tắm, những phần khác che cho người bệnh kín đáo).

  • Động tác xoa bóp: thoa nhẹ à nhồi sâu à thoa nhẹ.

  • Không xoa bóp những vùng da bị ửng đỏ.

  • Mang găng tay sạch khi người bệnh có các bệnh lý về da và tổn thương da.

  • Trong suốt quá trình tắm, nên theo dõi các dấu hiệu như: những vùng da bất thường nóng, đỏ, sưng, khó chịu và đau đặc biệt là ở chân vì đây là dấu hiệu sớm của huyết khối tĩnh mạch sâu.

Thông tin liên hệ

Mọi thông tin về dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, chăm người già; xin vui lòng liên hệ:

  • Công ty TNHH bTaskee

  • 284/25/20 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh

  • Tổng đài: 1900 636 736

  • Email: support@btaskee.com

  • Website: https://www.btaskee.com

>>> Xem thêm các dịch vụ tiện ích khác đang có trên app bTaskee:

  • Dịch vụ giúp việc nhà theo giờ

  • Dịch vụ giặt nệm tại nhà

  • Dịch vụ giặt rèm cửa tại nhà

  • Dịch vụ giặt ghế sofa

  • Dịch vụ đi chợ hộ

  • Dịch vụ vệ sinh máy lạnh

  • Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi

  • Dịch vụ trông trẻ theo giờ

  • Dịch vụ nấu ăn gia đình

  • Dịch vụ phun khử khuẩn

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Từ khóa » Cách Dùng Bô Dẹt