Kỹ Thuật Thi Công Làm Nền Ao, Hồ Trước Khi Trải Bạt

Kỹ thuật thi công làm nền ao, hồ trước khi trải bạt – Hướng dẫn làm mặt bằng ao hồ trước khi trải bạt – mặt nền ao hồ trải bạt như thế nào đạt chuẩn

Bạt HDPE lót ao nuôi tôm thường có độ dày từ 0.5 – 1 mm. Trọng lượng của cuộn bạt tương đối lớn nên có thể trải bằng cơ giới hoặc thủ công.

Đọc thêm: 8 Lợi ích của việc sử dụng bạt HDPE lót ao hồ tôm

Những điểm cần lưu ý trong quá trình lót bạt:

– Ao nuôi sau khi đào phải được đầm chặt, nếu đất mềm cần trải cát đầm cho phẳng, phải dọn dẹp sạch sẽ mặt bằng, vứt bỏ các vật sắc nhọn như đá, cành cây, sắt thép nhọn sau đó tiến hành trải bạt HDPE, nhân công không được hút thuốc, mang giầy hoặc những vật khác gây ảnh hưởng đến việc trải màng chống thấm HDPE, trong quá trình đang trải bạt

Chốt: mặt bằng phải được chuẩn bị sạch sẽ, phẳng, không đọng vũng nước, nền đất chắc (ko được quá yếu).

– Đào một hố sâu khoảng 80 cm toàn bộ khu vực chất thải gom lại, sau đó lấy bạt trải hết đáy hố và thành hố. Phần mép bạt được cuộn vào thanh tre và chôn sâu khoảng 20 cm. Việc chỉ trải bạt hố xi phông không quá tốn kém mà vẫn hút sạch hoàn toàn chất thải nên công dụng không kém hố xi phông của ao trải toàn bộ bạt đáy.

Đọc thêm: Phương pháp thi công ao hồ lót bạt bằng keo dán bạt HDPE

– Tấm bạt HDPE này sẽ được cố định trên bờ ao bằng một rãnh neo đào xung quanh ao, chôn bạt xuống rồi lấp đất lên.

– Đội thi công phải xây dựng rãnh neo để trải màng chống thấm HDPE, chiều rộng, chiều sâu phải đúng như thiết kế trên bản vẽ trong quy cách kỹ thuật. Việc đào rãnh neo phải được thực hiện trước khi trải màng chống thấm HDPE.

– Mép của màng chống thấm HDPE tiếp xúc với rãnh neo phải không có những hình dạng lồi ra để tránh những rách. Sau đó đội thi công đổ đất lên rãnh neo theo quy cách bản vẽ. Việc đổ đất thải phải được tiến hành ngay sau khi trải màng chống thấm HDPE để tránh việc bắc cầu qua rãnh neo. Trong quá trình đổ đất phải tránh làm hư hỏng màng

– Các tấm bạt HDPE được nối lại với nhau bằng máy hàn kép theo phương pháp hàn gia nhiệt; những vị trí trong góc, những điểm hư hỏng sẽ được hàn lại bằng máy hàn đùn tạo thành một lớp chống thấm đồng nhất.

Thông thường các mối hàn phài được thực hiện song song với mái dốc lớn nhất, tức là theo hướng dọc chứ không theo hướng ngang của mái dốc dẫn đến lật máy. Tại các góc hay những vị trí không thuận lợi cho việc hàn thì nên tối thiểu các mối hàn. Tại chân của mái taluy, các mối hàn ngang không nên kéo dài quá 1,5m. Những mái dốc nhỏ hơn 10% thì không áp dụng quy tắc này. Những mối hàn hình chữ thập có thể được thực hiện tại cuối tấm màng chống thấm HDPE và được cắt theo góc 45 độ

Xem clip trải bạt của Tây

3- Phương pháp hàn bạt HDPE

Phương pháp hàn đã được chấp nhận là phương pháp hàn ép nóng và phương pháp hàn đùn. Mỗi thiết bị hàn đều phải có bộ phận kiểm tra nhiệt độ hàn nhằm đảm bảo đúng nhiệt độ hàn theo yêu cầu, tránh tình trạng quá nhiệt gây cháy mối hàn

a. Phương pháp hàn ép nóng:

– Phương pháp hàn này thường được sử dụng khi các tấm màng chống thấm HDPE  liền kể, ít khi sử dụng để hàn các góc  hoặc hàn các chi tiết nhỏ khác. Thiết bị được sử dụng phải là máy hàn ép nóng , sau khi hàn cho phép kiểm định mối hàn bằng áp suất không khí. Thiết bị hàn phải có khả năng tự chuyển động, được trang bị bộ phận nêm nhiệt và bộ phận kiểm soát tốc độ nhằm đảm bảo khả năng điều khiển cho máy thợ hàn.

b. Phương pháp hàn đùn:

– Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong sửa chữa và hàn các chi tiết đặc biệt, hàn các góc cạnh. Phương pháp này cũng tiện lợi trong việc hàn một tấm màng chống thấm HDPE mới với tấm màng chống thấm HDPE đã lắp đặt trước đó mà không cần bộ phận nêm trần như trong phương pháp hàn ép nóng. Thiết bị hàn cần được trang bị bộ phận hiển thị nhiệt độ.

c. Phương pháp hàn khò

– Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong sửa chữa như vá các lỗ lủng, hàn những màng chống thấm HDPE mỏng, máy nhỏ thuận tiện trong việc thi công.

Đọc thêm: Hướng dẫn hàn màng chống thấm (bạt) HDPE

Ngoài ra, người nuôi cũng cần phải thực hiện các giải pháp kỹ thuật khác để nuôi tôm đạt hiệu quả gồm:

– Cần phải có nguồn tôm giống khỏe mạnh không có mầm bệnh, cần phải tạo ra môi trường vi sinh cân bằng và quản lý tốt chất lượng nước cũng như đáy ao nuôi.

– Thêm vào đó, các trang trại nên duy trì ánh sáng để tránh tảo nở hoa, tránh cho ăn thừa và hút bùn thải thường xuyên

– Nên tiến hành nuôi ương tôm giống, quá trình này giúp tôm to khỏe hơn, đồng thời chắc chắn rằng chúng không bị EMS.

– Nâng cấp hạ tầng ao nuôi với hệ thống che kín; Ao nuôi nhỏ, sâu được che phủ bởi màng nhựa nhà kính hoặc lưới cho phép quản lý tốt hơn chất lượng ao nuôi cũng như dễ dàng tẩy trùng và cho tôm ăn, năng suất thu hoạch tăng cao.

Tìm hiểu: Giá bạt lót hồ nuôi tôm HDPE

Nguồn: internet

Từ khóa » Thi Công Hồ Lót Bạt