Kỹ Thuật Thi Công Trần Thạch Cao Chuẩn Chỉnh Nhất Hiện Nay

Trần thạch cao rất được ưa chuộng trên thế giới và Việt Nam bởi những tính năng ưu việt chỉ nó mới có. Bởi vậy kỹ thuật thi công trần thạch cao chuẩn chỉnh được nhiều người quan tâm để sở hữu những kiểu trần:

  • Ưng ý về thẩm mỹ
  • Đảm bảo được độ bền tối ưu
  • Hiệu quả về công năng

Vậy quy trình làm trần thạch cao như thế nào mới là chính xác nhất? Cùng tìm hiểu câu trả lời dưới nội dung sau đây cùng thachcaogianghuy.com nhé!

Nội dung chính trong bài

  • Cấu tạo trần thạch cao
  • Có mấy loại trần thạch cao?
    • Trần thạch cao thả (trần nổi)
    • Trần thạch cao chìm
  • Kỹ thuật thi công trần thạch cao chuẩn chỉnh nhất hiện nay
    • Kỹ thuật thi công trần thạch cao nổi/ thả
      • Bước 1: Xác định, đánh dấu cao độ trần nhà:
      • Bước 2: Cố định thanh viền tường
      • Bước 3–4: Phân chia trần nhà
      • Bước 5: Móc treo trần thạch cao (Ty)
      • Bước 6: Móc và liên kết các thanh dọc (thanh chính VT3600 hoặc VT3660)
      • Bước 7: Liên kết các thanh phụ 1 (VT1200 hoặc VT1220)
      • Bước 8: Liên kết thanh phụ 2 (VT600 hoặc VT610)
      • Bước 9: Điều chỉnh khung trần thạch cao thả
      • Bước 10: Lắp đặt tấm lên khung trần
      • Bước 11: Xử lí viền trần thạch cao
      • Bước 12: Hoàn thiện trần thạch cao thả
    • Kỹ thuật thi công trần thạch cao chìm chuẩn xác
      • Bước 1: Xác định về độ cao của trần (tương tự như thi công trần thạch cao thả)
      • Bước 2: Cố định các thanh viền tường (tương tự như thi công trần thạch cao thả)
      • Bước 3: Phân chia khoảng trần
      • Bước 4: Treo Ty
      • Bước 5: Lắp các thanh chính:
      • Bước 6: Lắp thanh phụ
      • Bước 7: Cách lắp ghép tấm trần thạch cao chìm.
      • Bước 8: Xử lý bột trít phủ kín các mối nối
      • Bước 9: Hoàn thiện
  • Đơn vị thi công trần thạch cao chuyên nghiệp bao trọn gói
    • Chất lượng cao – kỹ thuật thi công trần thạch cao chuẩn xác
    • Bao trọn gói giá rẻ
    • Dịch vụ thi công trọn gói

Cấu tạo trần thạch cao

Trần thạch cao có cấu tạo bao gồm:

  • Thanh chính: là thanh chịu lực được treo trên trần nhà cùng với các ty treo và tăng đơ.
  • Thanh phụ: liên kết với các thanh chính, thanh này tiếp xúc trực tiếp với tấm trần thạch cao.
  • Thanh viên: Là cách thanh liên kết giữa vách (tường) cùng với các thanh chính và thanh phụ.
  • Tấm thạch cao: Đây là tấm được liên kết với các thanh phụ, thanh chính, thanh viên để phủ hệ thanh xương tạo nên mặt bằng hoàn chỉnh.
cấu tạo trần thạch cao

Các phụ kiện khác: Đây là các phụ kiện thường được dùng để liên kết các thanh với nhau tạo ra hệ thống trần hoàn chỉnh.

Có mấy loại trần thạch cao?

Trên thị trường hiện nay, có 2 loại trần thạch cao là trần nổitrần chìm. Tùy thuộc vào từng kiểu trần này mà cách làm trần thạch cao cũng không giống nhau.

Trần thạch cao thả (trần nổi)

Kiểu trần này được hiểu là loại trần mà khi thi công các tấm đã được định hình sẵn. Tấm trần được thả vào các ô đã được định trước.

Trần thạch cao nổi giúp cho không gian trở nên trang nhã

Ưu điểm của kiểu trần này là có thể tháo lắp, bởi vậy nếu gặp sự cố, việc khắc phục ở trần thả dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, do không cần sơn bả, nên quy trình thi công cũng được rút ngắn hơn. Nhờ ưu điểm này, trần nổi được sử dụng phổ biến trong thiết kế văn phòng, trung tâm thương mại, showroom… Tuy nhiên, trần thả có tính thẩm mỹ không cao.

Trần thạch cao chìm

Đây là kiểu trần thạch cao có tính thẩm mỹ cao nhất. Nhờ đó, kiểu trần này rất được ưa chuộng trong thiết kế nhà ở, hoặc những công trình đòi hỏi tính thẩm mỹ. Trần thạch cao chìm gồm 2 loại như sau:

  • Trần thạch cao phẳng. Trần phẳng có hình dáng giống trần đúc, trần bê tông. Tuy nhiên, do trần thạch cao có độ mịn, phẳng gần như tuyệt đối nên kiểu trần này tạo được hiệu ứng tốt hơn.
  • Trần thạch cao giật cấp.

Có thể khẳng định đây là kiểu trần hàm chứa toàn bộ “hồn cốt” của trần thạch cao. Sở dĩ vậy, vì bên cạnh những ưu điểm chung của trần thạch cao, trần giật cấp là kiểu trần có tính thẩm mỹ đạt ở mức độ hoàn hảo nhất.

Vì sao nên làm trần thạch cao giật cấp cho phòng khách?
Không gian sống trở nên sang trọng và đẳng cấp hơn với mẫu trần chìm giật cấp

Về định nghĩa, có thể hiểu đơn giản, trần thạch cao giật cấp là dạng trần được giật xuống từng tầng khác nhau.

Kỹ thuật thi công trần thạch cao chuẩn chỉnh nhất hiện nay

Tùy thuộc vào từng kiểu trần mà cách thi công cũng khác nhau. Dưới đây là kỹ thuật thi công trần thạch cao chuẩn chỉnh nhất hiện nay:

Kỹ thuật thi công trần thạch cao nổi/ thả

Cách làm trần thả được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Xác định, đánh dấu cao độ trần nhà:

Ta sẽ dùng thước đo chiều cao của trần nhà và đánh dấu bằng ống nivo hay tia laser. Tiếp đến ta sẽ đánh dấu vị trí của mặt bằng trần nhà trên vách hay trên cột. Thông thường người ta sẽ đánh dấu cao độ ở mặt dưới khung trần.

Kỹ thuật thi công trần thạch cao - xác định đánh dấu độ cao

Bước 2: Cố định thanh viền tường

Dựa vào những đánh dấu ở trong bước 1 ta sẽ tiến hành cố định các thanh viền tường. Tùy thuộc vào loại vách mà ta sẽ có cách làm khác nhau. Thông thường sẽ sử dụng búa đóng đinh thép hoặc khoan để cố định thanh viền tường vào tường nhà.

Kỹ thuật thi công trần thạch cao - cố định thanh viền tường

Cũng tùy theo loại tường mà khoảng cách cố định cũng khác nhau thế nhưng không được vượt quá 30cm.

Bước 3–4: Phân chia trần nhà

Khi phân chia trần nhà cần đảm bảo được sự cân đối giữa bề rộng của tấm trần và khung bao. Phân chia trần nhà cũng phải có khoảng cách thích hợp. Khoảng cách giữa tâm điểm của thanh chính và thanh phụ có thể là: 60 x 120cm; 61 x 122cm; 60 x 60cm hoặc 61 x 61cm.

Bước 5: Móc treo trần thạch cao (Ty)

Các điểm treo trần thạch cao thả nên có khoảng cách là 120 – 122cm. Khoảng cách từ móc treo đầu tiên đến vách phải đạt 60cm (tùy theo diện tích mặt bằng trần mà khoảng cách này có thể là 61cm). Các điểm treo cần phải được khoan trực tiếp vào sàn BTCT. Cần sử dụng mũi khoan 0,8cm và được liên kết bằng pát và tắc kê nở.

Bước 5: Móc treo trần thạch cao (Ty)

Bước 6: Móc và liên kết các thanh dọc (thanh chính VT3600 hoặc VT3660)

Các thanh chính được nối với nhau bằng các lỗ liên kết chéo trên 2 đầu. Các móc treo trên thanh chính theo khẩu độ 80 – 120cm.

Bước 7: Liên kết các thanh phụ 1 (VT1200 hoặc VT1220)

Theo cách làm trần thạch cao thả thông dụng, các đầu ngàm của thanh phụ sẽ được lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính (khoảng cách là 60cm hoặc 61cm).

Bước 8: Liên kết thanh phụ 2 (VT600 hoặc VT610)

Các thanh phụ 2 được dùng để liên kết với các thanh phụ 1 (VT1200 hoặc VT1220). Kích thước thiết kế đảm bảo nhất là 60cm (hoặc 61cm).

Bước 9: Điều chỉnh khung trần thạch cao thả

Điều chỉnh khung trần phải được thực hiện ngay sau khi lắp đặt xong. Cần phải đảm bảo khung được phẳng và ngay ngắn. Độ cao của trần nhà cũng cần phải được kiểm tra lại bằng máy lazer hay phương pháp dăng dây chéo sao cho phù hợp với thiết kế.

Bước 9: Điều chỉnh khung trần thạch cao thả

Bước 10: Lắp đặt tấm lên khung trần

Kích thước của các tấm cần sử dụng là:

  • Tấm 59,5 x 119cm cho hệ thống 60 x 120cm.
  • Tấm 60,5 x 121cm cho hệ thống 61 x 122cm.
  • Tấm 59,5 x 59,5cm cho hệ thống 60 x 60cm.
  • tấm 60,5 x 60,5cm cho hệ thống 61 x 61cm.

Các tấm sẽ được đặt vào trong hệ thống khung đã được lắp đặt sao cho thật phẳng.

Bước 11: Xử lí viền trần thạch cao

Cách xử lý viền trần thạch cao thả thông dụng:

  • Đối với mặt tấm trần: Dùng lưỡi dao bén hoặc cưa răng vạch trên bề mặt tấm trần, bẻ tấm trần tra theo hướng đã vạch sẵn, tiếp tục dùng dao rọc phần giấy còn lại.
  • Đối với sườn trần: Thường sẽ được dùng kéo (hoặc cưa) để cắt.

Bước 12: Hoàn thiện trần thạch cao thả

Sau khi đã hoàn thành các công đoạn ta sẽ tiến hành vệ sinh sạch sẽ, nghiệm thu và bàn giao. Yêu cầu cho khâu này là cân chỉnh lại các khung theo đúng độ cao, vuông góc và đều nhau. Khung và mặt tấm trần thạch cao cần phải được làm sạch sẽ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ.

Kỹ thuật thi công trần thạch cao chìm chuẩn xác

Về cơ bản thì thi công trần thạch cao chìm gần giống với trần thạch cao thả. Dưới đây là một số bước khác nhau:

Bước 1: Xác định về độ cao của trần (tương tự như thi công trần thạch cao thả)

Bước 2: Cố định các thanh viền tường (tương tự như thi công trần thạch cao thả)

Bước 3: Phân chia khoảng trần

Đối với cách thi công trần thạch cao chìm khoảng cách phù hợp nhất giữa tâm điểm thanh chính so với thanh phụ là 80–90cm.

Bước 4: Treo Ty

Sử dụng mũi khoan 0,8cm, liên kết với các pát và tắc kê để cố định các điểm treo. Tương tự như trần thạch cao thả khoảng cách giữa các ty là 120cm và ty gần nhất với vách là 61cm.

Bước 5: Lắp các thanh chính:

Khoảng cách 80–120cm. Chuẩn kỹ thuật là 100cm.

Bước 6: Lắp thanh phụ

Các thanh phụ sẽ được lắp gián tiếp hoặc trực tiếp. Cần chỉnh lại cho phẳng, đều nhau sau khi đã lắp xong.

Bước 7: Cách lắp ghép tấm trần thạch cao chìm.

Bước 7: Cách lắp ghép tấm trần thạch cao chìm.

Tấm thạch cao thứ 1:

  • Kiểm tra độ nguyên vẹn của tấm thạch cao.
  • Tấm thạch cao cần được vít chặt, khoảng cách các vít tối đa là 2cm.
  • Khi lắp đặt phải tạo sự vuông góc giữa chiều dài của tấm thạch cao và thanh phụ.

Lắp tấm thạch cao thứ 2: Phải bắt lệch với thanh phụ và chú ý để chừa 1 khe hở nhỏ.

Bước 8: Xử lý bột trít phủ kín các mối nối

Phủ kín bằng bột bả các mối nối giữa các tấm, đầu vít. Khi thực hiện công đoạn này cần phải đảm bảo phủ kín bề mặt và phẳng tránh tạo ra các gợn sóng mất mỹ quan. Để tránh bong nứt các tấm nên được dán băng keo lưới bề mặt lúc sơn bả.

Bước 9: Hoàn thiện

Cắt cưa xử lý viền trần, vệ sinh và hoàn thiện trần thạch cao chìm.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy trình làm trần thạch cao. Có thể thấy, làm trần thạch cao hoàn toàn không hề đơn giản. Do vậy, tốt nhất bạn nên tìm đến một đội thợ thi công chuyên nghiệp để đảm bảo về chất lượng nhé!

Cuối cùng , đừng quên địa chỉ thi công trần thạch cao uy tín rất được ưa chuộng hiện nay tại Giang Huy.

Đơn vị thi công trần thạch cao chuyên nghiệp bao trọn gói

Giang Huy là đơn vị tư vấn, thiết kế và thi công trần thạch cao với hơn 10 năm kinh nghiệm. Giang Huy chính là đơn vị được nhiều người lựa chọn nhiều nhất hiện nay.

Chất lượng cao – kỹ thuật thi công trần thạch cao chuẩn xác

Trần thạch cao khi hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu về tính thẩm mỹ tuyệt đẹp. Hài lòng với nhu cầu và mục đích sử dụng. Với:

  • Tính thẩm mỹ cao nhất
  • Độ bền tối ưu
  • Đáp ứng được các tính năng vượt trội: chống nóng, chống ẩm, chống cháy, cách âm,..
  • Dễ dàng tháo lắp và sửa chữa nếu cần

Bao trọn gói giá rẻ

Giang Huy chuyên nhận thi công trần thạch cao tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội với giá thành ưu đãi nhất. Do Giang Huy thi công trực tiếp không qua bất kỳ hình thức môi giới trung gian nào. Chính vì vậy, chúng tôi cam kết mức báo giá thi công trần thạch cao tại Hoàn Kiếm, Hà Nội là rẻ nhất, ưu đãi nhất khu vực.

Mua vật liệu thi công trần thạch cao giá rẻ ở đâu?

Dịch vụ thi công trọn gói

Để tiết kiệm được thời gian và công sức cho khách hàng khi phải loay tìm kiếm từng đơn vị thực hiện từng công đoạn. Giang Huy cung cấp dịch vụ thi công trọn gói trần thạch cao bao gồm:

  • Thi công trần thô
  • Thi công sơn bả
  • Lắp thêm đèn trang trí

Với dịch vụ này, quý khách hàng sẽ không còn phải lo lắng thêm bất kỳ điều gì nữa. Mọi công đoạn đã có Giang Huy thay bạn gánh vác.

Cuối cùng, quý khách có nhu cầu tư vấn, thiết kế và thi công các giải pháp trần thạch cao. Hãy nhanh tay liên hệ với Giang Huy để được hỗ trợ hiệu quả nhất

thạch cao giang huy

Địa chỉ: Ngã Ba, Ba La, Hà Đông, Hà Nội. Điện thoại: 0985.399.030 – 0947.97.2245 Email: thachcaogianghuy@gmail.com Website: thachcaogianghuy.com

:

Từ khóa » Khoảng Cách Ty Treo Trần Thạch Cao