Kỹ Thuật Tiêm Tinh Trùng Vào Bào Tương Noãn (ICSI) Trong Thụ Tinh ống ...
Có thể bạn quan tâm
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TS.Lê Quý Thưởng – Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Nam học, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ
1. Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) là gì?
Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic sperm injection – ICSI) được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1992 bởi Palermo và cộng sự đã mở ra một bước đột phá mới trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản. Đây là kỹ thuật được thực hiện nhằm làm tăng khả năng thụ tinh. Cụ thể, một tinh trùng chất lượng tốt sẽ được lựa chọn để tiêm trực tiếp vào bào tương của trứng. Sau khi thụ tinh thành công, phôi sẽ được nuôi cấy đến ngày thứ 3 hoặc thứ 5 rồi chuyển vào buồng tử cung của người mẹ để làm tổ, phát triển thành thai nhi khỏe mạnh. Kể từ khi được giới thiệu, kỹ thuật này đã trở nên phổ biến và được thực hiện rộng rãi tại các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm và là cứu cánh cho những cặp vợ chồng vô sinh do yếu tố nam giới như OAT (tinh trùng ít, yếu, dị dạng), có vài tinh trùng hoặc không có tinh trùng trong mẫu tinh dịch. Theo dữ liệu được công bố, việc sử dụng kỹ thuật ICSI tăng đáng kể từ 39,6% vào năm 1997 lên 58,9% vào năm 2004. Cho đến nay, cứ 1000 trẻ sinh ra trên thế giới thì có 10 trẻ sinh ra từ kỹ thuật ICSI. Những dữ liệu trên cho thấy ICSI dần trở nên phổ biến, được thực hiện ở cả những trường hợp vô sinh không do yếu tố nam giới.
2. Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) khác gì so với cIVF?
ICSI và cIVF là hai kỹ thuật cơ bản có thể áp dụng khi thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON). Với kỹ thuật cIVF, một tinh trùng tốt nhất sẽ tự xâm nhập vào mỗi noãn để thụ tinh theo cách giống chọn lọc tự nhiên diễn ra bên trong cơ thể. Trong khi đó, với kỹ thuật ICSI, chuyên viên phôi học sẽ chọn từng tinh trùng tốt trong mẫu sau lọc rửa và hút vào kim để tiêm vào từng noãn. Kỹ thuật ICSI là lựa chọn bắt buộc khi TTTON mà người chồng có tinh trùng với số lượng ít, di động yếu hoặc dị dạng nặng. Khi đó, tinh trùng không thể tự xâm nhập vào noãn mà phải được hỗ trợ tiêm vào noãn. Trường hợp người chồng có chất lượng tinh trùng tốt, kỹ thuật cIVF hoặc ICSI có thể cân nhắc áp dụng khi TTTON. Qui trình nuôi cấy phôi và sử dụng phôi tương tự nhau khi áp dụng kỹ thuật cIVF hoặc ICSI.
3. Quy trình ICSI
Chuẩn bị tinh trùng
Vào ngày chọc hút, tinh dịch được thu nhận bằng phương pháp thủ dâm hoặc sử dụng mẫu đã trữ đông trước đó. Mẫu tinh dịch để ly giải hoặc rã đông trong khoảng thời gian 30 phút, sau đó được lọc rửa bằng phương pháp thang nồng độ, swim-up hoặc kết hợp cả 2 phương pháp trên. Mục đích cuối cùng nhằm thu nhận được tinh trùng trưởng thành có khả năng di dộng tốt và ít mang phân mảnh ADN.
Chuẩn bị noãn
Bệnh nhân được kích thích buồng trứng và chọc hút thu nhận cụm noãn sau khoảng 36-38 giờ kể từ thời điểm tiêm mũi trưởng thành noãn. Cụm noãn được thu nhận và rửa sạch dịch nang sau đó được cấy ổn định trước khi loại bỏ lớp tế bào cumulus. Noãn được loại bỏ các lớp tế bào cumulus bao quanh bằng lực cơ học kết hợp với enzyme Hyaluronidase. Chỉ những noãn trưởng thành (MII) mới được thực hiện ICSI. Noãn MII được đánh giá dựa trên sự xuất hiện của thể cực thứ nhất. Noãn MI- không có sự xuất hiện của thể cực thứ nhất và noãn GV- xuất hiện túi mầm trong tế bào chất, không được thực hiện ICSI.
Kỹ thuật thực hiện
ICSI được thực hiện vào thời điểm từ 39-41 giờ sau khi tiêm mũi trưởng thành noãn. Noãn được giữ cố định bằng kim giữ noãn sao cho thể cực nằm ở vị trí 6-7 giờ hay 11-12 giờ, chuyên viên phôi học sẽ lựa chọn vị trí tiêm phù hợp, thường là vị trí 3 giờ để tiêm tinh trùng vào bào tương noãn. Tinh trùng được đưa ra đầu kim tiêm, kim tiêm được đưa xuyên qua ZP và màng bào tương để vào bào tương noãn. Cho kim tiêm đi vào khoảng nửa đường kính noãn, đẩy tinh trùng vào bào tương noãn và rút kim tiêm ra ngoài. Noãn sau ICSI sẽ được cấy đến khoảng 16-18 tiếng sau sẽ được kiểm tra thụ tinh.
Nội dung chính
- 1 4. Tỷ lệ thành công của ICSI như nào?
- 2 5. Khi nào cần thực hiện ICSI
- 3 6. Các ưu điểm của ICSI là gì?
- 4 7. Một số các nguy cơ tiềm ẩn của kỹ thuật ICSI
- 5 Tỷ lệ tổn thương trứng
- 6 BÀI VIẾT LIÊN QUAN
4. Tỷ lệ thành công của ICSI như nào?
Tỉ lệ thành công của ICSI ít phụ thuộc vào chất lượng và nguồn gốc tinh trùng. Như vậy, kỹ thuật ICSI có thể giúp một người có chất lượng tinh trùng kémvẫn có khả năng có con như một người có chất lượng tinh trùng tốt.
Với bất kỳ nhóm tuổi nào và nguồn gốc tinh trùng sử dụng, ICSI là phương pháp mang lại hiệu quả thụ tinh cao với tỷ lệ trứng thụ tinh luôn đạt từ 65 –80%.
Hiện nay, trên thế giới có xu hướng sử dụng kỹ thuật ICSI thay thế IVF cổ điển (cIVF) ngay cả ở những trường hợp tinh trùng bình thường, bởi vì ICSI có tỉ lệ thụ tinh cao hơn và tạo nhiều phôi hơn. Điều này có thể giúp tỉ lệ thành công cuối cùng cao hơn.
Một số nghiên cứu còn thấy rằng phôi hình thành từ kỹ thuật ICSI, khi trữ lạnh có khả năng sống cao hơn phôi hình thành từ kỹ thuật IVF cổ điển.
5. Khi nào cần thực hiện ICSI
ICSI được xem là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho các trường hợp vô sinh nam do các nguyên nhân khác nhau như:
Tất cả các dạng của bất thường về số lượng và chức năng tinh trùng: tinh trùng ít, tinh trùng di động kém, tinh trùng dị dạng nhiều
Vô sinh nam do không có tinh trùng: không có tinh trùng trong tinh dịch, phải lấy tinh trùng bằng phẫu thuật
Ngoài ra ICSI hiện nay là chỉ định thường qui cho các trường hợp như:
Bất thường thụ tinh: tinh trùng của chồng và trứng của người vợ bình thường, nhưng không thụ tinh được hoặc tỉ lệ thụ tinh thấp; hoặc nghi ngờ có bất thường về thụ tinh giữa trứng và tinh trùng.
Vô sinh không rõ nguyên nhân.
Thất bại nhiều lần với IVF bình thường
6. Các ưu điểm của ICSI là gì?
Bạn sẽ thấy kỹ thuật này hiệu quả với các điểm sau:
Giúp nam giới không may bị vô sinh. Kỹ thuật ICSI có thể điều trị vô sinh hiếm muộn rất hiệu quả. Nó giúp những người đàn ông không sản sinh ra tinh trùng hoặc chỉ sản sinh được một lượng nhỏ tinh trùng mà vẫn có thể trở thành bố;
Tăng khả năng thụ tinh. Nếu bạn đã thụ tinh trong ống nghiệm không thành công thì việc tiến hành kỹ thuật ICSI vào lần điều trị tiếp theo có thể cải thiện cơ hội thụ tinh. Quá trình này sẽ được thực hiện trong phòng thí nghiệm;
Tạo điều kiện để trứng đông lạnh được sử dụng. Các chuyên gia tin rằng, kỹ thuật ICSI là một cách hiệu quả hơn để thụ tinh trứng đông lạnh.
7. Một số các nguy cơ tiềm ẩn của kỹ thuật ICSI
Từ khi kỹ thuật ICSI ra đời đến nay, đã có nhiều quan ngại về một số nguy cơ có thể có đối với kỹ thuật ICSI như:
Trứng có thể bị tổn thương khi tiêm tinh trùng và ảnh hưởng đến chất lượng phôi.
Các trường hợp vô sinh nam có thể có nhiễm sắc thể và bệnh lý di truyền cao hơn bình thường. Khoảng 5-10% vô sinh nam do bất thường tinh trùng nặng (mật độ tinh trùng <5 triệu/ml), là có liên quan đến bệnh lý di truyền. Các bất thường này, có thể truyền sang con.
Tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể ở trẻ sinh ra do kỹ thuật ICSI có thể tăng nhẹ, đặc biệt ở các trường hợp tinh trùng yếu nặng, dị dạng. Nói chung, ở người bình thường tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể thường vào khoảng 1 – 2%.
8. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ICSI
Phân mảnh ADN tinh trùng (SDF)
Những năm gần đây, chất lượng tinh trùng được quan tâm nhiều hơn trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm, trong đó nổi bật nhất là phân mảnh ADN tinh trùng. Có nhiều nghiên cứu cho thấy SDF ảnh hưởng đến sự mang thai tự nhiên cũng như kết quả điều trị sau khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Phân mảnh ADN tinh trùng là tình trạng tổn thương cấu trúc di truyền của tinh trùng cụ thể là sự đứt gãy bên trong ADN. Sự phân mảnh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới cũng như kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. ADN tinh trùng có thể bị phân mảnh trong suốt quá trình sản sinh tinh trùng, khi tiếp xúc với môi trường độc hại hoặc thực hiện xạ trị hay hoá trị liệu. Có khoảng 30% nam giới vô sinh có các chỉ số tinh dịch bình thường nhưng chỉ số phân mảnh ADN tinh trùng vượt ngưỡng. Nam giới có chỉ số phân mảnh ADN cao vượt ngưỡng thường không thể có con tự nhiên cũng như thất bại trong điều trị bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Trong chu kỳ điều trị IVF/ ICSI, chỉ số phân mảnh cao làm giảm tỉ lệ thai, tác động đến khả năng phát triển thành phôi nang cũng như tăng tỉ lệ sẩy thai. IVF/ICSI sử dụng tinh trùng có mức độ tổn thương ADN cao có nguy cơ sẩy thai sớm cao gấp 2,16 lần bình thường (Robinson L và cs, 2012). Những năm gần đây, các xét nghiệm đánh giá chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng (DFI) ngày càng được thực hiện phổ biến trên thế giới. Trong đó, xét nghiệm đánh giá cấu trúc nhiễm sắc chất tinh trùng (SCSA) được xem như là “tiêu chuẩn vàng” trong việc đánh giá phân mảnh DNA tinh trùng và được sử dụng rộng rãi tại nhiều trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm. Phương pháp này thực hiện dựa trên sự phát huỳnh quang khác nhau của đoạn DNA bị đứt gãy và đoạn DNA nguyên vẹn với chất nhuộm chuyên dụng và được đo bằng máy đếm dòng chảy tế bào. Đây là xét nghiệm đánh giá duy nhất có qui trình chuẩn hoá và ngưỡng giá trị chuẩn để tham khảo. Nam giới bình thường có DFI < 15% và lý tưởng nhất là <10%. Nam giới có DFI từ 15% đến 30% có khả năng sinh sản kém và khi DFI >30% có khả năng sinh sản rất thấp.
Bất thường hình thái noãn
Hình thái noãn được xem là yếu tố quan trọng quyết định tỉ lệ thành công trong một chu kỳ ICSI. Bất thường hình thái được chia thành hai dạng bất thường trong tế bào chất (sự xuất hiện của không bào, quầng thể hạt thô, SER…) và bất thường ngoài tế bào chất (bất thường PVS, ZP, thể cực). Kết quả từ các nghiên cứu về mối tương quan của hình thái noãn và kết cục điều trị ICSI chỉ ra rằng sự hiện diện của một hoặc vài bất thường trong noãn tạo ra phôi chất lượng thấp từ đó giảm tỉ lệ thụ thai trong chu kỳ điều trị ICSI.
Thoái hóa noãn
Noãn thoái hoá là một hiện tượng phổ biến mà tất cả các chuyên viên phôi học thực hiện ICSI đều gặp phải, chiếm khoảng 5-19%. Sự thoái hoá có thể được quan sát thấy ngay sau khi rút kim tiêm ra khỏi noãn hoặc có thể xảy ra trong quá trình cấy noãn sau ICSI và được phát hiện vào hôm sau khi kiểm tra thụ tinh với sự xuất hiện của tế bào chất sẫm màu hoặc co lại, không còn quan sát được màng bào tương. Số lượng nghiên cứu về phương pháp hạn chế thoái hoá hiện nay vẫn còn ít. Sự thoái hoá được cho là phụ thuộc vào chất lượng noãn sau kích thích buồng trứng và có thể liên quan đến quá trình kích thích này. Vỡ bào tương đột ngột, khó vỡ bào tương hoặc không tạo hình phễu khi tiêm kim ICSI vào tế bào chất của noãn cũng được báo cáo là nguyên nhân gây thoái hoá trong ICSI do tương quan với chất lượng noãn kém. Một số yếu tố khác cũng được đánh giá như thể tích tế bào chất, vị trí thể cực khi ICSI nhưng không có mối tương quan nào được tìm thấy. Một vấn đề khác là do sự thay đổi khung xương tế bào khi sử dụng pipet có kích thước quá nhỏ để tách noãn khỏi cumulus cũng được xem là nguyên nhân gây thoái hoá noãn trong ICSI.
Tỷ lệ tổn thương trứng
Trong quá trình ICSI có thể xảy ra tổn thương trứng. Kết quả của một số trung tâm thực hiện ICSI cho thấy tỉ lệ trứng bị tổn thương sau tiêm là khoảng 7 – 14%. Có nhiều nguyên nhân gây tổn thương trứng: Những rối loạn siêu cấu trúc và màng plasma, phá hủy thoi vô sắc, sự phóng thích tế bào chất của trứng ra ngoài sau tiêm… Bên cạnh đó, tình trạng thay đổi nhiệt độ gây ra những biến đổi không thể phục hồi đối với thoi vô sắc của trứng người.
Ngoài ra, việc kích thích buồng trứng cũng có thể gây ảnh hưởng tới khả năng thành công của ICSI. Những phụ nữ được điều trị với liều lượng gonadotropin cao hơn (do nồng độ estradiol thấp) sẽ hình thành cả trứng non và trứng trưởng thành. Khi tiêm tinh trùng vào những trứng này thì trứng có nguy cơ tổn thương cao hơn.
Bên cạnh đó việc thực hiện kỹ thuật thành thạo sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ tổn thương trứng, tăng khả năng thành công của phương pháp ICSI.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI).
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Từ khóa » Sự Khác Nhau Giữa Tinh Trùng Và Noãn
-
Sự Khác Biệt Giữa Tinh Trùng Người Và Noãn
-
Sự Khác Biệt Giữa Tinh Trùng Và Trứng - Sawakinome
-
Phôi Thai Học Người: Sự Thụ Tinh Và Tuần đầu Tiên
-
Phôi Hình Thành Và Làm Tổ Như Thế Nào? | Vinmec
-
Một Phân Tích So Sánh Giữa Noãn Tươi Và Noãn Trữ ở Các Trường Hợp ...
-
ATP Là Yếu Tố Tạo Nên Sự Khác Biệt Khi Dùng Sr2+ để Kích Hoạt Dao ...
-
Sự Di Chuyển Của Giao Tử Và Sự Thụ Tinh | VIAM
-
Sự Tạo Tinh – Wikipedia Tiếng Việt
-
TIÊM TINH TRÙNG VÀO BÀO TƯƠNG NOÃN ( ICSI ) VÀ PHƯƠNG ...
-
Quá Trình Thụ Thai: Sự Kết Hợp Hoàn Hảo Của Trứng Và Tinh Trùng
-
Chuyển Phôi Thất Bại: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Cải Thiện
-
Giải đáp Thắc Mắc - Câu Hỏi: Tinh Trùng được Sản Sinh Ra Như Thế Nào?
-
Tiêm Tinh Trùng Vào Bào Tương Noãn: Kỹ Thuật Chữa Vô Sinh An Toàn