Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Cho Quả “sai Chĩu Cành”
Có thể bạn quan tâm
Cà chua là loại quả đã trở lên gần gũi, quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Có thể coi cà chua là một loại gia vị, vừa mang giá trị dinh dưỡng cao lại giúp trang trí đẹp mắt trong bữa ăn. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể tự mình thực hiện kỹ thuật trồng cà chua ngay tại nhà mình.
Hôm nay, hãy cùng Fao tìm hiểu về kỹ thuật trồng cà chua cũng như cách trồng cà chua nhé. Thực ra thì kỹ thuật trồng cà chua cũng khá đơn giản đó, các bạn cùng tìm hiểu nhé!
Chuẩn bị trước khi trồng cà chua
Để có thể thu được những chậu cà chua sai trĩu quả, chín mọng. Thì bước chuẩn bị rất quan trọng, bạn hãy chuẩn bị những dụng cụ cũng như nguyên liệu cần thiết để tiến hành trồng cây cà chua nhé!
Nên trồng cà chua vào tháng mấy?
Trồng cà cây chua vào tháng mấy là câu hỏi của rất nhiều người, đến với bài viết của Fao ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn chi tiết nhất có thể.
Với đặc tính là có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nên hầu như bạn có thể tiến hành trồng cà chua bất cứ lúc nào trong năm. Tuy nhiên, để cây cà chua có thể ra hoa và đậu quả với năng suất cao. Thì 3 đợt dưới đây, là thời kì phù hợp nhất để bạn lựa chọn.
- Đợt trồng sớm: Tiến hành trồng vào khoảng tháng 7 tới tháng 8, thu hoạch vào cuối tháng 10 tới tháng 12.
- Đợt trồng chín: Bắt đầu trồng cà chua vào tháng 9 tới tháng 10, thu hoạch vào tháng 2 đến tháng 3 năm sau.
- Đợt trồng muộn: Thực hiện trồng cây vào khoảng tháng 11 tới 12, thu hoạch vào tháng 3 tới tháng 4 năm sau.
Chọn giống cây cà chua
Hiện nay, trên thị trường có vô vàn giống cà chua để bạn chọn lựa. Có thể kể tới như cà chua bi, cà chua hình quả lê, cà chua đen … mỗi loại đều mang những ưu nhược điểm riêng. Tùy theo sở thích của bản thân mà bạn lựa chọn giống để trồng cà chua.
Trong đó có giống cà chua hữu cơ được nhiều người đánh giá là dễ trồng, cho quả to và có thể thích ứng tốt với thời tiết thay đổi. Bạn có thể mua trực tiếp cây cà chua giống từ các vườn ươm. Đối với những cây cà chua con khoảng 1 tháng tuổi, thì phát triển đều và khỏe mạnh là khá cao.
Ngoài ra bạn cũng có thể trồng cây cà chua bằng cách mua hạt giống, hoặc lấy hạt giống từ các quả cà chua chín mọng. Tuy nhiên cách trồng cà chua bằng hạt khá mất nhiều thời gian và kì công nên không có nhiều người chọn lựa cách này để trồng cà chua hơn.
Để thu hoạch được những quả cà chua chín mọng, tươi ngon. Thì bạn nên chọn những giống cây khỏe mạnh, mua giống từ những cơ sở uy tín.
Chọn vị trí trồng cà chua
Cà chua là loài cây ưa sáng, vì vậy bạn cần quan sát những vị trí phù hợp có ánh nắng trong nhà hay sân vườn nhà mình để đặt chúng nhé. Vị trí thích hợp nhất là những nơi thoáng gió, có ánh nắng chiếu xuyên buổi sáng hay buổi chiều. Thời gian chiếu sáng trong một ngày rơi vào khoảng 6 tới 8 tiếng một ngày.
Tránh để cây ở những nơi ẩm thấp, thiếu ánh nắng. Nếu trồng tại nơi thiếu ánh nắng, cây sẽ dễ bị nhiễmbệnh và cho quả bé, ít quả. Khi trồng cà chua trong điều kiện đầy đủ ánh nắng, quả sẽ chín mọng và thơm ngon hơn.
Vị trí thường được chọn để trồng cà chua là ngoài ban công, trên sân thượng hay hành lang. Nếu các bạn có đất trong vườn rộng, có thể trồng cây dưới những tán cây lớn, hay cạnh những bờ tường bao.
Lựa chọn chậu trồng cà chua
Cà chua là một loại cây có khả năng phát triển mạnh, có bộ rễ chùm và lớn. Khi cây vào giai đoạn trưởng thành sẽ cho ra nhiều nhánh, nên cần một không gian chậu đủ lớn để cây phát triển.
Trồng cà chua trong thùng xốp là cách được nhiều người áp dụng. Trước tiên bạn tiến hành đục nhiều lỗ dưới thùng xốp để cây có thể thoát nước. Đồng thời đặt thùng xốp cao hơn một chút so với mặt đất khi trồng.
Nếu như không có thùng xốp, bạn có thể sử dụng những chậu lớn trong nhà để trồng. Miễn sao thùng đủ không gian, và khả năng thoát nước tốt là được.
Đất trồng cà chua
Cà chua là cây có khả năng phát triển và sinh trưởng mạnh nên có thể trồng chúng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên chọn lựa loại đất hữu cơ chứa nhiều chất dinh dưỡng, sạch sẽ không dính nguồn gây bệnh. Bạn có thể mua chúng tại những chợ cây cảnh.
Nếu như bạn tự làm đất có thể sử dụng đất trộn thêm trấu để tăng độ tơi xốp. Kết hợp cùng phân gà hoặc phân bò đã ủ đã hoai mục để tăng độ dinh dưỡng. Để đất dưới nắng vài ngày để giảm thiểu nguồn sâu bệnh.
Kỹ thuật trồng cà chua hiệu quả nhất
Cách trồng cà chua khá đơn giản, bạn nên thực hiện theo những bước chúng tôi hướng dẫn thì đã có thể thu được những trái cà chua đỏ mọng rồi đó.
Bạn có thể bắt đầu trồng cà chua từ hạt giống, hay bằng cây con đều được. Tuy nhiên nếu bạn chọn trồng cà chua từ hạt giống, bạn nên tiến hành sớm trước so với thời vụ khoảng 1 tháng để hạt có thể phát triển thành cây.
1, Trồng cà chua từ cây con
Dối với các cây con khoảng 1 tháng tuổi, kỹ thuật trồng cà chua khá đơn giản. Bạn cho đất tơi xốp vào thùng xốp hoặc. Sau đó khoét những lỗ nhỏ, có khoảng cách tầm 50cm tới 70cm.
Sau đó đặt cây cà chua xuống, với độ sâu khoảng 1/2 thân cây. Phần thân dưới của cây sẽ mọc thêm rễ để cây có thể phát triển tốt hơn. Sau đó tưới nước sao cho đất đủ ẩm và bắt đầu cho chậu ra ngoài nắng dần dần.
Sau khoảng 1 tháng bạn hãy để cây tiếp xúc hoàn toàn với ánh nắng từ 6 tới 8h / ngày.
2, Trồng cà chua từ hạt
Sau khi làm cho đất tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng vào trong các chậu ươm hay thùng xốp. Bạn tiến hành rải hạt cà chua, và tưới phun sương cho ẩm đất. Để chậu ở những nơi có đủ ánh sáng chiếu vào. Rồi chờ ngày hạt nhú mầm, ra lá. (cách gieo hạt cà chua)
Một cách trồng cây cà chua cũng khá hay, được nhiều người áp dụng đó là trồng từ quả cà chua tươi. Bạn chọn 1 hay 2 quả cà chua đã chín già, mọng và đỏ tươi.
Thái cà chua thành những lát mỏng như để chế biến món ăn, có độ dày vừa phải.
Cách ươm hạt cà chua: để những miếng cà chua đã thái lát mỏng vào trong chậu ươm (đất đủ ẩm, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng). Sau đó, bạn phủ một lớp đất mỏng lên trên.
Tiến hành tưới phun sương ẩm đất cho cây mỗi ngày, chờ 7 tới 10 ngày sau hạt sẽ nảy mầm. Khi cây con đã đủ lớn (khoảng 25 tới 30 ngày), bạn hãy đánh chúng ra thùng xốp để trồng như kỹ thuật trồng cà chua con phía trên.
Cách chăm sóc cà chua
Để thu được một vườn cà chua xanh tốt, cho quả chín mọng thì giai đoạn chăm sóc là rất quan trọng. Bao gồm: chế độ dinh dưỡng, tưới nước, thiết kế giàn, ngăn ngừa và chữa trị sâu bệnh cho cà chua, …
1, Tưới nước
Sau khi trồng thì bạn cần phải thường xuyên tưới nước đều đặn cho cây. Thời điểm phù hợp nhất để tưới nước là buổi sáng sớm hay chiều mát. Lưu ý ở cây cà chua bạn chỉ nên tưới trực tiếp vào đất, hay phần thân. Không tưới vào phần lá hoặc hoa khi đã có.
Tùy vào mỗi giai đoạn mà lượng nước cung cấp cho cây là khác nhau. Khi cây còn bé, lượng nước phù hợp khoảng 500ml mỗi gốc, nhưng tới đang giai đoạn phát triển mạnh hay ra quả thì lượng nước cần phải nhiều hơn.
Chú ý trong thời kì cây ra hoa và phát triển quả, cung cấp đủ lượng nước cho cây là việc rất quan trọng. Nếu như cây bị thiếu nước trong thời kì này, cây bị héo lá dần và nhiều quả non bị rụng. Bạn nên thường xuyên quan sát cây và bổ sung nước nếu cần thiết.
2, Những lưu ý khi tưới nước chăm sóc cà chua
Luôn giữ cho đất trong chậu ẩm, nhưng không đồng nghĩa với việc bạn tưới càng nhiều nước càng tốt. Nếu đất bị ngậpũng , hay ướt sũng thì rễ cây sẽ bị thối.
Tưới trực tiếp vào phần đất xung quanh gốc cây. Không tưới nước lên lá, hoa, bởi sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh xâm nhập vào cây. Lượng nước tưới tăng dần sau 10 ngày đầu tiên khi trồng cây cà chua.
Khi cây đã vào giai đoạn trưởng thành, mỗi tuần bạn tưới 2 tới 3 lần với lượng nước nhiều hơn bình thường. Khoảng 4 tới 5 lít nước mỗi lần. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào khí hậu, thời tiết, bạn điều chỉnh tăng giảm lượng nước tưới khi trời quá nóng hay quá lạnh.
a, Đất trồng
Đất trồng luôn phải giữ được độ thông thoáng, tránh ngập úng. Nếu đất bị ngập úng thì rễ cây cà chua sẽ bị thối, dẫn tới những loại sâu bệnh hại phát triển theo.
Trong giai đoạn đậu quả, nếu thời tiết mưa nhiều dẫn tới thừa nước làm quả có hiện tượng bị nứt. Bạn cần che chắn chắn cho cây nếu trời mưa nhiều lúc cây đang trong thời kì đậu quả.
Nếu đất bị khô hạn cũng là yếu tố gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển của cây. Đối với những ngày nắng nóng, hay khô hạn kéo dài dẫn tới nước bị bay hơi nhanh. Bạn nên sử dụng rơm khô để phủ lên trên bề mặt đất, hay cỏ khô để hạn chế tình trạng nước bay hơi.
b, Làm giàn (giá đỡ) cho cây cà chua
Thân của cà chua rất yếu, rất dễ đổ khi gặp gió hay mưa to, đặc biệt trong giai đoạn cây ra nhiều quả. Nên bạn cần thiết kế giá đỡ cho cây ngay trước khi cây ra hoa (1.5 tới 2 tháng sau khi trồng). Sử dụng những cọc tre và dây treo. Cố định những cọc tre lại với chậu, và buộc chặt thân cây vào các cọc tre.
Kích cỡ của giá đỡ hay cọc tre phụ thuộc vào giống của từng loại cà chua ban đầu trồng. Nếu là những giống cà chua quả nhỏ, bạn có thể dựng cọc đỡ theo phương thẳng đứng. Tuy nhiên đối với giống cà chua quả to, cây phát triển tốt thì bạn cần làm giàn đỡ chắc chắn mới giữ được trọng lượng của quả.
Một lưu ý nhỏ khi làm giàn, đó là hãy cắm cọc đỡ để tránh ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây. Có thể tận dụng những thanh gỗ, các thanh nhựa, tuýp săt… để sử dụng làm giá đỡ.
3, Phân bón cho cà chua
Muốn cây có thể cho ra một lượng quả dồi dào và có chất lượng cao, bạn phải bổ sung phân bón khi cây bắt đầu tới thời kì ra hoa.
Trong thời kì này, bạn hãy sử dụng phân hóa học để bón cho cây. Nếu bạn dùng phân xanh trong thời điểm này, thì cây sẽ phát triển thân và lá nhưng quả lại kém phát triển. Vì vậy bạn ưu tiên sử dụng phân hữu cơ tốt, kích thích sự phát triển của quả.
Hãy nhớ rằng mục đích của chúng ta là lấy quả chứ không phải lấy lá. Nếu bạn chọn sai loại phân bón trong thời kì này, thì thứ bạn thu được là lá cây chứ không phải quả.
4, Sâu bệnh hại cà chua
Để có thể thu được năng suất cao, bạn nên tìm hiểu một số loại sâu bệnh hại trong việc trồng cà chua. Để có biện pháp phòng tránh cũng như chữa trị dứt điểm.
Sâu xám: Thường gây hại cho cây con khi mới bắt đầu trồng. Ban ngày chúng chui dưới đất, ban đêm chui lên cắn cây. Bạn nên làm sạch đất bằng cách phơi ải đất vài ngày trước khi cho vào trong chậu để tiêu diệt loại sâu này.
Sâu đục quả: Loại sâu có đặc điểm là chúng đẻ trứng trên lá, khi nở thành con sẽ đục lá và ăn xâu vào trong quả cà chua. Nếu phát hiện quả cà chua bị đục, hay lá bị sâu phá hoại. Hãy tới những tiệm thuốc bảo vệ thực vật uy tín mua thuốc phun trừ.
Ngoài ra, cây cà chua còn gặp những bệnh hay gặp như bệnh đốm lá, bệnh sương mai, xoăn lá … Khi thấy các hiện tượng cây bất thường, tốt nhất bạn hãy ghé thăm những tiệm thuốc BVTV để được hướng dẫn tiêu diệt chúng triệt để.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về kỹ thuật trồng cà chua cũng như cách trồng cà chua rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng những cây cà chua xanh tốt cho ra trái chín mọng, tươi ngon ngay trong sân vườn nhà mình nhé. Chúc các bạn thành công!
Từ khóa » Cách Trồng Cà Chua
-
3 Cách Trồng Cà Chua Trĩu Quả Bằng Vật Dụng Dễ Làm Tại Nhà
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cà Chua - Phân Bón Hà Lan
-
Hướng Dẫn 3 Cách Trồng Cà Chua Tại Nhà đơn Giản Mà Sai Quả - Eva
-
Cách Trồng Cà Chua Trong Chậu Có Nhiều Trái - YouTube
-
Hướng Dẫn Trồng Cà Chua Bằng Hạt Và Cây Con Tại Nhà - Bancongxanh
-
Cách Trồng Cà Chua Ngon Và Sai Quả Cho Các 'nông Dân' ở Nhà Phố
-
Cách Trồng Cà Chua Bi đơn Giản Hái Quả ăn Quanh Năm Không Lo ...
-
Thành Thạo 3 Cách Trồng Cà Chua Bi Trong Thùng Xốp Ngay Tại Nhà
-
Cây Cà Chua, Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Như Thế Nào?
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Trồng Cà Chua Trong Chậu - Sanvuonaz
-
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cây Cà Chua
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Cà Chua Cherry Tại Nhà đơn Giản Hiệu Quả
-
Cách Trồng, Chăm Sóc Cây Cà Chua – Thu Hoạch Quả Quanh Năm