Kỹ Thuật Trồng Cà Phê Cho Năng Suất Cực Cao
Có thể bạn quan tâm
Trong xã hội ngày nay thì cà phê đã và đang trở thành một thức uống rất phổ biến. Vì vậy tiềm năng của trồng cà phê đem lại lợi ích kinh tế là rất cao. Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước và cà phê còn có thể xuất khẩu ra thế giới.
Hiện nay trong nước cũng có nhiều hãng cà phê nổi tiếng như Trung Nguyên đang cần nguồn nguyên liệu. Nhiều hộ gia đình tại nước ta đã bắt đầu tập trung vào trồng cây cà phê. Hãy cùng Nuôi Trồng tìm hiểu kỹ thuật trồng loài cây này nhé.
Nội dung
Tổng quan về cây cà phê
Nguồn gốc
Cà phê trong Tiếng anh gọi là Coffea, thuộc họ Rubiaceae. Chúng có nguồn gốc từ châu Á, châu Phi nơi có khí hậu nhiệt đới. Vào những năm 1500, cây cà phê lần đầu tiên được phát hiện bởi một người chăn dê ở Ethiopia.
Sau khi nhìn thấy những con dê của mình ăn cà phê. Anh ấy nhận thấy sự thay đổi căn bản trong hành vi của chúng. Những con dê trở nên tràn đầy năng lượng và thức suốt đêm. Dần dần sau đó, cà phê đã trở nên phổ biến và được trồng ở nhiều nơi.
Thực vật
Cà phê có thể cao tới 5m khi chưa tỉa cành. Các lá có màu xanh đậm và bóng, thường dài 10–15 cm và rộng khoảng 6 cm. Lá của cà phê là lá đơn, mộc dối xứng. Hoa mọc ở nách lá, nở thành từng chùm hoa trắng và thơm.
Hoa tàn để lại các quả mọng hình bầu dục đường kính khoảng 1,5 cm. Khi chưa trưởng thành, chúng có màu xanh. Khi chín chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển sang màu đỏ thẫm, và dần chuyển sang màu đen khi phơi khô.
Mỗi quả cà phê thường chứa hai hạt, nhưng thỉnh thoảng chúng chỉ có một hạt. Thông thường quả sẽ mất từ sáu tới tám tháng để chín. Nếu trồng từ hạt, cà phê sẽ mất khoảng hai tới bốn năm để ra quả.
Hiện nay có hơn 75 loài cà phê được biết đến. Trong đó loài cà phê Arabica chiếm hơn 70% sản lượng cà phê trên thế giới. Tuy nhiên loài này lại không phổ biến ở Việt Nam vì những yêu cầu khắt khe về điều kiện trồng trọt.
Hai loài cà phê phổ biến ở Việt Nam là cà phê chè và cà phê vối (Robusta). Tuy hai loài này không được đánh giá cao trên thế giới nhưng chúng phù hợp với khí hậu Việt Nam. Đồng thời loài này cũng chứa hàm lượng caffein cao hơn loài cà phê Arabica.
Môi trường trồng cà phê
Trong tự nhiên, cà phê sinh trưởng và phát triển ở vùng nhiệt đới. Nơi có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, thoát nước tốt. Do đó môi trường tốt nhất để trồng cà phê là môi trường có điều kiện tương tự như trên.
Ánh sáng
Cây cà phê là loại cây ưa thích ánh sáng. Chúng phát triển tốt ở những nơi có nhiều ánh sáng. Ngoài ra chúng cũng có thể sống dưới tán của các cây khác và nhận ánh sáng gián tiếp.
Tuy nhiên ánh sáng trực tiếp quá lâu và quá nhiều cũng ảnh hưởng tới quá trình phát triển của chúng. Chúng có thể bị bạc lá nếu tiếp xúc với ánh sáng quá lâu. Nhưng thiếu ánh sáng cũng khiến chúng chậm phát triển.
Đất
Cà phê không yêu cầu cao về đất trồng. Nhưng loại đất giàu dinh dưỡng có khả năng thoát nước tốt là thích hợp để trồng cà phê. Ngoài ra cây cà phê thích đất chua, vì vậy nếu cây của bạn không phát triển mạnh, hãy bổ sung thêm các chất để tăng độ pH của đất.
Cây cà phê có thể phát triển trong đất có độ pH từ 4 đến 7. Nhưng khoảng pH lý tưởng là gần 6 đến 6,5. Ở vùng Tây Nguyên nước ta có loại đất bazan giàu dinh dưỡng và có nhiều đặc tính lý hóa cho cà phê phát triển.
Trước khi trồng cà phê, đất cần được cày bừa tơi xốp, loại bỏ bớt cỏ dại. Nếu vụ trước trồng cà phê mà cây bị thối rễ thì bạn nên luân canh các loại cây khác trước khi trồng lại cà phê tránh việc lây lan bệnh tật.
Nhiệt độ và độ ẩm
Nhiệt độ phát triển tốt nhất cho cà phê phát triển là từ 20 tới 30 oC. Nhiệt độ cao hơn có thể giúp cà phê phát triển nhanh hơn. Nhưng nhiệt độ cao hơn lại ảnh hưởng tới việc đậu quả. Quả phát triển và chín cần một nhiệt độ vừa phải.
Ngoài ra, bởi vì cà phê tự nhiên mọc ở khu vực nhiệt đới nơi có điều kiện ẩm ướt cao. Do đó khi trồng cà phê nên lưu ý duy trì một độ ẩm tối thiểu ít nhất trên 50%. Nơi có nhiều mưa và sương mù như vùng Tây Nguyên nước ta khá phù hợp cho trồng cà phê.
Nếu không khí quá khô, mép lá có thể bắt đầu chuyển sang màu nâu. Các nông trại cà phê hiện nay thường dùng hệ thống phun sương cho cây để tưới nước đồng thời nâng cao độ ẩm cho vườn cà phê.
Thời điểm trồng cà phê
Thời điểm thích hợp nhất để trồng cà phê là và mùa mưa. Cà phê ưa độ ẩm cao nên tránh trồng chúng vào mùa khô và nên kết thúc quá trình trồng trước khi bước vào mùa khô khoảng một tới hai tháng.
Cách trồng cà phê cho năng suất cao
Nhân giống
Cà phê có thể trồng từ hạt hoặc trồng từ cây con. Cây con hiện có bán sẵn tại các cửa hàng cây giống khá phổ biến. Bạn nên chọn các cây giống có đủ lá, xanh tươi và khỏe mạnh. Không nên chọn các cây còi cọc và có dấu hiệu sâu bệnh.
Hiện nay cũng rất phổ biến cách trồng cà phê từ hạt. Cây cà phê được lựa chọn để lấy hạt nhân giống là những cây khỏe mạnh. Điều quan trọng đối với gieo hạt là mức độ tươi của hạt. Bởi vì khả năng nảy mầm của chúng thường giảm xuống theo thời gian và có thể mất sau bốn tuần kể từ khi thu hoạch.
Xử lý hạt trước khi gieo
Đầu tiên cần làm nứt vỏ quả để hạt có thể tiếp xúc với môi trường nảy mầm. Ngoài ra cần loại bỏ cả một lớp vỏ mỏng màu bạc bao quanh hạt. Sau đó ngâm chúng vào nước ấm khoảng 30 oC và để qua đêm.
Tốt nhất là có thể duy trì nhiệt độ nước ngâm luôn như vậy. Do đó người ta thường ủ chậu ngâm hạt cà phê vào chiếc khăn vải hoặc giấy để duy trì nhiệt độ tốt nhất. Sau đó có thể đem hạt cà phê đi gieo.
Gieo hạt
Đặt hạt giống lên hỗn hợp đất giàu dinh dưỡng hoặc các bầu cây đã chuẩn bị sẵn. Sau đó phủ khoảng 1 cm phân trộn lên trên bề mặt hạt. Hạt mới trồng cần giữ ẩm trong suốt quá trình cho tới khi nảy mầm.
Nhiệt độ lý tưởng cho cây cà phê nảy mầm là từ 25- 35 oC. Đồng thời bạn nên để chúng ở nơi nửa râm, tránh ánh nắng giữa trưa. Thông thường quá trình nảy mầm của cây sẽ mất khá nhiều thời gian từ một tới hai tháng.
Tuy nhiên cà phê là cây tự thụ phấn do đó nên cây con khi trồng từ hạt có thể không thuần giống như cây mẹ. Do đó người ta thường tiến hành ghép khi cây con đủ lớn.
Trồng cà phê con
Sau khi có cây giống bạn có thể tiến hành trồng cây. Tạo các hố trồng cây sâu khoảng 30 tới 35 cm và rộng cỡ gần gấp đôi bầu cây. Sau đó đặt bầu cây vào và từ từ lấp đất tới ngang mặt bầu cây.
Cần chú ý để bầu cây không bị đổ. Nén đất vừa phải để chúng không bị đổ có gió. Nên tiến hành tạo bầu cho gốc cà phê mới trồng luôn. Các biện pháp bảo vệ cây khác như ủ rơm rạ, đánh bồn quanh gốc cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt.
Tưới nước
Cà phê là cây ưa ẩm do đó bạn cần tưới nước thường xuyên cho cây và không nên để cây bị khô hoàn toàn. Đặc biệt là trong giai đoạn phát triển của cây. Bạn nên tưới chúng vào mỗi buổi sáng sớm hoặc chiều tối muộn.
Tuy nhiên, trước mỗi lần tưới cây lớp đất bề mặt của cà phê nên được khô ráo. Trong mùa hè có thể bạn sẽ phải tưới cây nhiều hơn vào cả sáng và tối. Tránh tưới cây vào giữa trưa nắng gắt.
Bón phân
Cà phê là một loài ưa đất trồng nhiều dinh dưỡng đặc biệt là trong quá trình phát triển của cây. Do đó phân nên được bón hai tuần một lần từ tháng 3, tháng 4 đến tháng 9. Nên sử dụng phân bón hữu cơ đã ủ hoai mục hoặc dạng lỏng bón qua lá.
Các loại phân NPK cũng nên được cung cấp theo định kì hằng năm cho cây cà phê. Tuy nhiên loại này có thể dễ gây mặn cho cây. Do đó cần chú ý bón cho cà phê đúng liều lượng hoặc liều lượng bằng một nửa so với liều ghi trong hướng dẫn trên bao bì.
Cắt tỉa cây
Mặc dù việc cắt tỉa cây là không bắt buộc. Nhưng việc cắt tỉa thường xuyên là một biện pháp quan trọng để có thể giúp cây tránh già cỗi và cho năng suất cao hơn. Thời gian tỉa cây tốt nhất là đầu mùa xuân.
Bạn nên tiến hành cắt ngắn chồi. Những cành già cỗi nên được loại bỏ để dành chỗ cho những cành khỏe mạnh phát triển. Ngoài ra bạn nên tỉa để đảm bảo cây luôn nhận đủ ánh sáng từ nhiều phía để tránh sâu bệnh và tán cây cân đối hơn.
Thu hoạch
Trong điều kiện lý tưởng, cây cà phê sẽ ra hoa lần đầu tiên sau bốn năm. Quả phát triển thành chùm từ những chùm hoa mọc ở kẽ lá. Ngoài ra quả chín cũng sẽ mất vài tháng. Việc xác định đúng thời điểm thu hoạch cũng rất quan trọng, các quả màu xanh lá cây không thể ăn được.
Lưu ý các loại sâu bệnh khi trồng cà phê
Cây cà phê là loài tương đối khỏe mạnh nhưng chúng vẫn có thể gặp một số các loại bệnh
Rụng lá, khô lá khô quả
Bình thường cây cà phê cũng có thể rụng lá. Nhưng thông thường cây rụng lá, khô cành thường do nấm. Các loại thuốc có thể sử dụng để ngăn chặn tình trạng này là Tilt nồng độ 0,1% hoặc Deosal 0,2% hoặc Ridomil.
Sâu đục thân
Sâu đục thân là một loại sâu bệnh phổ biến gây hại ở các loại cây họ cà phê nói chung. Chúng có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Cắt tỉa cành quang đãng là một trong những biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa loài sâu hại này.
Ngoài ra bạn nên quan sát cà phê thường xuyên để kịp thời phát hiện khi gặp sâu đục thân. Đồng thời loại bỏ chúng tránh lây lan. Các loại thuốc trừ loài sâu hại này có bán trên thị trường như Padan, Regent.
Rệp
Các loại rệp như rệp sáp, rệp xanh,.. rất thường gặp ở cà phê. Bạn có thể dùng Bi58, Mocap hoặc Supracid theo nồng độ ghi trên nhãn bao bì để diệt trừ rệp. Đồng thời nên phun thuốc diệt kiến định kì cũng là một biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Trên đây là những chia sẻ của Nuôi Trồng về cách trồng cà phê. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn may mắn và thành công.
Theo: Biển Lặng
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Trồng Cây Cà Phê Mới
-
Cách Chăm Sóc Cà Phê Mới Trồng Chỉ Với 6 Bước đơn Giản
-
Kỹ Thuật Trồng Cà Phê Giống Tr4 Mới Nhất - YouTube
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Cà Phê Cho Năng Suất, Chất Lượng Cao
-
【HƯỚNG DẨN】 Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Cà Phê
-
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cà Phê, Chăm Sóc, Canh Tác Cây Cà Phê
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Cà Phê
-
Kỹ Thuật Trồng Cà Phê Tăng Năng Suất Thu Hoạch Bội Mùa - .vn
-
Cách Chăm Sóc Cà Phê Mới Trồng đạt Hiệu Quả Cao - Viện Eakmat
-
Trọn Bộ Cách Trồng Cà Phê Kiểu Mới Cho Năng Suất Cao
-
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Cà Phê Mới Trồng Người Nông Nên Tham ...
-
Quy Trình Kỹ Thuật Canh Tác Cây Cà Phê Chè
-
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CÀ PHÊ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAO
-
Vườn Cà Phê Có Năng Suất Vượt Trội Nhờ Cách Chăm Sóc... "ngược đời"
-
Tìm Hiểu Cách Trồng Cà Phê Tại Nhà - Phadin Coffee