Kỹ Thuật Trồng Các Loại Cà - Vườn Của Tui - An Nhiên Shop

Kỹ Thuật ươm trồng cà các loại (Cà Tím, cà pháo, cà dĩa....) QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÀ:

“CÀ TÍM, CÀ MỠ, CÀ TRỨNG, CÀ PHÁO, CÀ DĨA, CÀ NGỌT, CÀ NÂU, CÀ BÁT, CÀ PHỔI”

(Tài liệu tham khảo)

Cà tím là một loại cây trồng phổ biến ở Việt Nam, cà tím được dùng chế biến: Nướng, xào, nấu… là món ăn được ưa chuộng. Cây cà tím thuộc về họ cà (Solanacea), cùng họ với cà chua, ớt, …

Cà tím có rất nhiều giống, trái có nhiều dạng và màu sắc khác nhau, như dạng trái tròn dẹp (cà dĩa), tròn ngắn, tròn dài. Màu sắc: xanh, xanh sọc trắng, tím, …Trọng lượng mỗi trái tùy giống, đạt từ 15g – 400g. Hầu hết các giống F1 đều được ưa chuộng vì giống kháng sâu bệnh tốt, cho năng suất cao và ổn định, độ đồng đều trái cao.

  1. I. THỜI VỤ

Thường thích hợp trồng vào vụ Đông Xuân, Xuân Hè và Hè Thu trong năm (Miền Nam, Miền Tây). Tuy nhiên nếu trồng vụ Thu Đông nên chọn vùng đất cao, thoát nước tốt (vì mưa nhiều, cây dễ bị ngập úng)

  1. II. ĐẤT

Đất trồng cà tím phải được cày bừa tơi xốp. Vùng đất thấp nên lên líp cao như ở song tiền Giang, Long An, An Giang, … Cà tím có thể trồng vùng phù sa ven sông, đất không bị phèn, mặn, độ pH thích hợp khoảng 6 (Nếu pH thấp hơn, nên bón thêm vôi để tăng độ pH lên)

  1. III. GIEO HẠT
    1. 1. Hạt giống:

Yêu cầu hạt giống gieo cần khoảng 7 – 12g (tùy giống độ hạt lớn, nhỏ) để trồng cho 1.000m2. Hạt giống cần phải ngâm ủ, khi hạt bắt đầu nảy mầm phải gieo vô bầu. Hạt giống cà từ ngâm ủ đến bắt đầu nảy mầm khoảng 50 – 70 giờ. Nhiệt độ ủ thích hợp nhất là từ 25 – 30oC.

  1. 2. Gieo hạt:

Thành phần dất phân cho vô bầu thông thường theo tỷ lệ 2 đất + 1 phân chuồng + 20% tro trấu.

Vùng đất cát pha thịt sử dụng tỷ lệ tro trấu ít hơn. Hỗn hợp này phải được sang rây kỹ để loại bỏ rác hoặc đất to để hạt dể nảy mầm.

Thời gian này cây con trong bầu khoảng 15 – 20 ngày sau khi gieo thì đem trồng.

  1. 3. Khoảng cách – Mật độ:

Tùy giống và thời vụ, nếu giống cây thấp và tán hẹp thì bố trí trồng dày hơn. Khoảng cách trung bình:

- Mùa mưa: Hàng cách hàng 1 – 1,2m, cây cách cây trên hàng 0,7m. Mật độ 1.200 – 1.400 cây/m2

- Mùa khô (Mùa nắng): Hàng đôi cách hàng đôi 1,2m, hàng cách hàng của hàng đôi 0,6m và cây cách cây 0,7m (trồng hình nanh sấu). Mật độ 1.600cây/1.000m2.

  1. 4. Trồng:

Trước khi đem cây con ra trồng ngoài đồng cần phải phun 1 lượng thuốc phòng trừ sâu bệnh, phun vào buổi chiều mát. Đặt cây con xuống đất sao cho mặt bầu đất bằng với mặt líp. Nếu đặt sâu quá cây sẽ kém phát triển, cạn quá cây dễ bị đỗ ngã vì bộ rễ không được ăn sâu chắc chắn vào giai đoạn đầu.

Sau khi trồng 2-3 ngày cần phải trồng dặm lại những cây bị chết do lúc trồng cây, bầu đất bị bể làm đứt rễ hoặc do một lý do nào khác. Cần rà soát, dậm lại 2-3 lượt để bảo đảm mật độ cây trồng ngoài đồng.

IV. CHĂM SÓC

Tùy theo dạng đất, thời vụ, cách tưới (tưới thấm, tưới phun, tưới bằng thùng búp sen) mà số lần tưới trong tuần có khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng là cung cấp đủ nước cho cây trồng. trong quá trình chăm sóc cần quan sát độ ẩm đất, thiếu hoặc dư thừa nước sẽ làm cho cây kém phát triển, khó đậu trái, dễ làm rụng hoa.

v BÓN PHÂN:

Loại và lượng phân bón tùy thuộc vào độ phì nhiêu của đất, thời vụ. Trồng trên đất xám miền Đông Nam Bộ (đất nhiều cát, độ màu mỡ ít như Củ Chi, Tây Ninh) lượng phân bón nhiều hơn trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (Đất phù sa ven song, độ màu mỡ cao). Sau đây là lượng phân trung bình cho vùng đất xám miền Đông Nam Bộ cho 1.000m2 như sau: 50 – 100kg vôi nông nghiệp, 3m3 phân chuồng hoai, 600dm3 mụn dừa, 11(hoặc bón phân đơn tương đương bao gồm: 23,3kg Urê; 38,26kg DAP; 24,6kg KCl) được phân chia theo lịch như sau:

Stt

Diễn giải

Vôi

(kg)

Phân chuồng

(m3)

Mụn dừa

(dm3)

NPK

20-20-15

(kg)

Ghi chú

1

Tới trước khi bón lót 10 ngày

50

0

0

0

2

Bón lót

0

1

200

0

3

Bón thúc lần 1

(10 ngày sau trồng)

0

1

200

10

Rải phân chung quanh gốc, cách gốc 10cm

4

Bón thúc lần 2

(10-12 ngày sau bón thúc lần 1)

0

1

200

20

Rải phân mép ngoài của hàng đôi và giữa cây trên hàng cách gốc 25-30cm.

* Ghi chú:

- Các lần bón thúc kế tiếp cứ cách nhau 15-20 ngày bón 1 lần, loại, lượng phân bón như bón thúc lần 2 (trừ phân chuồng).

- Bón thúc lần 3: Rải phan giữa hai hàng đôi, lấp phân.

- Bón thúc lần 4,5: Lập lại thứ tự như lần 2,3 (hoặc có thể ngâm phân pha loãng với nước tưới gốc).

- Kết hợp bón phân, làm cỏ, vun gốc, lấp phân.

- Giữa 2 lần bón thúc, nếu cây thiếu phân, cần bổ sung thêm phân bón bằng cách dùng Urê, DAP hoặc NPK 20-20-15, pha loãng với nước, tưới gần gốc khi cây bắt đầu ra hoavà giữa các đợt thu hoạch.

- Nếu chăm soc, phòng trừ bệnh tốt, bón phân đầy đủ, thời gian thu hoạch kéo dài trên 60 ngày.

v PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

  1. Phòng trừ sâu:

Stt

Loại sâu

Giai đoạn phá hại

Cách phá hại

Phòng trừ

1

Dế, sâu đất

Lúc mới gieo (cây còn nhỏ)

Ăn đọt lá non cây non, làm cây chết

Xử lý đất, rải đều Furadan hạt hoặc Basudin trên mặt bầu (1 bầu rải khoảng 20-30 hạt) sau khi gieo hạt.

Có thể phun thuốc phòng trị như Nockthrin, Decis...

2

Sâu xanh, sâu đục bông, đục trái

Ở mọi giai đoạn sinh trưởng của cây

Cắn phá đọt lá non, bông và đục vào trái, tạo những đường ngoằn ngèo trong trái, làm trái không còn giá trị thương phẩm.

Phun thuốc Foton 5.0 ME, Nockthrin.

3

Sâu vẽ bùa

Ở mọi giai đoạn sinh trưởng của cây.

Thành trùng đẻ trứng trong tế bào lá rồi nở thành ấu trùng đục lòn thành đường hầm dưới biểu bì mặt lá, tạo điều kiện nấm bệnh xâm nhập vào cây trồng.

Phun thuốc Pesta 5SL, Foton 5.0ME, Nockthrin, Gegent xanh.

4

Rầy mềm (rệp bông, rệp đen, ...)

Ở mọi giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây

Rầy tập trung ở lá, đọt non chích hút nhựa làm cây khó phát triển.

Phun thuốc Pesta 5SL, Foton 5.0ME, Nockthrin

5

Nhện đỏ

Lúc cây đã lớn đến giai đoạn đang thu hoạch

Nhện đỏ tập trung ở mặt dưới lá, chích hút nhựa làm cây bị mất sức, năng suất cây trồng giảm.

Phun thuốc Pesta 5SL, Foton 5.0ME

* Phun thuốc trừ sâu cần phải thay đổi thuốc thường xuyên để tránh sâu kháng thuốc.

  1. Pòng trừ bệnh:

Stt

Bệnh

Giai đoạn cây bị thiệt hại

Cách phá hại

Thuốc phòng trừ

1

Bệnh lở cổ rễ cây con.

Từ 4-5 ngày sau khi gieo

Nấm bệnh tấn công phần tiếp gian1 giữa rễ và thân làm cây chết nhanh.

No Mildew 25WP; Marthian 90SP

2

Bệnh cháy lá, đốm lá, mốc sương.

Giai đoạn cây lớn

Nấm bệnh xâm nhập vào biểu bì lá tạo thành hình bất định và lan rộng.

Thane-M 80WP; Bavisan 50WP + No Mildew 25WP; Dipcy 750WP

3

Héo rũ

Ở giai đoạn cây bắt dầu trổ hoa và kết trái

Do Bacteria hoặc nấm bệnh tấn công ở bộ rễ

Đất trồng thoát nước tốt.

Trồng luân canh cây khác họ cà.

Phun phòng bệnh: Marthian 90SP, No Mildew 25WP,...

Xử lý đất trước trồng: Cày, phơi đất, xử lý vôi.

4

Bệnh đốm vằn trên cà

Cây gần trổ ha đến đang thu hoạch trái

Nấm bệnh tấn công vào thân lá

Bavisan 50WP

Marthian 90SP

  1. V. THU HOẠCH

Khoảng 60-70 ngày sau trồng là có thể bắt đầu thu hoạch, nên chọn thời điểm thích hợp để hái trái. Nếu hái trễ, trái bị già không ngon, bán mất giá.

Sau khi thu hoạch, cần bảo quản tạm thời nơi thoáng mát.

Nếu chăm sóc tốt khả năng thu hoạch kéo dài từ 50-60 ngày hoặc có thể hơn, năng suất đạt trên 5 tấn trái/1.000m2.

Các bài viết khác
  • Thông báo "Hoạt động" sau thời gian giãn cách (28.10.2021)
  • Thông báo Tạm ngừng hoạt động (05.09.2021)
  • Nông nghiệp phố là gì? (02.10.2020)
  • Trồng cây gia vị không cần hạt giống (02.10.2020)
  • Mùa mưa trồng rau gì? (30.09.2020)

Từ khóa » Cách Trồng Cà Bát Trắng