Kỹ Thuật Trồng Cây Bòn Bon đạt Năng Suất Cao

Cây Bòn bon là cây ăn quả đặc sản của Miền Nam. Là cây đặc trưng vùng mang lại giá trị kinh tế lớn cho các hộ dân. Tuy nhiên có nhiều nhà vườn chưa thực sự có đầy đủ về thông tin cây Bòn bon, xuất phát từ điều trên cẩm nang cây trồng thực hiện bài viết về cây Bòn bon như sau:

* Cây Bòn bon - Kỹ thuật trồng cây Bòn bon tạo năng suất cao

Quy trình trồng chăm sóc cây Bòn bon năng suất hiệu quả cao.

1. Những thông tin cần biết về cây Bòn bon

- Cây Bòn bon có tên khoa học là Lansium domesticum, thuộc họ Xoan. Cây Bòn bon là phương ngữ Miền Nam, tên dâu da đất là phương ngữ Miền Bắc, tên lòn bon là phương ngữ Quảng Nam.

- Là cây ăn quả nhiệt đới. Cây có nguồn gốc từ Bán đảo Mã Lai. Nhưng hiện nay được trồng phổ biến ở khắp vùng Đông Nam Á và Nam Á. Ở Việt Nam, cây Bòn bon được trồng chủ yếu khu vực Miền Nam.

- Đặc điểm thực vật học của cây Bòn bon: Là cây thân gỗ vừa, có chiều cao có thể đạt được từ 15 - 20 m. Thân cây thẳng đứng, vỏ cây có màu vàng nâu hoặc màu nâu đỏ. Lá cây Bòn bon là lá kép từ 5 - 7 lá, hình thon dài từ 8 - 13 cm, lá thẳng đứng, không có lông. Hoa lưỡng tính màu vàng nhạt, mọc thành chùm hoặc mọc theo dây. Quả hình tròn, đường kính khoảng 3 - 5 cm, vỏ dẻo, cơm màu trắng đục hoặc trong suốt, chia thành 5 – 6 múi, mỗi múi có 1 hột. Vị quả Bòn bon hơi chua, khi quả chín có vị ngọn. Hột Bòn bon có vị đáng, khó tách cơm.

Cây Bòn bon đặc sản Miền Tây.

- Sinh trưởng và phát triển của cây Bòn bon: Là cây dễ tính không kén đất nhưng cây sinh trưởng phát triển tốt trên đất có tầng canh tác dầy trên 50 cm, đất giàu dinh dưỡng, đất tơi xốp, thoát nước tốt, là cây không chịu úng. Nhiệt độ thích hợp cho cây Bòn bon phát triển tốt nhất là trên dưới 27oC, độ chênh lệch ngày đên thấp. Cây ưa mát, không thích hợp với ánh sáng trực tiếp. Cây Bòn bon ra hoa từ tháng 1, kết trái vào tháng 3 và chín từ tháng 7 - 10 dương lịch hàng năm.

- Giá trị sử dụng từ cây Bòn bon: Quả Bòn bon là loại hoa quả có hàm lượng đường, chất xơ và nhiều vitamin, khoáng chất. Vì vậy quả Bòn bon có công dụng tốt trong việc giúp tăng cường sức khỏe, tăng hệ miễn dịch của cơ thể, … Ngoài ra các bộ phận khác ngoài quả của cây Bòn bon còn được sử dụng làm thuốc. Vỏ cây có thể sử dụng làm thuốc giảm sốt, tiêu chảy, sốt rét, … Vỏ cây Bòn bon phơi khô có tác dụng đuổi muỗi. Một vài năm trở lại đây cây Bòn bon còn được sử dụng làm cây bóng mát đô thị.

Rải vụ cây Bòn bon năng suất hiệu quả kinh tế kép.

2. Kỹ thuật trồng cây Bòn bon cho năng suất cao

2.1 Nhân giống cây Bòn bon

- Giống là khâu quan trọng quyết định đến sự phát triển, là tiền đề cho năng suất, chất lượng của nông sản sau này, nên cần lựa chọn đúng giống, chất lượng giống đảm bảo đúng theo mục đích trồng.

- Hiện nay việc nhân giống cây Bòn bon chủ yếu là ghép, chiết. Với phương pháp này thì cây Bòn bon cho thu hoạch sau trồng 2 - 3 năm. Còn phương pháp giâm hạt thì cây cho quả sau thời gian trồng từ 10 - 15 năm.

- Tiêu chuẩn cây giống Bòn bon cần đạt được như: Tuổi cây giống từ 7 - 8 tháng, thân thẳng, có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, cành sum suê, mập mạp, không sâu bệnh, không cụt ngọn, chiều cao từ mắt ghép đến ngọn đạt từ 15 - 20 cm.

Xem thêm: Paclobutrazole 20% Kích thích ra hoa tạo trái nghịch vụ, ra hoa đồng loạt.

2.2 Chọn vùng và xử lý đất trước khi trồng

- Vùng trồng cây Bòn bon tốt nhất có nhiệt độ trên dưới 27oC, nhiệt độ chênh lịch ngày đêm không lớn. Cây Bòn bon không yêu cầu cao về chất đất. Tuy nhiên cần đảm bảo đất thoát nước tốt. Nếu trồng theo liếp thì mực nước trong liếp thấp hơn mặt liếp tối thiểu 30 cm.

- Hiện nay cây Bòn bon được trồng phổ biến ở cả ba miền. Tuy nhiên do Miền Nam có khí hậu tương ứng với cây Bòn bon phát triển nên chất lượng quả tốt hơn các vùng khác.

- Một số lưu ý khi chọn vùng trồng cây Bòn bon: Cần đảm bảo đất thoát nước tốt, cây không ưa sáng nên giai đoạn đầu cần trồng xem cây che bóng cho cây Bòn bon có thể sinh trưởng phát triển tốt.

Nông dân Miền Tây làm giàu từ trồng cây Bòn bon.

2.3 Thời vụ, mật độ, chuẩn bị đất trồng

- Thời vụ trồng tốt nhất vào mùa xuân đối với Miền Bắc, Miền Trung. Khu vực Miền Nam trồng vào đầu mùa mưa là tốt nhất.

- Mật độ trồng chuyên canh thì khoảng cách cây cách cây, hàng cách hàng từ 6 - 8 m; Nếu trồng xem với cây sầu riêng, chôm chôm thì trồng với khoảng cách 10 m.

- Đất trồng đất dọn sạch cỏ dại, các mầm bệnh sót trên ruộng. Đào hố với kích thức 60 cm x 60 cm x 75 cm. Sau khi đào hố tiến hành bón lót: 5 - 7 kg phân hữu cơ + 0,5 – 0,7 kg NPK trên 1 hố trồng. Tiến hành lấp một lớp đất từ 10 – 15 cm, lấp kín phân bón rồi tưới nước giúp phân bón nhanh hấp thu vào đất, làm giảm thời gian phân hủy phân hữu cơ. Việc chuẩn bị hố trồng và bón phân được tiến hành tối thiểu 25 ngày trước khi trồng cây.

Nông dân Bình Phước bội thu trái Bòn bon.

2.4 Kỹ thuật trồng cây Bòn bon đúng kỹ thuật

- Khi trồng cây giống Bòn bon cần lưu ý trồng cây che bóng trước ít nhất 30 ngày. Cây che bóng có thể trồng như chuối, có thể trồng xen cây Bòn bon với các cây như sầu riêng, chôm chôm, …

- Trồng cây Bòn bon vào hốc đã định sẵn thì nên trồng vào ngày nắng ráo, trời mát, trồng buổi chiều lá tốt nhất. Tháo bỏ bầu nilong khi trồng, đặt cây thẳng đứng vào hốc. Lưu ý đặt bầu cây sao cho mặt bầu cao hơn mặt đất từ 5 - 7 cm, tiến hành lấp đất xung quanh vào hốc. Tiếp là phủ trên mặt đất gốc cây một lớp rơm rạ chống sói mòn khi gặp mưa lớn, giữ ẩm cho đất. Cắm cọc để trụ cây chống cây đổ ngã khi có gió to. Tiến hành tưới đẫm nước sau khi trồng xong để hỗ trợ cây nhanh bén dễ hồi xanh.

- Sau trồng một tháng có thể tiến hành tháo băng nối vết ghép.

Trồng cây Bòn bon vừa dễ làm hiệu quả kinh tế cao.

2.5 Giải pháp chăm sóc cây Bòn bon đạt năng suất cao

2.5.1 Quy trình bón phân cho cây Bòn bon năng suất vượt trội

- Cây Bòn bon là cây sống lâu năm, tốc độ phát triển của cây nhìn chung là chậm. Vì vậy nếu quy trình bón phân cân đối hợp lý sẽ giúp cây ra hoa kết quả sớm hơn từ 1 - 2 năm.

- Bón phân cho cây Bòn bon chia làm 2 thời kỳ: Thời kỳ chưa cho thu hoạch và thời kỳ cho thu hoạch.

- Bón phân thời kỳ chưa cho thu hoạch thông thường từ 2 - 3 năm đối với cây giống ghép. Lượng bón tính cho một lần bón đối với một gốc: 0,5 – 0,7 kg phân NPK với tỷ lệ 1:2:1 + 3 - 5 kg phân hữu cơ. Đối với khu vực Miền Bắc phân bón bón vô cơ chia đều 3 lần, bón vào đầu tháng 2 - 3, tháng 7 - 8, tháng 11 - 12 dương lịch hàng năm, phân hữu cơ bón 1 lần vào mua xuân; Vùng phía Nam chia đều phân vô cơ làm 2 lần vào tháng 6 – 7, tháng 10 – 11, phân hữu cơ bón vào tháng 10 – 11 dương lịch hàng năm.

- Thời kỳ cây đã cho thu hoạch: Lượng phân bón tính cho 1 năm/ gốc: 4 – 4,5 kg NPK + phân hữu cơ từ 5 - 7 kg. Thời điểm bón tương tự bón cho cây thời kỳ chưa cho thu hoạch.

Bật bí cách trồng và chăm sóc cây Bòn bon năng suất vượt trội.

2.5.2 Chế độ nước cho cây Bòn bon

- Cây Bòn bon là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng. Nếu thời tiết khô hanh cần tiến hành tưới nước đều đặn đảm bảo duy trì độ ẩm đất đạt từ 65 – 70%.

- Tùy vào điều kiện thực tế vùng trồng để điều chỉnh chế độ tưới nước cho cây. Thông thường đối với vùng trồng trời nắng ráo, khô tưới 1 – 2 lần/ ngày, tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu vùng trồng có mưa lớn, cần tiến hành thoát nước nhanh chóng tránh cây bị ngập sẽ gây chết cây.

- Miềm Bắc, Miền Trung tưới 1 – 2 lần/ ngày tùy vào điều kiện thời tiết vùng trồng; Miền Nam đối với mùa khô tưới 2 lần/ ngày, mùa mưa không cần tưới và nên lưu ý thoát nước tốt tránh gây ngập úng cho cây.

Công dụng tuyệt vời từ trái Bòn bon Miền Tây.

2.5.3 Chế độ cắt tỉa và quản lý cỏ dại trong vườn cây Bòn bon

- Đối với cây Bòn bon không yêu cầu cắt tỉa nhiều. Giai đoạn cây chưa cho quả không cần tạo nhiều tán, tiến hành cắt ngọn 2 – 3 lần trong năm thứ nhất nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi thân chính. Giai đoạn cây cho thu hoạch để tán theo tự nhiên. Chỉ tiến hành cắt tỉa nếu cành bị bệnh, cành khô, cành nhỏ bị che khuất, cành vô hiệu.

- Cỏ dại cần thường xuyên dọn sạch để giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây chính. Một năm tiến hành 2 lần kết hợp với chế độ bón phân chăm sóc cây. Làm cỏ quanh gốc có đường kính từ 1 - 2 m, tùy vào kích thước tán cây. Dọn sạch cỏ tiến hành ủ gốc cây bằng rơm khô, cỏ khô để giữa độ ẩm cho đất. Lưu ý không dùng thuốc trừ cỏ để phun vì cây Bòn bon rất mẫm cảm với thuốc diệt cỏ.

Xem thêm: Siêu lân 86% Siêu ra hoa, ủ mầm hoa, kích thích tạo mầm hoa cực nhanh.

2.5.4 Quản lý sâu bệnh hại cây Bòn bon

- Cây Bòn bon là cây ăn quả ít sâu bệnh hại. Tuy nhiên thường gặp một số đối tượng sâu bệnh như: Bệnh thối quả, đốm rong, địa y, bệnh thán thư, … và một số đối tượng sâu hại như rệp sáp, nhện đỏ, sâu đục vỏ, … Cần tiến hành thăm ruộng thường xuyên nhằm phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh hại để đưa ra biệp pháp xử lý tốt nhất.

- Khuyến khích áp dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM để tạo nên hệ sinh thái đồng ruộng lành mạnh, giảm mức gây hại của sâu bệnh hại dưới ngưỡng kinh tế. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hóa hoc trong vường trồng cây Bòn bon. Nhằm tạo nên nông sản sạch tốt cho người tiêu dùng và nâng cáo giá trị kinh tế cho nông sản.

Rộn ràng vụ thu hoạch trái Bòn bon của nông dần Miền Tây.

2.6 Thu hoạch và bảo quản quả Bòn bon

- Sau trồng từ 2 - 3 năm cây sẽ bắt đầu cho thu hoạch. Mùa quả Bòn bon chín vào tháng 7 - 10 dương lịch hàng năm.

- Khi thu hoạch quả Bòn bon cần chọn thời điểm nắng ráo, chỉ thu hoạch quả đã chín. Thu hoạch nên dùng dụng cụ kéo chuyên dụng chỉ cắt chùm chín.

- Quả Bòn bon rất dễ dập nát nên khi thu hoạch cần lưu ý. Cắt xong cần tiết hành đóng gói tránh dập nát rồi mới đưa vận chuyển đến nơi thu hoạch.

- Quả Bòn bon thu hoạch thường được sử dụng tươi. Tuy nhiên thời điểm đại vụ có thể đưa chế biến rồi đóng gói mới vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Nguồn: Admin tổng hợp - NO Xem thêm chủ đề: Cây bòn bon, trồng và chăm sóc cây bòn bon cho năng suất cao, trồng cây bòn bon như thế nào, trồng cây bòn bon bao lâu có quả. FLC Sầm Sơn

Từ khóa » Bòn Bon Tên Khoa Học